Mặc dù đã có cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thu thập chứng cứ của người bào chữa nhưng trên thực tế từ khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật đến nay việc thu thập chứng cứ của người bào chữa vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi và vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khiến cho các quy định về thu thập chứng cứ của người bào chữa chưa thực sự có sức sống trong thực tiễn.
Thứ nhất, về việc gặp, hỏi người bị buộc tội
Để gặp, hỏi người bị buộc tội điều kiện tiên quyết là người bào chữa phải được các CQTHTT chấp thuận việc đăng ký bào chữa và ra thông báo bào chữa. Mặc dù luật có quy định rất rõ về thời gian cũng các điều kiện để ra thông báo bào chữa nhưng trên thực tế một số CQTHTT, người THTT vẫn gây khó dễ cho người bào chữa khi thực hiện việc đăng ký bào chữa, nhiều trường hợp các cơ quan THTT còn yêu cầu luật sư phải nộp giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư hoặc những giấy tờ khác mà pháp luật khơng quy định, thậm chí có trường hợp cịn địi hỏi luật sư cung cấp giấy yêu cầu luật sư của khách hàng phải có thị thực của chính quyền địa phương. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 27 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi năm 2012), thì luật sư khi tham gia tố tụng chỉ cần xuất trình Thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của khách hàng. Bên cạnh đó, các CQTHTT, người THTT cịn không tuân thủ thời gian ra thông báo bào chữa khiến cho người bào chữa bị chậm trễ trong việc tiếp cận hồ sơ vụ án. Tuy nhiên, thủ tục chỉ là một phần nhỏ trong những khó khăn mà người bào chữa gặp phải trong quá trình làm thủ tục để tham gia vào vụ án, đặc biệt là những vụ án bị can, bị cáo đang bị tạm giam và người ký đơn yêu cầu bào chữa là người thân của bị cáo. Cán bộ điều tra khi tiếp nhận hồ sơ đăng ý bào chữa của người bào chữa sẽ vào trại tạm giam để hỏi ý kiến của người bào chữa về việc có đồng ý với người bào chữa đã được người thân thích của mình mời hay khơng nhưng thường cán bộ điều tra sẽ khơng dừng lại ở đó mà kèm theo những lời nói mang tính răn đe người bị can, bị cáo để họ từ chối người bào chữa mà người thân thích của họ đã mời, cho dù trước đó bản thân họ chính là người u
cầu gia đình tìm người bào chữa cho mình. Mặc dù, BLTTHS năm 2015 đã có quy định khi người bào chữa bị bị can, bị cáo từ chối thì cán bộ điều tra phải cùng người bào chữa đó gặp trực tiếp người bị tạm giữ, tạm giam để xác nhận việc từ chối51 nhưng do tâm lý chung của người bị tạm giữ, tạm giam đã nghe lời của điều tra viên và khi gặp người bào chữa cũng có mặt điều tra viên đó thì chắc chắn họ sẽ từ chối. Việc này khiến cho người bào chữa gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận hồ sơ từ giai đoạn điều tra, chỉ đến phiên toàn mới tiếp tục làm thủ tục đăng ký xin tham gia thì hồ sơ đã hồn thiện và lúc đó việc thu thập chứng cứ sẽ khó khăn hơn rất nhiều và hiệu quả đạt được thì khơng cao.
