nghèo kiệt được phép cải tạo
Để định lượng về rừng nghèo kiệt, đề tài đã dựa theo quan điểm về các trạng thái rừng đã trình bày ở hình 4.1 và tái thể hiện ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Tiêu chí các trạng thái rừng theo năng suất
Năng suất 100% 75% 50% 25% Trạng thái rừng A B C D E Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá Nguyên sinh 100% Giàu >60% Trung bình 40-60% Nghèo 25-40% Kiệt <25% TB 300-350 >200 140-200 <140 <75
Dựa trên ước lượng năng suất tiềm năng của lập địa ở mỗi vùng sinh thái và kiểu thảm rừng và mức độ suy thoái về trữ lượng để xác định rừng giàu (>60% ), rừng trung bình (40-60%), rừng nghèo (25-40%) và rừng nghèo kiệt (<25%) trữ lượng tiềm năng. Số liệu trong bảng 4.8 mang tính chất lý thuyết, nếu so sánh với các số liệu điều tra ở các tỉnh và vùng sinh thái đã trình bày ở trên đây thì các con số ở ngưỡng rừng nghèo trong bảng cao hơn giá trị bình quân của rừng nghèo trong thực tế. Điều này cho thấy rằng chất lượng rừng tự nhiên bị suy thoài ở mức độ rất trầm trọng, đại đa số rừng nghèo thuộc vào ngưỡng nghèo kiệt về mặt lý thuyết (tức là có trữ lượng dưới 25% so với tiềm năng lập địa).
Trên cơ sở các quan điểm đã trình bày trên đây, chúng tôi đề xuất 3 nhóm tiêu chí để lựa chọn đối tượng RSX là rừng nghèo kiệt được phép cải tạo như sau:
Bảng 4.9. Phân nhóm các tiêu chí xác định đối tƣợng rừng đƣợc phép cải tạo vùng Tây Bắc
KH Tiêu chí Định tính Định lƣợng
I Nhóm tiêu chí về đặc điểm lâm học
1.1 Đa dạng về loài s/ha
1.2 Mật độ cây gỗ tầng cao (D1,3≥6cm) N/ha
1.3 Trữ lượng gỗ m3/ha
1.4 Tỷ lệ gỗ kinh tế (%) %
1.5 Độ tàn che tầng cây gỗ 1/10
1.6 Khả năng phục hồi tự nhiên (TS) Kém Bảng 4.8
1.7 Phân bố cây trên diện tích Không đều
KH Tiêu chí Định tính Định lƣợng
II Nhóm tiêu chí về điều kiện lập địa
2.1 Độ cao so với mặt biển < 800 m
2.2 Độ dốc < 25o
2.3 Điều kiện đất đai tốt
2.4 Độ dày tầng đất > 30 cm
2.5 Khoảng cách đến bờ sông, suối > 50 m
2.6 Điều kiện khí hậu Thích hợp
III Nhóm tiêu chí về điều kiện kinh tế-xã hội
3.1 Nguồn lao động đủ
3.2 Năng lực huy động vốn Có khả năng
3.3 Cơ sở hạ tầng (giao thông, chế biến, thị trường, ...)
thuận lợi
3.4 Khả năng tổ chức sản xuất và tiếp nhận tiến bộ khoa học công nghệ mới
Có khả năng
Trong bảng 4.9 cho thấy:
- Nhóm các chỉ tiêu lâm học có 8 chỉ tiêu cụ thể hầu hết là các chỉ tiêu có thể định lượng được bằng phương pháp điều tra lâm học trên ô tiêu chuẩn. Các chỉ tiêu này phản ánh hiện trạng rừng trên các khía cạnh năng suất, chất lượng và khả năng phục hồi tự nhiên. Riêng chỉ tiêu 1.7 phân bố cây trên mặt đất rất khó định lượng nên chỉ xác định bằng định tính qua quan sát thực tiễn, nếu mật độ cây phân bố theo cụm và có nhiều khoảng trống lớn thì được xác định là phân bố không đều và có thể cải tạo. Trong đó đề tài đặc biệt nhấn mạnh một số chỉ tiêu quan trọng để xác định điều kiện rừng được phép cải tạo là: Mật độ cây gỗ tầng cao, Trữ lượng và mật độ cây tái sinh.
- Nhóm các chỉ tiêu lập địa có 6 chỉ tiêu cụ thể, trong đó có 4 chỉ tiêu là độ cao so với mặt biển, độ dày tầng đất, khoảng cách đến bờ sông, suối, độ
dốc có thể định lượng được trên bản độ địa hình và bản đồ đất đai, bản đồ khí hậu. Hai chỉ điều kiện đất đai và điều kiện khí hậu được xác định một cách định tính theo kinh nghiệm của các chuyên gia và các kiến thức được tích luỹ từ các công trình nghiên cứu đã có.
