Việc lựa chọn các tiêu chí và điều kiện rừng để tiến hành các giải pháp lâm sinh trong đó có cải tạo rừng phải xuất phát từ các quan điểm sau đây:
(1) Quan điểm chiến lược về quản lý rừng và phát triển ngành lâm nghiệp
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 5 tháng 2 năm 2007 quan niệm: "Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng; đồng thời
ngành lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng” với các quan điểm phát triển như sau:
- “Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng và làm giàu rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái…
- Phát triển lâm nghiệp để có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
- Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.”
(2) Quan điểm phát triển lâm nghiệp bền vững, đa chức năng
Bất kỳ một diện tích nào cũng có đầy đủ cả 3 nhóm chức năng: sản xuất, phòng hộ và đặc dụng, do đó cần được sử dụng theo hướng đa chức năng. Tuy nhiên, không phải diện tích rừng nào cũng có thể đồng thời sử dụng vào tất cả các mục đích với cường độ như nhau được. Vì vậy, cần thiết phải phân thành các nhóm loại hình kinh doanh dựa theo cơ cấu chức năng của từng khu rừng cụ thể gắn liền với các điều kiện sinh thái-nhân văn, kinh tế-xã hội cụ thể sao cho việc đáp ứng các nhu cầu nhiều mặt được tổ chức một cách tối ưu và bảo đảm các nguyên tắc bền vững. Kế thừa các quan điểm đúng đắn đã được thừa nhận về mặt pháp lý và các kết quả nghiên cứu gần đây nhất; trên quan điểm hướng tới một nền lâm nghiệp bền vững và đa chức năng chúng tôi đề nghị: thay đổi khái niệm 3 loại rừng theo chức năng được qui định trong Luật Phát triển và bảo vệ rừng năm 2004 thành 2 nhóm loại hình kinh doanh chính (Trần Văn Con, 2008) [5]:
(i) Nhóm chính I: Rừng kinh doanh đa chức năng
Các đặc trưng cơ bản của nhóm chức năng này là:
- Định nghĩa rừng: Rừng là một hệ sinh thái luôn ở trong thế cân bằng động gắn với một địa điểm cụ thể có những điều kiện lập địa cho trước nhất định (Khí hậu, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng,...), trong đó:
+ Độ tàn che của cây rừng ít nhất là 0,3;
+ Tạo ra được hoàn cảnh đặc thù để mỗi thành phần của HST (=loài) có khả năng tồn tại và sinh sản bình thường (bảo vệ loài và hệ sinh thái);
+ Ở từng qui mô cụ thể (Quốc gia, vùng sinh thái, tỉnh, huyện, xã...) phải giữ được một tỷ lệ rừng tối thiểu nhất định (tuỳ theo điều kiện sinh thái, kinh tế, xã hội cụ thể) để rừng có thể thực hiện chức năng môi sinh và phòng hộ.
+ Các hoạt động sử dụng rừng trực tiếp của con người (khai thác lâm sản, du lịch sinh thái) không được phép vượt quá cơ chế tự điều chỉnh của HSTR (tức là không được vượt ngưỡng cân bằng sinh thái). Mục tiêu kinh doanh: Sản xuất gỗ (chức năng sản xuất) chỉ thực hiện trong khuôn khổ:
+ Bảo toàn nguồn gen và khả năng tự điều chỉnh của HSTR (chức năng bảo vệ đa dạng sinh học);
+ Bảo đảm duy trì và điều tiết các nhân tố cơ bản của sự sống cả về chất lượng và khối lượng: nước, không khí, ... (chức năng bảo vệ môi sinh);
+ Thực hiện được các yêu cầu phòng hộ cần thiết (chức năng phòng hộ); + Có cấu trúc rừng hấp dẫn về cảnh quan và giá trị thẩm mỹ (chức năng du lịch sinh thái).
- Về mặt lâm học: Chủ yếu là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có cấu trúc gần với rừng tự nhiên (=hỗn loài, khác tuổi), tôn trọng đa dạng loài và khả năng tự điều chỉnh của hệ thống. Phương thức kinh doanh chủ yếu là dựa vào các quá trình tự nhiên. Việc khai thác gỗ và lâm sản (nếu có) chỉ thực hiện bằng phương thức khai thác chọn, hoặc chặt trắng theo đám nhỏ và tái tạo lại rừng chủ yếu bằng xúc tiến TSTN.
- Qui mô: Trong tương lai, lâm phận dành cho nhóm loại hình kinh doanh này phải chiếm đại đa số trong lâm phận quốc gia. Đây chính là lâm phận rừng bền vững (=permanent forests) mà mỗi quốc gia phải giữ được một tỷ lệ che phủ tối thiểu để bảo đảm an toàn sinh thái. ở Việt Nam, tỷ lệ này nên biến động trong khung: 35-43% tổng diện tích tự nhiên.
