Giải pháp về pháp luật

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 65 - 73)

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu thập chứng cứ của ngườ

3.2.1. Giải pháp về pháp luật

Như đã phân tích ở trên, muốn nâng cao tính tranh tụng trong vụ án hình sự, cũng như đảm bảo được hiệu quả trong việc thu thập chứng cứ của người bào chữa thì điều đầu tiên cần phải hồn thiện đó là các quy định của pháp luật. Vì pháp luật có hồn thiện thì việc áp dụng trên thực tiễn mới thuận lợi và tránh được những sai lầm khơng đáng có.

Hồn thiện các quy định liên quan đến người bào chữa

Thứ nhất, quy định hoặc có hướng dẫn rõ ràng và đầy đủ về trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của người bào chữa;

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 giao việc thu thập chứng cứ cho người bào chữa, quy định này đã khắc phục tình trạng “độc quyền” của cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình thu thập chứng cứ, thậm chí tránh tình trạng cơ quan tiến hành tố tụng gây khó dễ, có thể chấp nhận hay khơng chấp nhận khi người bào chữa tự mình thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự57. Quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa là một quyền mới trong tố tụng hình sự, có vai trị quan trọng trong việc gia tăng địa vị tố tụng của người bào chữa58, từ đó có được vị thế cân bằng hơn với KSV trong quá trình tố tụng và thiết lập nên một phiên tịa cơng bằng giữa bên buộc tội với bên gỡ tội.

Tuy nhiên, việc không quy định rõ trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của người bào chữa có khả năng dẫn đến sự tùy tiện trong việc đánh giá tính hợp pháp

57 Đỗ Ngọc Quang (2016), “Chứng minh và chứng cứ”, trong Những nội dung mới của Bộ luật Tố tụng hình

sự năm 2015, Nguyễn Hịa Bình (chủ biên), Hà Nội, Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, tr. 205 – 217.

58 Phan Trung Hoài (2016), Những điểm mới về chế định bào chữa trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015,

của chứng cứ do người bào chữa thu thập, gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa hai bên buộc tội và gỡ tội trong phiên tịa hình sự tranh tụng. Tác giả cho rằng, các nhà lập pháp cần nghiên cứu, xem xét bổ sung trình tự, thủ tục người bào chữa thu thập chứng cứ vào quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo đó, các trình tự, thủ tục người bào chữa thu thập các loại chứng cứ cũng phải được thực hiện tương tự như trình tự, thủ tục mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thu thập chứng cứ đối với loại chứng cứ tương ứng. Cụ thể, trình tự thu thập lời khai của bị can mà họ nhận bào chữa nên tương tự quy định tại Điều 183 và Điều 184; còn đối đối với trường hợp lấy lời khai bị hại và người làm chứng thì cần quy định tương tự các điều 186, 187 và 188 về các vấn đề như hình thức biên bản, cách thức lấy lời khai, thời gian, địa điểm, việc giải thích quyền và nghĩa vụ trước khi lấy lời khai. Còn trong trường hợp thu thập tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử thì phải thực hiện theo trình tự, thủ tục tương tự quy định tại điều 105, điều 107 BLTTHS năm 2015 về các vấn đề như hình thức biên bản, việc mơ tả vật chứng, tài liệu, đồ vật, việc niêm phong, sao lưu, bảo quản.

Việc bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của người bào chữa sẽ góp phần thống nhất áp dụng pháp luật trong việc thu thập chứng cứ và việc đánh giá tính hợp pháp của các chứng cứ được thu thập bởi người bào chữa, đồng thời, đảm bảo tốt hơn tính hợp pháp của chứng cứ và nguyên tắc tranh tụng trong xét xử. Bên cạnh đó, cũng giúp cho người bào chữa khơng cịn lúng túng khi thực hiện quyền của mình và cũng có cơ sở để tranh luận lại với các CQTHTT, người THTT khi những tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử mà mình cung cấp khơng được chấp nhận.

Thứ hai, xây dựng một hệ thống biểu mẫu riêng cho người bào chữa trong việc thu thập chứng cứ.