Tác giả xin đơn cử một trường hợp mà chính bản thân tác giả là người đăng ký tham gia bào chữa và đã bị từ chối ở giai đoạn điều tra, đến giai đoạn xét xử mới được chính thức tham gia và tiếp cận hồ sơ vụ án, cụ thể: Bị can Bùi Xuân T phạm tội cố ý gây thương tích, trong q trình điều tra mẹ của T là bà Nguyễn Kim H đến nhờ luật sư bào chữa cho T. Sau khi mẹ T ký đơn yêu cầu người bào chữa, luật sư đã chuẩn bị đầy đủ thủ tục là liên hệ với ĐTV công an huyện B để đăng ký bào chữa. Khi nhận hồ sơ đăng ký thì ĐTV hẹn sẽ kiểm tra và thông báo cho luật sư sau. Sau 3 ngày kiên nhẫn chờ đợi luật sư vẫn không nhận được sự phản hồi từ điều tra viên nên đã liên hệ lại với điều tra viên để hỏi về việc đăng ký bào chữa, điều tra viên trả lời bị cáo không đồng ý luật sư bào chữa nên không làm thủ tục đăng ký cho luật sư được. Luật sư yêu cầu được gặp bị can để xác nhận việc từ chối thì được điều tra viên hẹn lại vào một ngày khác do đang bận công tác không đi cùng luật sư đến trại tạm giam được. Bảy ngày sau luật sư mới được vào gặp bị can T, đúng như dự đốn T nói T khơng đồng ý người bào chữa. Khi gia đình đến thăm gặp T, có hỏi lý do tại sao gia đình nhờ luật sư bào chữa T lại từ chối thì T nói, T rất muốn có luật sư bào chữa nhưng điều tra viên nói có luật sư sẽ khó khăn hơn cho T, nếu không từ chối luật sư sẽ bị xử nặng hơn và còn kèm theo một vài lời răn đe nữa nên T khơng dám đồng ý. Theo nguyện vọng của gia đình và của bị can T, luật sư đã tiếp tục tiến hành thủ tục đăng ký bào chữa khi hồ sơ đã hoàn tất và chuyển sang tòa án để xét xử và tại phiên tòa T xác nhận đồng ý nhờ luật sư bào chữa, lúc đó người bào chữa mới được tham gia và khi đó người bào chữa chỉ cịn cách sao chụp lại hồ sơ tại tòa án và bắt đầu nghiên cứu để bào chữa cho T. Do thời gian gấp gáp và các bản cung gần như khớp nhau nên người bào chữa chỉ thu thập được một vài chứng cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho T. Điều này cho thấy, khi tiếp cận vụ việc
quá muộn thì việc thu thập chứng cứ bị hạn chế và dẫn đến việc tranh tụng sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Hay như trường hợp của luật sư Nguyễn Văn Hưng hiện đang công tác tại Công ty luật TNHH MTV Thái Hưng thuộc đoàn luật sư tỉnh Vĩnh Phúc Thẩm phán Trần Khánh Hồng – thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Thái Ngun khơng chấp nhận việc đăng kí bào chữa của luật sư do luật sư không đến làm thủ tục trực tiếp mà chỉ gửi qua bưu điện, mặc dù quy định của pháp luật không cấm việc luật sư gửi hồ sơ đăng ký bào chữa qua đường bưu điện. Công ty luật TNHH MTV Thái Hưng đã phải gửi báo cáo lên Liên đoàn luật sư Việt Nam để yêu cầu hỗ trợ và Liên đồn luật sư Việt Nam đã có cơng văn số 288 LĐLSVN-BVQLLS ngày 11/09/2020 gửi Chánh án tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên xem xét, kiểm tra việc thẩm phán xét xử vụ án đảm bảo đúng quy định của pháp luật tố tụng, giải quyết đăng ký bào chữa cho luật sư Nguyễn Văn Hưng một cách kịp thời, đúng pháp luật. Tạo điều kiện cho luật sư được tham gia bào chữa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bị cáo trong giai đoạn xét xử phúc thẩm52.
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký bào chữa thì gặp mặt, trao đổi, làm việc của người bào chữa với người bị tạm giữ, tạm giam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí bị cản trở từ phía một số cơ quan điều tra và điều tra viên, chủ yếu do nhận thức không đúng, không đầy đủ về quyền gặp, làm việc của người bào chữa với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra tại cơ sở giam giữ.