- Nhóm chỉ tiêu về điều kiện kinh tế-xã hội bao gồm 4 chỉ tiêu, tất cả được xác định một cách định tính thông qua việc điều tra tình hình kinh tế-xã hội cụ thể của từng vùng và phân tích đánh giá theo các mức: có khả năng, thuận lợi hay ngược lại.
Các đối tượng rừng khác nhau sẽ có các tiêu chí khác nhau để xác định khả năng cải tạo rừng.
Đối với nhóm chỉ tiêu II (các chỉ tiêu về điều kiện lập địa) thì yêu cầu về một số chỉ tiêu có thể xác định cho vùng Tây Bắc cụ thể như sau:
- Độ cao so với mặt biển: dưới 700 m.
- Độ dốc: điều kiện rừng cải tạo phải có độ dốc dưới 25º.
Các chỉ tiêu lâm học để xác định rừng ng hèo kiệt được phép cải tạo đối với các trạng thái rừng cho vùng Tây Bắc được xác định ở bảng 4.10 sau:
Bảng 4.10. Các chỉ tiêu lâm học đối với các loại rừng nghèo đƣợc phép cải tạo
Chỉ tiêu lâm học RGN RGPH RHG Ghi chú
1.1. Số loài (s/ha) 19 16 9
1.2. Mật độ (N/ha) 250 350 200
1.3. M (m3/ha) 50 25 20
1.4. Mkt (%) 35 35 35
1.5. ĐTC 0,35 0,40 0,45
1.6. Phân bố Kh. đều Kh. Đều Kh. Đều
1.7. Khả năng PH kém Kém Kém
1.8. ∆y (%) 75 75 75
4.4. Đề xuất phƣơng pháp xác định lập địa rừng nghèo kiệt để trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh vùng Tây Bắc
Theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu Trần Văn Con và cs (2008)[6] thì hiện tại rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc được qui hoạch là RSX có khoảng 3,5 triệu ha, trong đó khoảng 2,35 triệu ha là rừng nghèo, rừng non phục hồi, rừng hỗn giao và rừng tre nứa (chiếm trên 67%). Một phần rất lớn diện tích này đang có năng suất và chất lượng rừng rất thấp. Theo kết quả chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2001-2005 thì năng suất bình quân của rừng theo các kiểu rừng và trạng thái được thể hiện ở bảng 4.11a và b sau đây.
Bảng 4.11. Trữ lƣợng bình quân của rừng Việt Nam
a) Theo các kiểu rừng và vùng sinh thái
Kiểu rừng Trữ lƣợng bình quân các kiểu rừng (m
3 /ha) TQ TN ĐNB DHMT BTB TB Bình quân rừng gỗ 64 97 72 112 77 29 Rừng tự nhiên 74 101 87 128 92 30 Rừng gỗ LRTX và NRL 82 125 96 132 104 28 Rừng lá rộng RL (Khộp) 83 85 64 Rừng hỗn giao gỗ+ TN 69 88 108 80 61 47 Các kiểu khác * 70 141 72 28 80 48 Rừng trồng 23 20 14 54 19 17
Ghi chú: * bao gồm: Rừng lá kim, rừng hỗn giao lá rộng+lá kim, rừng ngập mặn và rừng núi đá vôi. Trữ lượng rừng bình quân tính bằng cách lấy tổng trữ lượng các loại rừng chia cho tổng diện tích các loại rừng.
b) Theo các trạng thái rừng và vùng sinh thái
Trạng thái rừng Trữ lƣợng bình quân các trạng thái rừng (m
3 /ha) TQ TN ĐNB DHMT BTB TB Rừng phục hồi II a 23 27 38 53 32 Rừng phục hồi II b 105 75 80 75 78 Rừng nghèo IIIA1 84,5 109,8 117,5 98 85,5 54,2 Rừng trung bình IIIA2 160,4 187 188,2 181,2 164,8 149,6 Rừng giàu IIIA3 280,8 236,7 377 279,4 252,9 278,6
Nguồn: Tổng hợp và tính toán lại từ số liệu trong “Báo cáo tổng hợp kết quả chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên toàn quốc thờii kỳ 2001-2007”. (Viện Điều tra Qui hoạch rừng, 2006)[19].
Số liệu ở bảng 4.11được tính từ diện tích và tổng trữ lượng các loại rừng ở các vùng sinh thái vào thời điểm năm 2005 trong báo cáo nói trên. Số liệu đối với rừng phục hồi IIa và IIb ở bảng 4.11b được tính thông qua các số liệu về G và H trong báo cáo bằng công thức M=GHF (trong đó F được tạm thừa nhận là 0,48).
