Cộng hòa liên bang Đức

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 27 - 32)

1.4. Quy định của một số nước về thu thập chứng cứ của người bào chữa

1.4.2. Cộng hòa liên bang Đức

Luật tố tụng hình sự Đức khơng có định nghĩa về người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng. Các đối tượng tham gia vào quan hệ tố tụng để giải quyết vụ án đều là chủ thể tham gia tố tụng. Tùy theo từng loại người có những vai trị khác nhau trong tố tụng hình sự mà pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của họ phải tham gia vào giải quyết vụ án.

Đối với các quy định về người bào chữa thì điều 137 Bộ luật tố tụng hình sự Đức quy định bị can, bị cáo có thể yêu cầu luật sư bào chữa tại bất cứ giai đoạn nào của q trình tố tụng nhưng tối đa khơng q ba người. Luật sư có nghĩa vụ hành động trong khuôn khổ pháp luật, tôn trọng sự thật khi đưa ra thơng tin trước Tồ,

25 Tham khảo tác giả Richard S. Shine, bài “Mơ hình tố tụng hình sự Hoa Kỳ”, tại Hội thảo Mơ hình TTHS

một số nước trên thế giới- Kinh nghiệm đối với việc hồn thiện mơ hình TTHS Việt Nam, do Chương trình Đối tác tư pháp và Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức, Hà Nội ngày 15-16 tháng 11/2011.

26 Quy tắc TTHS Liên bang (Quy tắc 29.1)

khơng để khách hàng của mình trốn tránh pháp luật và khơng được tự mình giả mạo chứng cứ hoặc giúp đỡ khách hàng của mình giả mạo chứng cứ. Tuy nhiên, không giống như Công tố viên, Luật sư khơng có nghĩa vụ hành động một cách khách quan, do đó, họ chỉ cần đưa ra những chứng cứ và những luận điểm có lợi cho khách hàng và trợ giúp khách hàng trong việc đòi hỏi quyền lợi của khách hàng.

Về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, đặc biệt là quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa thì Luật tố tụng hình sự khơng có ghi nhận vào một điều luật mà thông qua từng điều luật cụ thể, người bào chữa có thể thực hiện quyền thu thập chứng cứ của mình như: quy định Luật sư biện hộ có quyền được tự mình tiến hành điều tra. Quyền quan trọng nhất của luật sư biện hộ và cũng là quyền đã được mở rộng trên thực tế là quyền được tiếp cận một cách không hạn chế đối với các hồ sơ có liên quan đến việc thẩm vấn bị can, bị cáo, các kết luận của các giám định viên (Điều 168c, d, Điều 147(3)). Điều 147 BLTTHS quy định Luật sư bào chữa có quyền kiểm tra các hồ sơ vụ án mà Tồ án có, những hồ sơ sẽ được trình lên Tồ án trong trường hợp đã quyết định khởi tố, kiểm tra những chứng cứ đã được thu thập chính thức, kiểm tra việc giám định của chuyên gia. Ở tất cả các giai đoạn tố tụng, luật sư bào chữa có quyền kiểm tra các biên bản lấy lời khai bị can, các hoạt động tố tụng điều tra mà luật quy định luật sư phải có mặt hoặc lẽ ra phải có mặt. Luật sư bào chữa có thể được phép mang hồ sơ (ngoại trừ các chứng cứ) về văn phòng hoặc nơi ở của mình để kiểm tra, trừ trường hợp cơ quan cơng tố hoặc thẩm phán thấy rằng việc mang hồ sơ về của luật sư ảnh hưởng đến đến bí mật điều tra. Quyền cho phép luật sư kiểm tra hồ sơ do Cơ quan công tố quyết định trong giai đoạn trước khi xét xử, các trường hợp khác do Thẩm phán Toà án đã thụ lý hồ sơ quyết định. Cơ quan công tố phải kịp thời huỷ bỏ quyết định không cho phép kiểm tra hồ sơ của lụât sư trước khi vụ án đã kết thúc điều tra, lý do ảnh hưởng đến cuộc điều tra khơng cịn nữa.

Việc trao đổi giữa lụât sư bào chữa với bị can, bị cáo có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng, kể cả việc đàm thoại qua điện thoại mà không bị giám sát, kiểm sốt và khơng hạn chế về thời gian, cả khi bị can bị tạm giam trong giai đoạn tiền xét xử (Điều 148, 148a) trừ trường hợp bị can, bị cáo theo quy định thuộc đối tượng bị giám sát (bị điều tra theo tội quy định tại Điều 129a Bộ luật hình sự), thì Tồ án thực hiện biện pháp giám sát bằng thiết bị để ngăn ngừa việc trao đổi tài liệu, đồ vật giữa bị can, bị cáo và luật sư bào chữa. Nhằm bảo vệ bí mật riêng tư giữa Luật sư

với khách hàng, Luật sư có quyền từ chối đưa ra chứng cứ và thư từ trao đổi giữa mình với khách hàng và được miễn trừ khơng bị thu giữ các thư tín đó nếu chúng thuộc quyền sở hữu của mình (Điều 53(1,2), Điều 97(1)). Mọi tài liệu liên quan đến vụ án có thể bị thu giữ bất cứ khi nào được tìm thấy trừ trường hợp tài liệu của Luật sư biện hộ tiếp xúc với thân chủ và các tài liệu thuộc hoạt động nghiệp vụ của luật sư (Điều 148). Trong quá trình xét xử, Luật sư biện hộ có nhiệm vụ bảo đảm các thủ tục tố tụng được tuân thủ đúng đắn cũng như bảo vệ quyền của bị cáo. Luật sư cũng có nhiệm vụ trình ra trước Tồ án tất cả các bằng chứng có lợi cho bị cáo, đệ trình và làm đơn yêu cầu cũng như đặt câu hỏi.

