Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 73 - 87)

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu thập chứng cứ của ngườ

3.2.2. Các giải pháp khác

Để các quy định về thu thập chứng cứ của người bào chữa được áp dụng một cách có hiệu quả trên thực tiễn thì ngồi việc hồn thiện các quy định của pháp luật, chúng ta cũng cần phải kết hợp với việc hoàn thiện các yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến việc áp dụng các quy định về thu thập chứng cứ của người bào chữa. Cụ thể ở đây là những người tiến hành tố tụng, người bào chữa cũng như các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.

Thứ nhất, Nâng cao năng lực và nhận thức của CQTHTT, người THTT về quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa cũng như vai trò của người bào chữa trong VAHS.

Muốn nâng cao được hiệu quả thu thập chứng cứ của người bào chữa thì trước hết cần phải thay đổi những nhận thức chưa đúng đắn của người THTT về vai trị, vị trí của người bào chữa. Phải nhìn nhận sự tham gia của người bào chữa là yếu tố khách quan để vụ án được giải quyết một cách đúng đắn. Sự có mặt của người bào chữa khơng gây khó khăn cho các CQTHTT, họ chỉ bác bỏ việc buộc tội thiếu căn cứ chứ không phải “đối thủ” của các CQTHTT. Vì vậy, người THTT cần tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện tốt chức năng bào chữa của mình trong đó có quyền thu thập chứng cứ. Quy định về thu thập chứng cứ của người hiện nay đã dần được hoàn, thể hiện rõ việc các nhà làm luật đã đánh giá cao vai trò của người bào chữa trong VAHS nhưng nếu chính những người áp dụng pháp luật là các CQTHTT, người THTT không thay đổi tư duy của mình thì luật quy định có đầy đủ đến bao nhiêu cũng không thể phát huy một cách có hiệu quả trên thực tế. Do đó, để đảm bảo cho các quy định về thu thập chứng cứ của người bào chữa được hiệu quả vấn đề đầu tiên cần giải quyết ở đây chính là vấn đề con người. Muốn hoàn thiện về mặt con người thì cần phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cho những người THTT. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng là những kiến thức mới về pháp luật, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế. Tổ chức các đợt kiểm tra kiến thức chuyên môn, đánh giá trình đồ, từ đó có chế độ tuyên dương, khen thưởng xứng đáng. Phát động các phong trào thi đua có ý nghĩa trau dồi về đạo đức, tác phong sống, làm việc nghiêm túc, lành mạnh, coi đâu là cơ sở để xuất bổ nhiệm, miễn

nhiệm. Khi có trình độ chun mơn cao và kinh nghiệm thực tiễn phong phú thì những người THTT sẽ có thể thay đổi được những nhận thức chưa đúng đắn về vai trị, vị trí của người bào chữa, từ đó có những đánh giá và cái nhìn khách quan hơn về việc tham gia vụ án của người bào chữa, khơng cịn gây khó khăn cho người bào chữa trong việc đăng ký bào chữa, gặp, hỏi người bị buộc tội, tiếp cận hồ sơ vụ án hay hỏi tại phiên tòa nữa. Nếu những người THTT tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bào chữa thu thập chứng cứ thì tác giả tin chắc rằng việc tranh tụng tại phiên tòa sẽ được thực hiện một cách hiệu quả và thực chất nhất.

Thứ hai, tuyên truyền và nâng cao ý thức pháp luật đối với người dân, cơ quan, tổ chức, đoàn thể.

Tuyên truyền pháp luật là một phương pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về kiến thức pháp luật. Điều này một mặt giúp cho họ tự ý thức và tuân thủ pháp luật, tự mình bảo vệ những lợi ích chính đáng của bản thân và lợi ích chung của xã hội, mặt khác giúp các CQTHTT nhanh chóng phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với hành vi phạm tội. Do đó, cần thiết phải thay đổi nhận thực của người dân nói chung và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể để họ biết rằng sự tham gia của người bào chữa trong vụ án hình sự là cần thiết và biết rõ được vai trò cũng như quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa để khi người bào chữa có đề nghị thì họ sẽ phối hợp cung cấp một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Khi họ nhận thức đúng đắn thì sẽ khơng có chuyện gây khó dễ hoặc từ chối cung cấp khi người bào chữa đề nghị.

Việc tuyên truyền pháp luật phải được thực hiện một cách nghiêm túc, không qua loa, đại khái, khơng mang tính hình thức. Nhà nước cần có những đầu tư thích đáng cho việc này, có thể tố chức những buổi tuyên truyền, những cuộc thi tìm hiểu về pháp luật những buổi nói chuyện để người dân hiểu biết về các quy định của pháp luật hiện hành cũng như giải đáp những thắc mắc của họ liên quan đến vai trị của người bào chữa trong vụ án hình sự cũng như việc cung cấp các chứng cứ liên quan đến vụ án để họ có được cái nhìn đầy đủ và tồn diện hơn trong việc thực hiện trách nhiệm của mình khi người bào chữa có đề nghị hoặc các CQTHTT, người THTT có yêu cầu, để thực hiện cho đúng đắn và đầy đủ, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng việc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, truyền thơng, mạng internet… các chương

trình truyền hình như “Chuyện khơng của riêng ai”, “Tịa tun án”; “Tìm hiểu pháp luật” là những minh chứng điển hình.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng cách niêm yết công khai văn bản quy phạm pháp luật tại trụ sở của các cơ quan quan nhà nước, tổ chức công khai các diễn đàn với các nội dung tìn hiểu pháp luật hay hướng dẫn người dân các bước cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như người thân và lợi ích xã hội trong VAHS.