Theo kết quả tổng hợp từ các điều tra của đề tài thì năng suất bình quân của các đối tượng rừng điều tra ở vùng Tây bắc là: RGN: 50,7 m3
/ha; RGPH: 28,7 m3/ha và RHG: 26,2 m3/ha.
Các số liệu này tuy chưa thống nhất với nhau ở các trạng thái rừng điều tra từ các nguồn khác nhau, nhưng cũng nằm trong phạm vi biến động và chứng tỏ trạng thái đang rất thiếu ổn định của rừng vì đã bị suy thoái rất nghiêm trọng so với trạng thái rừng nguyên sinh (tức là năng suất tiềm năng của lập địa).
Việc cải tạo rừng tự nhiên thành rừng sản xuất thâm canh là một chủ trương lớn và cần phải được tiến hành một cách khoa học theo các trình tự,
thủ tục nhất quán từ cấp quốc gia, vùng sinh thái, địa phương và các chủ rừng. Ở cấp quốc gia và chính quyền địa phương cần thiết phải tiến hành các giải pháp quan trọng như: (i) Qui hoạch lại lâm phận quốc gia trên cơ sở rà soát lại quỹ đất lâm nghiệp, đánh giá lại tài nguyên rừng, phân hạng các loại đất, đặc biệt là qui hoạch các vùng kinh tế lâm nghiệp trọng điểm để cung cấp gỗ và lâm sản cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới; (ii) Hoàn thiện hệ thống chính sách nhất quán để tạo hành lang pháp lý cho việc cải tạo rừng; xây dựng và công bố qui trình (hoặc hướng dẫn kỹ thuật) cải tạo rừng, trong đó kể cả việc công bố tiêu chí để xác định đối tượng rừng tự nhiên được phép cải tạo. Ở cấp doanh nghiệp cần phải xây dựng được phương án cải tạo rừng trong đó thuyết minh được tính cấp thiết, các cơ sở pháp lý, điều kiện tự nhiên (nguồn tài nguyên thiên nhiên) và điều kiện về năng lực kỹ thuật, kinh tế xã hội. Sau đây là một số đề xuất cho các giải pháp và phương pháp cụ thể:
(1) Giải pháp qui hoạch lại lâm phận quốc gia
Theo điều 4 Luật bảo vệ và phát triển rừng (Luật số 29/2004/QH11) năm 2004 và Chiến lước phát triển ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, rừng ở Việt Nam được qui hoạch thành ba loại căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu:
(i) RPH: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường (Diện tích RPH được qui hoạch theo Chiến lược phát triển ngành đến năm 2020 là: 5,68 triệu ha = 35,7% tổng diện tích đất lâm nghiệp), bao gồm:
- RPH đầu nguồn (qui hoạch: 5,28 triệu ha = 93% diện tích RPH)
- RPH chắn gió, chắn cát bay (qui hoạch: 0,15 triêu ha= 2,6% diện tích RPH) - RPH chắn sóng, lấn biển (qui hoạch: 0,18 triệu ha= 3,2% diện tích RPH) - RPH bảo vệ môi trường (qui hoạch: 0,07 triệu ha= 1,2% diện tích RPH)
(ii) RĐD: sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn HSTR của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường ( Diện tích qui hoạch: 2,16 triệu ha = 13,2% tổng diện tích đất lâm nghiệp), bao gồm:
- Vườn quốc gia;
- Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài- sinh cảnh;
- Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh;
- Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học.
(iii) RSX: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, LSNG và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường (Diện tích qui hoạch: 8,4 triệu ha= 51,2 tổng diện tích đất lâm nghiệp), bao gồm:
- RSX là rừng tự nhiên; - RSX là rừng trồng;
- Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.
(2) Xây dựng phƣơng án cải tạo rừng
Trước khi tiến hành cải tạo rừng, mỗi đơn vị chủ rừng phải xây dựng phương án cải tạo được cơ qua có thẩm quyền phê duyệt. Phương án phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Thuyết minh tính cấp thiết của phương án
Các cơ sở pháp lý
Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội (Điều tra đánh giá được nhóm tiêu chí II và III)
Đặc điểm cơ bản của đối tượng rừng cần cải tạo (Điều tra, xác định nhóm tiêu chí I)
Lựa chọn các giải pháp kỹ thuật (Xử lý thực bì, làm đât, chọn loài cây trồng, phương thức, kỹ thuật trồng)
Lập kế hoạch cải tạo: xác định diện tích, địa chỉ các lô rừng cần cải tạo; tính toán sản lượng sản phẩm tận dụng; tính toán số lượng cây con, hạt giống, phân bón và dự toán kinh phí nhân công cho một đơn vị diện tích rừng cải tạo.
