Quan niệm về rừng nghèo kiệt

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng tiêu chí rừng sản xuất là rừng nghèo kiệt được phép cải tạo để trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh vùng tây bắc (Trang 27)

Trong các văn bản pháp qui, các báo cáo chuyên môn liên quan đến tài nguyên rừng ở Việt Nam, người ta thường chia rừng thành 3 nhóm: rừng giàu, rừng trung bình và rừng nghèo căn cứ theo trữ lượng của rừng. Các ngưỡng để phân biệt 3 nhóm rừng theo trạng thái trữ lượng này có sự khác nhau, tuỳ theo từng tác giả hay từng vùng sinh thái (ví dụ ở Tây Nguyên và miền Nam thì ngưỡng để phân biệt cao hơn các vùng phía Bắc). Tuy nhiên, quan niệm chung hiện nay về 3 nhóm rừng này như sau:

 Rừng giàu với trữ lượng trên 150 m3 /ha.

 Rừng trung bình có trữ lượng từ 80-150 m3 /ha

 Rừng nghèo với trữ lượng dưới 80 m3 /ha.

Trong các biểu thống kê về tài nguyên rừng có tính pháp lý hiện nay thì rừng tự nhiên được chia ra làm 6 loại: (i) Rừng gỗ; (ii) Rừng hỗn giao (bao gồm: a) hỗn giao giữa gỗ và tre nứa và b) hỗn giao giữa cây lá rộng và cây lá kim); (iii) rừng lá kim; (iv) rừng ngập mặn; (v) rừng núi đá; và (vi) Rừng tre nứa.

Trong đó, chỉ có rừng gỗ được phân biệt thành 4 trạng thái: (1) rừng giàu; (2) rừng trung bình; (3) rừng nghèo; và (4) rừng phục hồi. Việc phân loại các kiểu rừng như vậy chỉ mang tính tương đối và chưa đủ cơ sở khoa học, rất khó khăn trong việc thống kê tài nguyên rừng. Bởi vì, các tiêu chí phân loại không đồng nhất (ví dụ: khái niệm rừng gỗ chỉ phân biệt được với rừng tre nứa (chứ không thể phân biệt với rừng lá kim, rừng núi đá, rừng ngập mặn (vì chúng cũng đều là rừng gỗ). Còn khái niệm rừng ngập thì chỉ để phân biệt với rừng khô (không ngập); khái niệm rừng núi đá thì để phân biệt với rừng núi đất,… Chính vì những nhược điểm này trong bảng phân loại rừng mà các tài liệu thống kê tài nguyên rừng hiện tại không thống nhất với nhau và rất khó khăn cho việc tổng hợp, phân tích.

Khái niệm rừng nghèo trong các văn bản pháp qui hiện được hiểu là rừng thứ sinh đã bị tác động mạnh (tương đương với trạng thái IIIA trong bảng phân loại Loeschau, hay là rừng IIIA1, IIIA2 trong bảng phân loại tạm thời ở Qui phạm 6-84 [11] về thiết kế kinh doanh rừng tự nhiên, có trữ lượng dưới 80 m3/ha. Thực ra, khái niệm rừng giàu và nghèo chỉ hàm ý nói về trữ lượng (tài nguyên) rừng, trong lý thuyết về lâm học, khái niệm rừng giàu, rừng nghèo không phản ánh được thực chất của các quá trình sinh thái. Vì:

thứ nhất, với quan niệm rừng theo động thái (Trần Văn Con và cộng sự, 2008) [6] thì các tiêu chí như: kích thước cây (chiều cao, đường kính), sản lượng… không phải là thước đo sự nghèo hay giàu của rừng mà chỉ phản ánh các giai đoạn phát triển khác nhau của rừng. Thứ hai, có những kiểu rừng ở trạng thái nguyên sinh (=cực đỉnh, chưa bị tác động) vẫn có trữ lượng rất thấp do tiềm năng sản xuất tự nhiên vốn chỉ như vậy. Khi không có tác động của con người (khai thác, đốt nương làm rẫy,…) hoặc các tác động phá hoại tự nhiên (bão lụt, sét đánh, sâu bệnh hại,…) thì thảm thực vật rừng nguyên sinh (=cực đỉnh) là tấm gương phản ánh trung thực năng suất sản xuất tự nhiên của

các HSTR. Các kiểu thảm thực vật rừng nguyên sinh chưa bị tác động được gọi là cực đỉnh khí hậu-thổ nhưỡng (Thái Văn Trừng, 1970) [18].

Như vậy, xét về mặt lâm học, thì các khái niệm rừng: giàu, rừng trung bình, rừng nghèo phải được thay thế bằng các khái niệm: rừng nguyên sinh, rừng bị suy thoái theo các mức độ khác nhau (nhẹ-trung bình-mạnh) thì mới chính xác hơn. Khái niệm rừng nghèo kiệt được dùng để chỉ các trạng thái rừng đã bị khai thác kiệt quệ về năng suất, trữ lượng còn lại của rừng rất thấp so với ngưỡng qui định của rừng nghèo. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một văn bản có tính chất pháp lý nào định nghĩa một cách chính thức thế nào là rừng nghèo kiệt. Vì vậy, các cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh và các đơn vị chủ rừng rất lúng túng trong việc xác định đối tượng rừng nghèo kiệt được phép cải tạo thành rừng kinh tế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng tiêu chí rừng sản xuất là rừng nghèo kiệt được phép cải tạo để trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh vùng tây bắc (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)