Việc khơng có biểu mẫu dành cho việc lấy lời khai của người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng, những người khác biết về vụ án cũng như biểu mẫu khi thu thập vật chứng khiến cho người bào chữa vô cùng lúng túng trong quá trình thực hiện. Một số người bào chữa xây dựng biểu mẫu dựa trên biểu mẫu của các CQTHTT, một số người bào chữa thì tự lập hệ thống biểu mẫu của riêng mình. Khiến cho việc thu thập chứng cứ của người bào chữa khơng mang tính thống nhất, mỗi người một kiểu và cũng không biết phải ghi nhận như thế nào cho đầy đủ theo yêu cầu của các CQTHTT. Do đó, tác giả thiết nghĩ cần phải xây dựng một hệ thống biểu mẫu riêng dành cho người bào chữa, tương tự như hệ thống biểu mẫu của các

CQTHTT khi lấy lời khai, thu thập vật chứng…, để đảm bảo được tính thống nhất khi thu thập chứng cứ và cũng là để cho những chứng cứ mà người bào chữa thu thập có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của pháp luật về các thuộc tính của chứng cứ và được sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án. Giúp cho người bào chữa cũng giải tỏa được những băn khoăn, vướng mắc của mình mà chuyên tâm vào việc thu thập chứng cứ một cách tốt nhất.

Thứ ba, bỏ quy định về thủ tục đăng ký bào chữa

Việc chuyển từ thủ tục xin cấp “giấy chứng nhận bào chữa” sang thủ tục “đăng ký bào chữa” không làm thay đổi quá nhiều về mặt bản chất. Quy định phải đăng ký bào chữa đã làm phức tạp hơn các thủ tục hành chính. Đồng thời, làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong hoạt động bào chữa của người bào chữa, thậm chí gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khi các CQTHTT, người THTT gây khó dễ trong việc đăng ký bào chữa. Khi người bào chữa không được tiếp cận vụ việc một cách nhanh chóng và dễ dàng sẽ ảnh hưởng đến việc thu thập các chứng cứ “gỡ tội” của người bào chữa. Mặc dù có quy định về mặt thời gian để các CQTHTT, người THTT chấp thuận việc đăng ký bào chữa nhưng trên thực tế gần như không bao giờ người bào chữa nhận được văn bản chấp thuận đăng ký bào chữa trong 24 giờ như thời gian luật định.

Tại nhiều nước trên thế giới, luật sư chỉ cần xuất trình thẻ luật sư khi tham gia bào chữa mà không phải làm bất cứ một thủ tục hành chính nào với CQTHTT. Thẻ luật sư là căn cứ pháp lý để luật sư được quyền tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bào chữa chỉ cần cung cấp thẻ luật sư thì đã có thể tham gia trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy, tác giả thiết nghĩ nên bỏ quy định về thủ tục đăng ký bào chữa mà chỉ nên quy định người bào chữa chỉ cần xuất trình “Đơn yêu cầu người bào chữa” và thẻ luật sư là đủ điều kiện tham gia bào chữa mà không cần phải đợi CQTHTT, người THTT đồng ý cho đăng ký bào chữa.

Hoàn thiện các quy định liên quan đến các CQTHTT, người THTT

Thứ nhất, quy định hoặc hướng dẫn các trường hợp cụ thể phải có mặt của cơ quan đang thụ lý vụ án khi người bào chữa gặp mặt người bị buộc tội.

Quyền gặp riêng người bị buộc tội của người bào chữa là quyền được hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, do pháp luật quy định không rõ ràng về các trường hợp nào bắt buộc phải có mặt của cơ quan đang thụ lý vụ án nên dễ dẫn đến

