Phương pháp tổng quát

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng tiêu chí rừng sản xuất là rừng nghèo kiệt được phép cải tạo để trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh vùng tây bắc (Trang 49)

- Phương pháp thu thập và phân tích số liệu thứ cấp:

(1) Tổng quan các bảng phân loại rừng và các quan niệm về rừng nghèo kiệt. (2) Thu thập số liệu kiểm rừng mới nhất để định hướng tổng quan về qui mô và phân bố của rừng sản xuất là rừng thứ sinh nghèo kiệt, phân tích các nguyên nhân suy thoái rừng (nguồn gốc của rừng nghèo kiệt). Các nguồn tài liệu được sử dụng chủ yếu là kết quả rà soát 3 loại rừng trên phạm vi toàn quốc (2006); Báo cáo kết quả diễn biến tài nguyên (Viện Điều tra Qui hoạch rừng 2006), Số liệu diễn biến rừng do Cục Kiểm lâm công bố các năm.

Kiểm tra và điều chỉnh số liệu về qui mô diện tích rừng nghèo kiệt ở các vùng và địa điểm điều tra bằng phương pháp ngẫu nhiên và phân tích sai số. Trên cơ sở bản đồ và tài liệu rừng nghèo kiệt ở một địa điểm điều tra, tiến hành chọn điểm kiểm tra một cách ngẫu nhiên trên bản đồ (toạ độ), sau đó ra thực địa tại các tọa độ đã chọn để xác minh hiện trạng và qui mô diện tích thực tế làm cơ sở cho việc phân tích sai số và xây dựng hệ số điều chỉnh. Giả sử số liệu chính xác của các loại rừng ở một cấp điều tra (xã-huyện-tỉnh-vùng- toàn quốc) là Y, số liệu điều tra của một nguồn cụ thể thu được Y’ thì sai số điều tra sẽ là:

€ = Y’ - Y Sai số tương đối được tính là:

∂ (%) = €/Y*100 Đó là cơ sở để xây dựng hệ số điều chỉnh.

- Phương pháp điều tra thực địa:

(1) Bước 1: Khảo sát sơ bộ về thực trạng rừng thứ sinh nghèo kiệt là rừng sản xuất ở các tỉnh lựa chọn.

(2) Bước 2: Xác định trên bản đồ qui mô và phân bố rừng sản xuất là rừng thứ sinh nghèo kiệt; các số liệu về qui mô này được xác định trên bản đồ hiện trạng và số liệu được công bố mới nhất từ các nguồn chính thức.

(3) Bước 3: Chọn một số địa phương điểm để kiểm tra mức độ chính xác của các nguồn số liệu về rừng nghèo kiệt được công bố, từ đó xác định hiện trạng thực tế ở các địa phương điều tra.

(4) Bước 4: Thiết kế các tuyến điều tra chi tiết: trên bản đồ phân bố xây dựng ở bước 2, tiến hành thiết kế các tuyến và hệ thống ô tiêu chuẩn (ôtc) điều tra. Nguyên tắc: tuyến điều tra phải đi qua được tất cả các trạng thái rừng thứ sinh nghèo kiệt là rừng sản xuất; các ôtc được bố trí một cách hệ thống trên các tuyến và đại diện được cho tất cả các kiểu dạng lập địa của rừng thứ sinh nghèo kiệt là rừng sản xuất. Việc xác định đối tượng rừng nghèo để điều tra tuân theo bảng phân loại tạm thời các trạng thái rừng được qui định tại QPN 6-84, trạng thái IIIA1.

(4) Bước 5: Tiến hành điều tra: Phương pháp điều tra chủ yếu là lập ôtc và đo đếm các chỉ tiêu lâm học: Loài cây, đường kính ngang ngực, chiều cao, mô tả các điều kiện lập địa, tình hình tái sinh tự nhiên, khả năng khôi phục rừng…

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

(1) Dùng các phương pháp phân tích thống kế với sự trợ giúp của các phần mền tiện ích như Excel, Statgraphic,… để xác định các chỉ tiêu lâm học như: sản lượng, phẩm chất, phân bố N/D, tái sinh tự nhiên, khả năng phục hồi rừng, cấu trúc tổ thành của tầng cây lớn và tầng cây tái sinh…

(2) Phân tích các chỉ tiêu định tính và định lượng rừng nghèo kiệt cho phép cải tạo để trồng rừng kinh tế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng tiêu chí rừng sản xuất là rừng nghèo kiệt được phép cải tạo để trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh vùng tây bắc (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)