Phân loại rừng có khả năng phục hồi và không có khả năng phục

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng tiêu chí rừng sản xuất là rừng nghèo kiệt được phép cải tạo để trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh vùng tây bắc (Trang 79)

bằng các quá trình tự nhiên

Trên cơ sở các đặc điểm lâm học đã được xác định cho các trạng thái rừng ở vùng sinh thái Tây Bắc, để là căn cứ cho việc lựa chọn điều kiện RSX là rừng nghèo kiệt được phép cải tạo, đề tài tiến hành phân loại các trạng thái rừng điều tra thành hai nhóm: có khả năng phục hồi tự nhiên và không có khả năng (quá trình phục hồi chậm, hiệu quả kém cần thiết phải cải tạo). Bảng 4.7 tập hợp các kết quả đánh giá và phân loại khả năng phục hồi của các trạng thái rừng.

Bảng 4.7. Phân loại rừng có khả năng phục hồi và không có khả năng phục hồi

TT Chỉ tiêu

đánh giá

Kết quả điều tra (min-Bq-max)

Có khả năng phục hồi

Không có khả năng phục hồi

I Rừng gỗ nghèo lá rộng thường xanh và nửa rụng lá (RGN1)

1 CG (N/ha) 9-14-21 >20 < 20

2 TS (N/ha) 1085-2206-3210 >1500 < 1500

II Rừng gỗ phục hồi lá rộng thường xanh và nửa rụng lá (RGPH1)

1 CG (N/ha) 8-14-24 > 20 < 20

2 TS (N/ha) 950-2653-3650 > 1.200 < 1200

V Rừng hỗn giao tre nứa (RHG)

1 CG (N/ha) 0-19-40 > 25 < 25

2 TS (N/ha) 74-1.300-4.200 > 800 < 800

Khả năng phục hồi rừng được xét ở hai chỉ tiêu chính đó là số cây tái sinh (TS) có triển vọng và số cây mẹ gieo giống (CG). Trong bảng 4.7 rừng được coi là không có khả năng phục hồi tự nhiên nếu số cây mẹ gieo giống và cây tái sinh có triển vọng thực tế không đạt được con số tối thiểu ghi trong bảng cho từng loại rừng. Tuy nhiên, khả năng phục hồi rừng mới chỉ là một

đặc điểm quan trọng để xác định điều kiện cải tạo rừng, cần phải xét thêm các đặc điểm lâm học khác nữa, trong đó cần lưu ý trữ lượng gỗ hiện tại và tỷ lệ phần trăm gỗ kinh tế so với tiềm năng năng suất sinh học của mỗi trạng thái rừng; mật độ cây gỗ tầng cao; độ tàn che của rừng và tính đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng tiêu chí rừng sản xuất là rừng nghèo kiệt được phép cải tạo để trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh vùng tây bắc (Trang 79)