Luật sư và Cơng tố viên có quyền có mặt và được báo trước về ngày tiến hành thẩm vấn, được phép có mặt khi Thẩm phán thẩm vấn nhân chứng hay chuyên gia giám định, trừ trường hợp xét thấy việc thơng báo đó gây bất lợi cho q trình điều tra (Điều 168).

Khi cảnh sát tiến hành thẩm vấn, Luật sư khơng được phép có mặt, trừ phi bị can từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào nếu khơng có mặt Luật sư. Sự hiện diện của Luật sư do cảnh sát quyết định mặc dù kinh nghiệm thực tế cho thấy Luật sư bào chữa có thể giúp hạn chế sai sót điều tra bằng cách đặt thêm các câu hỏi phụ và khuyến khích thân chủ của mình hợp tác với cảnh sát.

Luật sư biện hộ và bị cáo cũng có quyền chất vấn nhân chứng (Điều 240), đưa ra nhận xét hay tuyên bố. Luật quy định cho phép đối chất nhân chứng trong trường hợp bên cơng tố và bên biện hộ đề nghị Tồ án thực hiện quyền này. Trong trường hợp đó, cơng tố viên và luật sư biện hộ được độc lập hỏi nhân chứng cịn Thẩm phán chỉ có thể đặt thêm câu hỏi bổ sung (Điều 239).

Qua đây có thể cho chúng ta thấy, việc thu thập chứng cứ của người bào chữa tại Đức có rất nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam, ghi nhận rõ các biện pháp mà người bào chữa được sử dụng để trao đổi các vấn đề với bị can bị cáo; Được quyền tự điều tra, được tiếp cận không hạn chế đối với hồ sơ vụ án, được mang hồ sơ vụ án về văn phịng của mình để kiểm tra, đánh giá. Trong khi BLTTHS Việt Nam không cho phép người bào chữa mang hồ sơ vụ án ra khỏi trụ sở của cơ quan THTT và cũng hạn chế khi tiếp cận hồ sơ vụ án, chỉ được quyền sao chụp hồ sơ khi kết thúc điều tra. Việc quy định này cũng hạn chế phần nào việc thu thập chứng cứ của người bào chữa, vì khi quá trình điều tra kết thúc, người bào chữa mới được tiếp cận

hồ sơ vụ án, khi đó người bào chữa mới biết rõ những tài liệu, đồ vật, chứng cứ được sử dụng để kết tội thân chủ mình, từ đó mới tiến hành thu thập chứng cứ để phản bác lại những chứng cứ mà các CQTHTT đưa ra. Đây cũng là một điểm hạn chế trong TTHS việt Nam.

Qua việc nghiên cứu quy định về thu thập chứng cứ của một số nước nói trên chúng ta có thể thấy điểm khác biệt rất rõ trong việc thu thập chứng cứ của người bào chữa tại các nước có mơ hình tố tụng tranh tụng so với nước ta (mơ hình tố tụng hỗn hợp), từ đây chúng ta có thể nghiên cứu, học hỏi một số điểm tiến bộ của các nước này để áp dụng trong lần sửa đổi, bổ sung tiếp theo của BLTTHS nhằm nâng cao hơn nữa tính tranh tụng trong VAHS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chứng cứ là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự. Nắm rõ khái niệm, bản chất, đặc điểm của chứng cứ giúp cho chúng ta có cái nhìn bao qt nhất về tầm quan trọng của chứng cứ và đánh giá một cách chính xác về giá trị của chứng cứ đối với từng chủ thể khác nhau trong VAHS. Để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án, ngoài việc quy định những người THTT, các CQTHTT có quyền thu thập chứng cứ thì cũng cần có các quy định đảm bảo cho người bào chữa được thực hiện quyền này, vì họ là một chủ thể thực hiện chức năng “gỡ tội” không thể sử dụng hồ sơ “buộc tội” để gỡ tội được, như vậy thì hiệu quả sẽ không cao. Việc quy định cho phép người bào chữa được quyền thu thập chứng cứ cũng như quy định cách thức, biện pháp người bào chữa được sử dụng để thu thập chứng cứ dựa trên cơ sở của Hiến pháp năm 2003, yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và xuất phát từ chính các nguyên tắc cơ bản của BLTTHS năm 2015. Đồng thời, cũng phát sinh từ yêu cầu thực tiễn giải quyết vụ án hình sự, người bào chữa cần có “ngun liệu” để thực hiện việc tranh tụng.

Để hình thành quy định về thu thập chứng cứ của người bào chữa phải trải qua một quá trình hình thành lâu dài. Đi từ việc khơng có ghi nhận, đến khi bước đầu ghi nhận về việc thu thập tài liệu, đồ vật và sau cùng mới quy định người bào chữa được quyền thu thập chứng cứ và các biện pháp, cách thực người bào chữa được thực hiện để thu thập chứng cứ trong BLTTHS năm 2015. Việc ghi nhận và quy định về thu thập chứng cứ của người bào chữa thể hiện một bước tiến vượt bậc trong việc nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò của người bào chữa trong việc giải quyết vụ án và cũng là một cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện quyền tranh tụng tại tòa án.

Từ những nghiên cứu chung về chứng cứ và thu thập chứng cứ của người bào chữa thì việc tiến hành nghiên cứu, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, vận dụng vào Việt Nam để ngày càng hoàn thiện hơn nữa các quy định về thu thập chứng cứ của người bào chữa.

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ THU THẬP

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)