Tổ chức các phiên tòa lưu động, phiên tịa giả định để giúp người dân có cái nhìn cơ bản nhất về tố tụng tòa án cũng như biết được phần nào vị trí và vai trị của người bào chữa trong vụ án hình sự để họ có cái nhìn rõ ràng hơn về nhiệm vụ của người bào chữa, từ đó có thể hỗ trợ, giúp đỡ người bào chữa khi có yêu cầu.

Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, người bào chữa

Để đảm bảo việc thu thập chứng cứ được tiến hành một cách hiệu quả và đúng quy định của pháp luật thì trước hết chúng ta phải xây dựng được đội ngũ luật sư và người bào chữa có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao và kinh nghiệm phong phú, để làm được điều này, tác giả xin đưa ra một số ý kiến như sau:

Nâng cao chất lượng đào tạo luật

Trước hết phải nâng cao chất lượng đào tạo luật ngay từ bậc đại học. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, bởi vì khơng có những cử nhân luật vững vàng về kiến thức xã hội, kiến thức khoa học pháp lý, ngoại ngữ… thì thật khó để Học viện Tư pháp có thể đào tạo được luật sư giỏi, luật sư hội nhập quốc tế. Thực trạng đào tạo hệ cử nhân luật ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề về chất lượng, nhất là các hệ đào tạo tại chức, vừa học vừa làm, chất lượng tuyển sinh đầu vào rất thấp, đội ngũ giảng viên có chỗ, có nơi chưa đảm bảo u cầu …Bên cạnh đó, chương trình đào tạo cử nhân luật chủ yếu là về lý thuyết mà thiếu kỹ năng thực hành, hầu như sinh viên chưa được làm quen với các công việc/nghề nghiệp liên quan đến pháp luật.

Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo luật là một giải pháp trọng tâm, là giải pháp “gốc” nhằm nâng cao chất lượng cử nhân luật nói chung và chất lượng luật sư nói riêng. Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có nghiên cứu đồng bộ, thống nhất về yêu cầu của Nhà nước, của xã hội, của nghề nghiệp đối với công tác đào tạo cử nhân luật và đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp.…

trong đó có luật sư. Nhằm đảm bảo việc đào tạo cử nhân luật gắn liền với nghề nghiệp, hướng nghiệp; còn đào tạo nghề nghiệp luật sư gắn liền với chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu.

Nâng cao chất lượng đào tạo luật sư

Trong những năm qua công tác đào tạo luật sư đã có nhiều đóng góp thiết thực đáng ghi nhận. Qua đó đã góp phần đảm bảo được yêu cầu về tiêu chuẩn, về điều kiện để trở thành luật sư và nâng cao chất lượng luật sư Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy công tác đào tạo luật sư vẫn cịn những hạn chế nhất định và cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong đào tạo luật sư.

Để nâng cao chất lượng đào tạo luật sư, theo quan điểm của tác giả cần có các giải pháp trước mắt và các giải pháp lâu dài.

Về giải pháp trước mắt: Cần đổi mới chương trình đào tạo luật sư thật sự gắn kết với yêu cầu của thực tiễn, trong đó đặc biệt chú trọng đến khâu tuyển chọn giảng viên cơ hữu, cũng như giảng viên thỉnh giảng. Đây là khâu rất quan trọng cần thiết phải nhìn nhận để đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo luật sư. Cần thiết phải có cơ chế thu hút những cán bộ, cơng chức, viên chức có trình độ cao (ít nhất cũng phải có học vị thạc sỹ trở lên), có nhiều năm cơng tác trong ngành Tư pháp, trong các học viện, các trường… có liên quan đến pháp luật về làm giảng viên cơ hữu đào tạo luật sư. Đối với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, cần có chương trình tuyển chọn một cách bài bản để đánh giá được chính xác năng lực giảng dạy cũng như thực tiễn hành nghề luật sư. Đề ra yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn đối với giảng viên; công khai và tổ chức kỳ thi tuyển chọn hàng năm, ai đạt yêu cầu thì thực hiện việc ký kết hợp đồng giảng dạy. Từ đó sẽ tuyển chọn được những giảng viên thỉnh giảng đạt yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng luật sư Việt Nam.