Phân tích hiệu quả kinh tế và xã hội.
(3) Phƣơng pháp xác định các tiêu chí rừng đƣợc phép cải tạo phục vụ cho việc xây dựng phƣơng án.
Để tiến hành xây dựng phương án cải tạo rừng, toàn bộ diện tích rừng của đơn vị chủ rừng phải được qui hoạch phân loại theo các kiểu trạng thái rừng (theo qui phạm 6-84). Trước hết phải xác định rừng theo nhóm loại hình kinh doanh, sau đó trong nhóm loại hình kinh doanh với chức năng sản xuất là chủ yếu xác định các trạng thái: rừng phục hồi (nhóm II), rừng nghèo (nhóm IIIA1), Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa , rừng tre nứa để tiến hành điều tra xác định tiêu chí lâm học cho từng trạng thái.
- Phương pháp xác định nhóm tiêu chí I: Các đặc điểm lâm học.
+ Phương pháp rút mẫu: sử dụng phương pháp rút mẫu hệ thống điển hình cho từng trạng thái rừng. Nghĩa là định mức cho một ôtc hoặc một hệ thống ôtc và qui cách của nó phải nhất quán trong một trạng thái rừng.
+ Dung lượng mẫu được xác định dựa trên yêu cầu về độ chính xác và độ biến động của đối tượng nghiên cứu, theo công thức:
2 2 2 ) 96 , 1 ( d N S NS n
Trong đó: n là dung lượng mẫu cần thiết
N là tổng thể nghiên cứu (tổng diện tích cần điều tra)
S2 là phương sai (độ biến động) của đối tượng nghiên cứu được xác định qua điều tra thăm dò tại chỗ hoặc sử dụng các kết quả điều tra đã có trước đó của vùng điều tra.
+ Qui cách ôtc: RGN và RGPH diện tích ô tiêu chuẩn 900 m2 (hình vuông 30 x30 m), trong đó chia làm 3 cấp: cấp A hình vuống 30 x30 m để đo tất cả các cây có D1,3 ≥ 8 cm; cấp B hình chữ nhật 5 x30 m (150 m2) đo các cây tái sinh có chiều cao từ 1,5 m đến các cây có D1,3 < 8cm. Cấp C: 4 ô dạng bản hình vuông 2 x 2 m (tổng 16 m2) để đếm các cây tái sinh nhỏ có chiều cao đến 1,5 m.
Đối với rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa, tích ô tiêu chuẩn 500 m2
bằng một hình chữ nhật hoặc hình tròn.
Đối với rừng tre nứa: ôtc có diện tích 100 m2, hình vuông 10 x10 m, hoặc hình tròn (R=5,64m).
+ Thu thập số liệu trong ôtc: đối với các các cây có D1,3 ≥ 8 cm, đo D1,3, Hvn, chất lượng, ghi tên loài; Đối với cây tái sinh cao từ 1,5m đến có D1,3 <8cm, ghi tên loài, đo chiều cao và chất lượng, sức sống. Đối với các cây tái sinh nhỏ có chiều cao dưới 1,5 m chỉ ghi tên loài và đếm số cây.
+ Xác định ĐTC bằng máy đo độ tàn che (nếu có) hoặc ước lượng thông qua mức độ ánh sáng lọt qua tán rừng.
+ Ước lượng trữ lượng gỗ bằng công thức M=GHF, trong đó G tính qua D1,3 bằng công thức: G= 3,14* D1,3 2/4; F tạm tính bằng 0,48.
+ Xác định khả năng phục hồi bằng số lượng cây tái sinh mục đích và cây mẹ gieo giống.
- Điều tra xác định các tiêu chí thuộc nhóm II. Các tiêu chí về điều kiện lập địa:
+ Các chỉ tiêu về độ cao so với mặt biển và độ dốc có thể xác định bằng bản đồ địa hình, hoặc đo trực tiếp bằng công cụ chuyên dụng.
+ Các chỉ tiêu về điều kiện khí hậu thu thập, phân tích từ các số liệu khí tượng của trạm gần nhất và kinh nghiệm quan sát của dân địa phương sống trong vùng.
+ Các chỉ tiêu về đất đai điều tra theo phương pháp phẫu diện đất trong qui trình điều tra đất.
- Phương pháp xác định nhóm chỉ tiêu III: các chỉ tiêu kinh tế-xã hội: + Sử dụng bộ công cụ trong phương pháp đánh giá nhanh nông thôn