Hiện nay, rất nhiều cơ quan điều tra, điều tra viên, cán bộ điều tra, cán bộ quản lý cơ sở giam giữ vẫn nhận thức và yêu cầu thực hiện trên thực tế trong giai đoạn điều tra là việc gặp, tiếp xúc, làm việc, tham dự các buổi hỏi cung của người bào chữa với người bị tạm giữ, tạm giam phải được sự chấp thuận của cơ quan điều tra hoặc theo kế hoạch hỏi cung của điều tra viên.
Ðiều này đã được các luật sư phản ánh rất nhiều trong các cuộc tọa đàm, hội thảo. Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổng hợp, thống kê và báo cáo lãnh đạo Bộ Công an về hàng trăm đơn thư khiếu nại trong nhiều năm qua của luật sư do phải đăng ký, chờ đợi hằng tháng vẫn không được gặp, làm việc với bị can trong giai đoạn điều tra. Ðó là chưa kể, trong các buổi làm việc, hỏi cung, thường các luật sư khơng được đặt câu hỏi, thậm chí nếu có chỉ được hỏi thăm về sức khỏe, thơng tin về tình trạng gia đình mà thơi…
52 https://lsvn.vn/lien-doan-luat-su-viet-nam-kien-nghi-chanh-an-tand-tinh-thai-nguyen-xem-xet-kiem-tra-viec -
Quyền gặp mặt, tiếp xúc, làm việc riêng của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam bắt nguồn và liên quan trực tiếp từ quyền hiến định cho phép người bị buộc tội có quyền nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, và đây là cơ sở triển khai hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự. Tinh thần mới của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, Thông tư liên tịch số 46/2019/TT-BCA ngày 10/10/2019 khẳng định quyền đương nhiên và chủ động của luật sư trong việc gặp người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, trừ trường hợp cần giữ bí mật điều tra trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định tại Ðiều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Tất cả các quy định nêu trên cũng khơng có bất cứ từ ngữ nào quy định về việc luật sư gặp khách hàng trong giai đoạn điều tra bắt buộc phải có mặt điều tra viên hoặc phải được sự chấp thuận trước của cơ quan điều tra nhưng khi áp dụng trên thực tế thì nhiều cơ sở giam giữ đã khơng thực hiện đúng mà cố tình gây khó dễ cho người bào chữa khi họ thực hiện quyền này.
Đơn cử, trường hợp luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) không được vào gặp thân chủ trong trại tạm giam ở tỉnh Bình Dương. Hiện VKSND tỉnh Bình Dương thông báo chuyển đơn kiến nghị của luật sư Quynh đến Cơ quan CSĐT (Công an tỉnh). Trong đơn, luật sư yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả lời lý do không giải quyết việc luật sư tiếp xúc, gặp riêng bị can.
Theo diễn biến vụ việc, ngày 10-8-2018, Cơng an tỉnh Bình Dương bắt tạm giam ông Nguyễn Hồng Khanh. Lúc bị khởi tố, bắt tạm giam, ơng Khanh là Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương. Hai ngày sau, gia đình ơng Khanh mời luật sư Quynh tham gia vào quá trình điều tra. Đến ngày 16-8, luật sư đến trại giam hoàn tất thủ tục gặp bị can. Cán bộ trại giam trả lời ban giám thị trại không cho phép. Cán bộ trại giam giải thích rằng đối với trường hợp ơng Khanh, cơ quan chức năng có văn bản u cầu trại giam khơng cho luật sư gặp bị can khi điều tra viên khơng có mặt. Trại giam khơng có văn bản chính thức về lý do từ chối. Không thể gặp thân chủ, luật sư Quynh gõ cửa nhiều nơi (công an, VKSND tỉnh Bình Dương…). Đến nay, ơng vẫn chưa nhận phản hồi từ cơ quan có thẩm quyền.
Tương tự, bị can trong vụ án "Tham ô tài sản" (xảy ra tại Công ty TNHH MTV Khai thác Cơng trình Thủy lợi Nam Khánh Hịa) u cầu có luật sư bào chữa. Dù luật sư có u cầu nhưng cơ quan cơng an "ngó lơ" đề nghị gặp riêng bị can53.
