Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 25 - 27)

1.4. Quy định của một số nước về thu thập chứng cứ của người bào chữa

1.4.1. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Pháp luật liên bang Hoa Kỳ quy định rất chặt chẽ về các chứng cứ có thể được sử dụng tại phiên tịa xét xử. Theo Quy tắc về Chứng cứ của Liên bang, chỉ được coi là chứng cứ nếu tại phiên xét xử được các bên đưa ra, đối chất và được Tòa án chấp nhận. Trong đó, có quy định khơng sử dụng các chứng cứ gián tiếp, chứng cứ nhằm kích động, bơi xấu bị cáo, đương sự hay người làm chứng, hoặc chứng cứ nhằm đánh vào tình cảm của bồi thẩm đồn, các chứng cứ được thu thập vi phạm thủ tục tố tụng (khám nhà chưa có lệnh, xét hỏi khi chưa thông báo quyền…). Sở dĩ quy định chặt chẽ như vậy là bởi người thực tế đưa ra phán quyết định tội là bồi thẩm đồn, những người khơng có kiến thức pháp luật và cũng khơng có nghiệp vụ xét xử, trong khi luật sư và công tố viên là những người chun nghiệp, ln tìm cách chi phối bồi thẩm đồn. Các quy định chặt chẽ về chứng cứ sẽ cung cấp cho bồi thẩm đoàn những chứng cứ "sạch" để có thể căn cứ vào đó đưa ra phán quyết định tội một cách chính xác.

Luật sư khơng có quyền tham gia vào giai đoạn điều tra, sự tham gia của họ chỉ bắt đầu từ giai đoạn bắt giữ bằng quyết định phê chuẩn lệnh bắt của tịa án. Sự có mặt của họ là bắt buộc trong mọi giai đoạn xét xử tại tòa án. Ở giai đoạn tiền

xét xử, luật sư và cơng tố viên có quyền điều tra như nhau. Do đó, luật sư có quyền thu thập chứng cứ, phỏng vấn nhân chứng và tự lập hồ sơ hình sự riêng phục vụ mục đích bào chữa của mình. Việc điều tra có thể thực hiện bằng cách rà sốt các tài liệu tìm hiểu thơng tin; thẩm vấn tự nguyện các nhân chứng chính phủ và nhân chứng bào chữa; thuê giám định viên. Trong giai đoạn tiền xét xử, luật sư cũng có quyền đàm phán việc nhận tội; thông báo cho công tố viên về các lý do bào chữa trước khi xét xử (chứng cứ ngoại phạm, tình trạng tâm thần…); tìm cách cho bị cáo được tại ngoại. Luật sư cũng có quyền yêu cầu công tố viên phải trao đổi thông tin, chứng cứ và hồ sơ hình sự của mình cho họ. Nếu khơng họ có quyền kiện ra tịa án.22

Trong phần chất vấn (hay cịn gọi là phần lấy chứng cứ) do cơng tố viên và luật sư đảm nhận. Thẩm phán sẽ giải quyết bất cứ vấn đề pháp lý nào được công tố viên hoặc luật sư bào chữa đặt ra. Tuy nhiên, trong giới hạn về quyền của mình, thẩm phán cũng có thể đặt ra một số câu hỏi để làm rõ vấn đề với một nhân chứng nhất định được gọi23 (trên thực tế, thẩm phán họa hoằn lắm mới thực hiện việc này). Các bồi thẩm viên không được hỏi bất cứ câu hỏi nào trong phiên tòa, mà chỉ lắng nghe lời khai và xem xét chứng cứ. Tang vật, chứng vụ án đều được xuất trình cơng khai trước tịa, khơng có hồ sơ vụ án được thành lập trước phiên xử để cho thẩm phán hay bồi thẩm đoàn tra cứu riêng; các nhân chứng được thẩm vấn riêng và không ai được tiếp xúc với ai.24 Điều này rất khác so với Việt Nam, hồ sơ vụ án thường được thành lập trước, chuyển cho tòa án trước khi xét xử, hội đồng xét xử cũng có trách nhiệm chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo.

Phần bào chữa, luật sư cho gọi nhân chứng để lần lượt lấy lời khai. Q trình này của luật sư có thể bị công tố viên phản đối và việc chấp nhận hay không phụ thuộc vào thẩm phán, tương tự như thủ tục thẩm vấn của công tố viên trong phần cung cấp chứng cứ của chính phủ. Đồng thời công tố viên được quyền chất vấn chéo nhân chứng sau khi luật sư trực vấn xong. Lúc này luật sư lại có cơ hội phản đối việc chất vấn chéo của công tố viên, và tất nhiên việc chấp nhận cho tiếp tục đặt ra câu hỏi và câu trả lời hay không phụ thuộc vào thẩm phán, xét trên quy tắc FRE. Tiếp đến, luật sư có quyền tái trực vấn nhân chứng bào chữa, sau đó cơng tố viên

22 http://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201410/mot-vai-dac-diem-ve-to-tung-hinh-su-cua-hoa-ky-295957/

23 Quy tắc Liên bang về Bằng chứng (Quy tắc 614(b))

24 Tham khảo tác giả E. Allun Furnswarth, cuốn “Introduction to the U.S legal system”, Columbia University

được tái chất vấn chéo. Cuối cùng, luật sư bào chữa sẽ tuyên bố kết thúc phần bào chữa của mình.25

Ở phần đưa ra lời lập luận cuối cùng (“quy trình lập luận”), với thủ tục cơng tố viên sẽ trình lên bồi thẩm đồn lập luận cuối cùng đầu tiên. Tiếp theo, luật sư bào chữa sẽ làm tương tự như vậy. Sau đó, cơng tố viên sẽ trình lên bồi thẩm đồn lập luận bác bỏ26. Nếu phiên tịa khơng có bồi thẩm đồn, cơng tố viên và luật sư sẽ trình bày lập luận cuối cùng của mình lên cho riêng thẩm phán, chủ thể này một mình quyết định về chứng cứ và pháp luật áp dụng. Quyền quyết định có hay khơng có hành vi phạm tội sẽ do bồi thẩm đồn thực hiện, thẩm phán chỉ đóng vai trị là người đưa ra các chỉ dẫn, không quyết định và can thiệp vào các quyết định của bồi thẩm đồn.27

Qua đây có thể thấy việc thu thập chứng cứ của luật sư (người bào chữa) là vơ cùng quan trọng, người bào chữa có quyền ngang với cơ quan công tố trong việc thu thập chứng cứ và có quyền đưa ra các chứng cứ và lập luận tại phiên tòa để thẩm phán và bồi thẩm đoàn xem xét, đánh giá chứng cứ một cách toàn diện và khách quan nhất. Ở Việt Nam hiện nay mặc dù đã trao quyền thu thập chứng cứ cho người bào chữa nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, khiến cho người bào chữa chưa thực sự thực hiện được việc thu thập chứng cứ một cách hiệu quả trên thực tế.

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)