(ii) Nhóm chính II: Rừng kinh doanh gỗ và LSNG là chủ yếu
Do nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cần rất nhiều gỗ, lâm sản để phát triển kinh tế, xã hội, nên cần thiết phải có một diện tích đất lâm nghiệp nhất định được qui hoạch cho việc sản xuất gỗ và LSNG là chủ yếu. Các đặc trưng chủ yếu của nhóm loại hình kinh doanh này là:
- Định nghĩa rừng: Rừng sản xuất gỗ và LSNG (hay còn gọi là rừng công nghiệp) là một hệ sinh thái nhân tạo được con người thiết lập nhằm mục đích sản xuất gỗ hoặc một hay nhiều loại LSNG với các đặc trưng: chủ yếu là thuần loài, đồng tuổi, tồn tại trong một thời gian nhất định (=luân kỳ kinh doanh) thì sẽ được khai thác để thiết lập lại. Trong thời gian “là rừng” HST này có thể tạo ra các chức năng tương tự như ở nhóm loại hình kinh doanh I (nhưng rất thiếu ổn định).
- Mục tiêu kinh doanh: Sản xuất gỗ và lâm sản là chủ yếu (các chức năng khác chỉ là sự kết hợp nếu có thể).
- Về mặt kỹ thuật lâm sinh: Chủ yếu áp dụng các công nghệ cao, các kỹ thuật thâm canh với cường độ mạnh (giống được cải thiện, làm đất cơ giới, bón phân); Khai thác trắng và trồng lại trên cơ sở quản lý tốt chu trình dinh dưỡng để bảo đảm năng suất cho các luân kỳ sau (=sản xuất bền vững).
- Qui mô sản xuất: tỷ lệ đất lâm nghiệp dành cho nhóm loại hình kinh doanh này không được quá lớn làm cho tỷ lệ nhóm loại hình kinh doanh I không đủ giới hạn dưới của khung tối thiểu. Nghĩa là nếu diện tích qui hoạch cho lâm nghiệp là 49%, thì diện tích tối đa có thể dành cho nhóm loại hình
kinh doanh này chỉ có thể là 49-35= 14% (tức là khoảng 4,6 triệu ha). Diện tích này phải có đất tốt, các điều kiện thuận lợi cho sản xuất tập trung, thâm canh, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đặc biệt là địa hình phải tương đối bằng phẳng.
(3) Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Việc lựa chọn giải pháp lâm sinh nào để áp dụng nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của rừng tự nhiên dựa chủ yếu trên cơ sở của thảm thực vật hiện tại và mục tiêu kinh doanh cần đạt được. Hiện trạng của thảm thực vật hiện tại phản ánh năng suất thực tế của rừng (so với năng suất tiềm năng của thực địa). Mục tiêu kinh doanh phản ánh nhu cầu xã hội, thị trường và các điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là chỉ tiêu chi phí và lợi ích thu lại được của các giải pháp lâm sinh. Mục tiêu là xác định được các tiêu chí lâm học thế nào là rừng nghèo kiệt để cho phép cải tạo thành rừng kinh tế có giá trị và hiểu quả sản xuất cao nhất và 3 quan điểm đã trình bày trên đây, để xác định cụ thể các tiêu chí và điều kiện cải tạo rừng cho từng vùng sinh thái cụ thể, đề tài chốt lại các quan niệm sau đây:
Khái niệm cải tạo rừng được dùng ở các nội dung sau đây phải được hiểu theo nghĩa: cải tạo toàn diện, tức là thay thế thảm rừng gốc có năng suất thấp hơn so với tiềm năng lập địa của nó và không phù hợp với mục tiêu kinh tế đặt ra bằng một hệ sinh thái rừng trồng có năng suất cao hơn và hiểu quả hơn.
Đối tượng rừng cải tạo phải thuộc nhóm loại hình kinh doanh II: Rừng
sản xuất gỗ và LSNG là chính theo quan niệm được trình bày ở quan điểm thứ
hai trên đây.
Trong các điều kiện để xác định đối tượng rừng được cải tạo: bên cạnh các chỉ tiêu lâm học biểu thị sự nghèo kiệt về năng suất rừng, không thể không chú ý đến các khía cạnh kinh tế-xã hội- nhân văn và môi trường sinh thái.
Tuyệt đối không đưa vào đối tượng cải tạo các diện tích rừng mà khả năng phục hồi tự nhiên vẫn bảo đảm được mục đích sản xuất lâm nghiệp. Trừ những trường hợp ngoại lệ được phép chuyển đổi mục đích sản xuất (ví dụ chuyển đổi sang trồng cây cao su có giá trị kinh tế và xã hội cao hơn) với những qui định riêng được các cấp có thẩm quyền cho phép.
Quá trình quyết định lựa chọn các giải pháp lâm sinh trong kinh doanh rừng tự nhiên là rừng sản xuất được mô tả theo sơ đồ ở hình 4.3 sau đây:
Sự thích hợp về kinh tế
Giải pháp lâm sinh
Hình 4.3: Sơ đồ quá trình lựa chọn các giải pháp lâm sinh trong kinh doanh rừng tự nhiên
Điều tra, đánh giá hiện trạng rừng
(Loài cây, cấu trúc rừng, điều kiện tái sinh tự nhiên…)
Thích hợp Không thích hợp Xúc tiến quá trình sản xuất tự nhiên Cải tạo Chuyển hoá: Cải thiện tổ thành và cấu trúc rừng (làm giàu rừng)
Cải tạo toàn diện: Khai thác, trồng lại bằng cây mọc nhanh