Thứ hai, về việc gặp, hỏi người bị hại, người làm chứng và những người khác biết về các tình tiết của vụ án.
Như đã phân tích ở trên, người bị hại là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng từ hành vi trái pháp luật của người bị buộc tội nên việc họ đồng ý gặp và trả lời những câu hỏi của người làm chứng là vơ cùng khó khăn. Trên thực tế việc người bị hại, người làm chứng, những người khác biết về tình tiết của vụ án khơng hợp tác với người bào chữa là khá phổ biến. Phần vì họ khơng muốn tiếp xúc, phần thì họ sợ phiền phức, sợ bị trả thù, sợ mất thời gian khi bị các CQTHTT, người THTT triệu tập. Đồng thời, người bào chữa cũng khơng mang tính quyền lực nhà nước, khơng thể bắt buộc họ phải hợp tác nếu họ khơng muốn và cũng khơng có quy định nào về việc người bào chữa được quyền yêu cầu các CQTHTT, người THTT hỗ trợ trong việc triệu tập hoặc mời những người này lên làm việc theo yêu cầu của người bào chữa nên hình thức thu thập chứng cứ này của người bào chữa rất khó để thực hiện hiệu quả trên thực tế.
Thứ ba, về việc đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa
Trên thực tế một số cơ quan, cá nhân, tổ chức có trách nhiệm đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ, dữ liệu điện tử không thực sự hợp tác khi người bào chữa đề nghị cung cấp tài liệu, chứng cứ.
Việc không quy định chế tài đối với hành vi không cung cấp tài liệu, chứng cứ theo đề nghị của người bào chữa dẫn đến hệ quả tất yếu là các cơ quan, cá nhân, tổ chức thờ ơ với đề nghị cung cấp chứng cứ của người bào chữa. Mặc dù có đủ khả năng cung cấp, tài liệu, chứng cứ cũng khơng thuộc bí mật nhà nước, bí mật cơng tác nhưng họ ngại trách nhiệm, ngại va chạm và tâm lý xem thường người bào chữa đã ăn sâu vào trong tiềm thức của họ từ chối đề nghị của người bào chữa mà không nghĩ đến số phận pháp lý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Đặc biệt, khi người nắm giữ tài liệu, chứng cứ là những cá nhân, cơ quan, tổ chức của nhà nước thì việc kiến nghị cung cấp chứng cứ lại càng khó được chấp nhận. Thậm chí khi người bào chữa yêu cầu các CQTHTT, người THTT thu thập chứng cứ vẫn không đạt được kết quả. Vì các CQTHTT, người THTT thường có mối quan hệ công tác, với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình họ thực thi nhiệm vụ. Họ cùng cơ quan, ban ngành ở địa phương, vậy nên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân e ngại trong việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện hành vi vi phạm của các cán bộ
cơng chức nói trên, có tâm lý sợ ảnh hưởng đến cơng việc bình thường của cơ quan, tổ chức mình. Đồng thời, họ cũng khơng phải chịu chế tài nên việc không cung cấp cũng là điều có thể dự đốn trước được.
Đơn cử như vụ án ông Đỗ Ngọc Đ nguyên Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố P bị khởi tố về tội”vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Ông Đ bị cho rằng có hành vi cố ý ký 32 quyết định chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn cho các hộ gia đình, cá nhân tại ba xã X,Y,Z. Người bào chữa của bị can Đ đã đề nghị Ủy ban nhân thành phố P cung cấp thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại ba xã X,Y,Z cũng như các quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể của bị can Đ liên quan đến việc ký các quyết định chuyển mục đích sử dụng đất nhưng đã nhiều tháng trôi qua vẫn không nhận được phản hồi từ Ủy ban nhân dân thành phố P. Người bào chữa cũng đã nhiều lần liên hệ nhưng vẫn không được cung cấp các tài liệu, chứng cứ như yêu cầu. Khi người bào chữa yêu cầu trả lời bằng văn