tình trạng các cơ sở giam giữ áp dụng một cách rập khn, máy móc, gây khó khăn cho người bào chữa hoặc vì một lý do chủ quan nào đó mà khơng muốn cho người bào chữa được gặp riêng thân chủ của mình. Do đó, tác giả thiết nghĩ để quy định gặp riêng người bị buộc tội được thực hiện một cách nghiêm chỉnh cần phải có quy định rõ các trường hợp bắt buộc phải có mặt của cơ quan đang thụ lý vụ án khi người bào chữa gặp riêng người bị buộc tội để đảm bảo cho quyền này được thực hiện một cách tốt nhất trên thực tế. Vì để được gặp người bị buộc tội, người bào chữa đã mất rất nhiều thời gian để làm các thủ tục cần thiết, nếu còn cần phải chờ được sự đồng ý hoặc có mặt của cơ quan đang thụ lý vụ án nữa thì khơng biết đến bao giờ mới thực hiện được, trong khi một buổi làm việc thời gian có hạn, nếu chưa hỏi hết được các vấn đề cần thiết người bào chữa lại phải tiếp tục đăng ký gặp thêm nhiều lần nữa thì như vậy sẽ rất mất thời gian và công sức của người bào chữa cũng như các CQTHTT, người THTT. Việc quy định rõ ràng như vậy cũng giúp cho người bào chữa tránh được việc gây khó dễ từ phía cơ sở giam giữ trong việc gặp riêng người bị buộc tội. Nếu cơ sở giam giữ cố tình gây khó dễ thì người bào chữa cũng có cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện việc khiếu nại về hành vi trái pháp luật của cơ sở giam giữ. Cần thiết thì có thể quy định chế tài đối với những trường hợp cố tình gây khó dễ cho người bào chữa trong việc gặp, hỏi người bị buộc tội nhằm đảm bảo tốt nhất quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa.

Thứ hai, quy định hoặc hướng dẫn cụ thể cho phép người bào chữa được quyền đề nghị các CQTHTT, người THTT hỗ trợ khi người bị hại, người làm chứng, người khác biết về nội dung vụ án không hợp tác.

Việc quy định cho người bào chữa được gặp, hỏi những đối tượng nói trên thể hiện các nhà làm luật đã thừa nhận vai trò quan trọng của người bào chữa trong VAHS. Tuy nhiên, những đối tượng này không phải ai cũng đồng ý hợp tác với người bào chữa khi có u cầu. Phần vì họ khơng có thiện cảm với người bào chữa (do đang bào chữa cho người trực tiếp xâm hại đến mình), phần vì ngại trách nhiệm, ngại dính líu, liên quan đến các cơ quan nhà nước, sợ phiền hà, sợ bị trả thù …nên họ không đồng ý gặp và làm việc với người bào chữa; đa phần những người này chỉ có bản tự khai và biên bản lấy lời khai trong giai đoạn điều tra, còn tại phiên tòa họ thường vắng mặt. Thiết nghĩ để đảm bảo cho việc thu thập chứng cứ của người bào chữa từ các đối tượng trên thì nên có quy định cho phép người bào chữa được quyền đề nghị các CQTHTT, người THTT mời những người này lên làm việc nếu

người bào chữa đã liên hệ với họ nhưng không nhận được sự hợp tác của họ và tại buổi làm việc đó sẽ có người bào chữa, người bào chữa được quyền đặt câu hỏi đối với những người này và đề nghị ĐTV ghi nhận những câu hỏi của người bào chữa và câu trả lời của họ vào biên bản. Có như vậy mới đảm bảo được biện pháp này được thực hiện một cách có hiệu quả trên thực tế.

Thứ ba, bổ sung quy định về việc CQTHTT, người THTT phải ra thông báo phản hồi về kết quả thu thập chứng cứ cho người bào chữa và quy định chế tài hay cơ chế buộc CQTHTT, người THTT phải thực hiện việc thu thập chứng cứ.