Việc đào tạo luật sư cần đi vào nề nếp, chuyên sâu, chú trọng đến kỹ năng hành nghề luật sư. Để nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư, theo tác giả cần phải có sự nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo. Ví dụ: trong chương trình đào tạo luật sư hiện nay, thời gian dành cho việc tổ chức diễn án khá nhiều. Tuy nhiên, việc diễn án này lại do chính các học viên tự thực hiện (các vai diễn như Thẩm phán, kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân, đương sự,…Đều do học viên đóng vai) mà cịn thiếu sự dẫn dắt, định hướng tình huống từ phía người đào tạo. Do đó,

học viên khi thực hiện diễn án hồn tồn bị động khi thiếu chun mơn và thực tiễn về vai diễn của mình và tất yếu khơng thể nào tiếp cận được sát với thực tế kỹ năng của luật sư tại một phiên tịa. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư có thể xem xét mời những Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thầm nhân dân giỏi, có nhiều kinh nghiệm tham gia diễn án và học viên chỉ đóng vai luật sư tham gia phiên tồ, khi đó phiên tịa sẽ diễn ra theo định hướng của Chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử và học viên – là các luật sư sẽ tham gia theo tình huống đó.

Về giải pháp lâu dài:

Điều 13 Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định những người được miễn đào tạo nghề luật sư bao gồm các đối tượng sau: “Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật; Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; Đã là thẩm tra viên chính ngành Tịa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật”. Tuy nhiên theo tác giả cần xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư theo hướng giảm thiểu những người được miễn đào tạo nghề luật sư. Theo đó những người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên thì khơng được miễn đào tạo luật sư mà điều kiện được miễn phải có ít nhất từ 5 năm trở lên làm Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên. Bởi vì, theo quy định hiện hành thì chỉ cần được bổ nhiệm thẩm phán, KSV, ĐTV thì đương nhiên là “đã” làm công tác này và được miễn đào tạo nghề luật sư mặc dù thời gian công tác, kinh nghiệm khơng nhiều.

Bên cạnh đó, tác giả ủng hộ đa số quan điểm cho rằng phải phân loại luật sư theo các chuyên ngành chuyên sâu tương ứng với chứng chỉ hành nghề như luật sư tố tụng, luật sư tư vấn pháp luật, luật sư thương mại - quốc tế,… và việc đào tạo luật sư cũng tuân theo các chứng chỉ hành nghề này. Những người được miễn đào tạo thì cấp chứng chỉ hành nghề phù hợp với cơng việc của họ, ví dụ như đã là thẩm phán thì cấp chứng chỉ hành nghề luật sư tố tụng, còn nếu muốn hành nghề tư vấn pháp luật, thương mại - quốc tế thì phải tham gia khóa đào tạo để được cấp chứng chỉ hành nghề phù hợp hoặc đã là giảng viên chính chuyên ngành luật thương mại – quốc tế thì cấp chứng chỉ hành nghề luật sư thương mại – quốc tế và muốn tham gia tố tụng thì phải tham gia khóa đào tạo để được cấp chứng chỉ hành nghề.

Đối với việc đào tạo luật sư cũng như vậy, phải đào tạo chuyên sâu theo chứng chỉ hành nghề, được cấp chứng chỉ nào thì hành nghề theo chứng chỉ đó, muốn hoạt động trên tất cả các lĩnh vực bắt buộc phải hội tụ đủ các chứng chỉ hành nghề theo quy định. Đối với những người đã là luật sư đang hành nghề thì có cơ chế cho họ đăng ký hành nghề theo một chứng chỉ nhất định, còn các chứng chỉ hành nghề lĩnh vực, chuyên ngành khác thì tạo đều kiện cho họ tham gia kỳ thi kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu về cách xác định, nhận biết chứng cứ và phương pháp thu thập để đảm giá trị chứng minh của chứng cứ cho người bào chữa.

Xuất phát từ lịch sử tố tụng của nước ta mà người bào chữa từ trước đến nay thường sử dụng hồ sơ “buộc tội” để “gỡ tội” nên năng lực nhận biết chứng cứ cũng như việc thu thập chứng cứ của người bào chữa khơng cao, dễ dẫn đến vơ hiệu hóa các chứng cứ thu thập. Vì vậy, muốn đảm bảo hiệu quả của việc thu thập chứng cứ tác giả thiết nghĩ cần phải thường xuyên tổ chức những buổi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến vấn đề chứng cứ, được hướng dẫn bởi những người bào chữa có nhiều kinh nghiệm trong nghề hoặc chính từ những người THTT để người bào chữa được trang bị đầy đủ những kiến thức cũng như kỹ năng thu thập chứng cứ, góp phần bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc quy định quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa đã thể hiện được sự quan tâm cũng như sau đánh giá đúng về vai trò và tầm quan trọng của người bào chữa trong vụ án hình sự, thể hiện được tiến bộ vượt bậc trong tư tưởng cũng như trong pháp luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn có nhiều hạn chế về mặt quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng cần phải được khắc phục để đảm bảo tốt nhất hiệu quả của việc thu thập chứng cứ của người bào chữa, góp phần nâng cao tính tranh tụng trong vụ án hình sự, tuân thủ theo đúng các quy

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 73 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)