Như đã phân tích ở trên việc khơng có quy định các CQTHTT, người THTT phải ra thông báo trả lời cho người bào chữa về kết quả của việc thu thập chứng cứ theo yêu cầu của người bào chữa khiến cho người bào chữa gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệc cho thân chủ của mình. Đồng thời, cũng khơng có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với các CQTHTT, người THTT khi nhận được yêu cầu thu thập chứng cứ của người bào chữa, họ có thể làm, làm qua loa, đại khái hoặc khơng làm người bào chữa cũng khơng thể biết và pháp luật thì chưa có bất kỳ chế tài nào áp dụng trong trường hợp này. Do đó, việc quy định CQTHTT, người THTT phải ra thông báo về kết quả thu thập chứng cứ cho người bào chữa và quy định chế tài cụ thể đối với các CQTHTT, người THTT không thực hiện việc thu thập chứng cứ theo yêu cầu của người bào chữa là cần thiết. Một phần giúp cho người bào chữa xác định được các chứng cứ mình mong muốn có thu thập được hay khơng, lý do vì sao khơng thu thập được, để tìm phương án thu thập chứng cứ mới, bổ sung vào phần chứng cứ còn thiếu. Một phần cũng để ràng buộc trách nhiệm của các CQTHTT, người THTT để họ thực hiện một cách nghiêm túc theo yêu cầu thu thập chứng cứ của người bào chữa, góp phần xác định sự thật vụ án một cách chính xác nhất. Có thể bổ sung khoản 3, điều 81 BLTHS như sau:

Điều 81.Thu thập, giao chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa …

3. Trường hợp không thể thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa thì người bào chữa có thể để nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập. Cơ quan tiến hành tố tụng khi nhận được yêu cầu thu thập chứng cứ của người bào chữa, phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập và thông báo bằng văn bản về kết quả thu thập cho người bào chữa biết. Nếu khơng thu thập được thì phải nêu rõ lý do trong thơng báo.

Thứ tư, Bỏ trách nhiệm chứng minh tội phạm của Tòa án

Theo qui định của BLTTHS năm 2015 thì trách nhiệm chứng minh tồn bộ sự thật khách quan của vụ án, chứng minh tội phạm thuộc về CQTHTT bao gồm cả tòa án. Quy đinh này cho thấy tòa án sẽ thực hiện đồng thời hai chức năng, vừa chứng minh tội phạm, vừa xét xử. Việc Tòa án phải chứng minh tội phạm sẽ ảnh hưởng tới tính khách quan của Tịa án khi ra bản án và quyết của mình, đồng thời thiên chức “trọng tài anh minh”, “người cầm cân nảy mực” của Tòa án dễ bị hiểu sai lệch. Hoạt động tố tụng trong bất cứ lĩnh vực nào xuất hiện khi có xung đột lợi ích giữa hai chủ thể trong quan hệ pháp lý nhất định mà bản thân họ không thể tự giải quyết được phải cần đến người thứ ba là trọng tài. Cuộc đấu tranh pháp lý giữa hai bên chủ thể có cơ hội ngang nhau trong việc bảo vệ lợi ích của mình (quyền và nghĩa vụ như nhau) trước trọng tài vơ tư, khơng thiên vị chính là yếu tố làm cho hoạt động tố tụng có tính tranh tụng. Lẽ tự nhiên là vậy, chỉ có tranh tụng mới có cơ hội đạt đến chân lý. BLTTHS năm 2015 đã quy định “tranh tụng trong xét xử” là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng. Muốn tranh tụng hiệu quả các bên cần phải có “nguyên liệu” để tranh tụng và ngun liệu đó chính là chứng cứ. Nếu vẫn tiếp tục quy định cho tòa án trách nhiệm chứng minh tội phạm thì sẽ khiến cho tòa án thiếu đi sự công bằng đối với người bào chữa. Do đó, để đảm bảo tính khách quan, cơng bằng, để tòa án tạo điều kiện cho người bào chữa được thực hiện đầy đủ các quyền của mình trong đó có việc thu thập chứng cứ tại phiên tịa thì cần có phải có sự tách bạch về chức năng của các chủ thể tố tụng. Do vậy cần sửa đổi điều 15 BLTTHS năm 2015 theo hướng xác định tòa án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử, khơng có trách nhiệm chứng minh. Tịa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật nhưng thực hiện nhiệm vụ đó thơng qua chức năng xét xử của mình. Tịa án không phải là người truy tố bị cáo nên khơng có nghĩa vụ chứng minh tội phạm, nghĩa vụ chứng minh tôi phạm thuộc về các CQTHTT thực hiện chức năng

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)