Nhu cầu nâng cao hiệu quả thu thập chứng cứ của người bào chữa

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 62 - 65)

Đảm bảo hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về thu thập chứng cứ của người bào chữa là một yêu cầu cấp thiết nhằm thực hiện đúng đắn, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước về cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; và đáp ứng các địi hỏi thực tiễn giải quyết vụ án hình sự, cụ thể:

Một là, Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp đáp ứng yêu cầu đổi mới được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng nhất là nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ chính trị “Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Theo đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay là nâng cao hơn nữa tính “Tranh tụng tại phiên tịa” theo tinh thần của nghị quyết số 08/NQ- TW ngày 02/01/2020 của Bộ chính trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xét xử ở nước ta. Quá trình thu thập chứng cứ ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chứng minh tại phiên tòa với sự tham gia đầy đủ của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Phiên toà là giai đoạn cuối cùng cũng như là giai đoạn giữ vai trị quyết định đối với tồn bộ q trình tố tụng. Để đảm bảo được việc tranh tụng thực hiện một cách hiệu quả thì khơng thể tách rời việc nâng cao hiệu quả của hoạt động thu thập chứng cứ, đặc biệt là thu thập chứng cứ của người bào chữa. Vì người bào chữa là một bên của q trình tranh tụng, chỉ có thu thập được nhiều chứng cứ có lợi thì người bào chữa mới có “nguyên liệu” để thực hiện việc tranh tụng và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của thân chủ mình một cách tốt nhất.

Hai là, hiện nay BLTTHS năm 2015 đã quy định “Tranh tụng trong xét xử được đảm bảo” là một trong những nguyên tắc của tố tụng hình sự. Đồng thời, cũng

quy định rõ hơn các quyền của người bào chữa, trong đó có quyền thu thập chứng cứ và các biện pháp người bào chữa được tiến hành để thu thập chứng cứ nhằm đảm bảo cho nguyên tắc này được thực hiện một cách có hiệu quả trên thực tế. Do đó, cần thiết phải hồn thiện hơn nữa các quy định về thu thập chứng cứ để góp phần giúp cho người bào chữa có thể thực hiện tranh tụng một cách hiệu quả và thực chất hơn, không bị quá phụ thuộc vào hồ sơ của các CQTHTT.

Ba là, thực tiễn giải quyết VAHS ở nước ta trong thời gian qua cho thấy, trong các vụ án hình sự thì việc thu thập chứng cứ của người bào chữa còn rất hạn chế. Chủ yếu dựa vào hồ sơ “buộc tội” của các CQTHTT, khiến cho kết quả của việc tranh tụng không cao và mang nặng tính hình thức. Mặc dù BLTTHS năm 2015 đã quy định cho người bào chữa được thực hiện việc thu thập chứng cứ thông qua những biện pháp cụ thể. Tuy nhiên trên thực tế, người bào chữa vẫn gặp vơ vàn những khó khăn, cách trở, làm cho việc thu thập chứng cứ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Việc này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng những nguyên nhân chủ yếu nhất đó là:

Do quy định của pháp luật chưa thực sự rõ ràng và đầy đủ. Pháp luật là cơ sở vững chắc cho việc giải quyết mọi vấn đề có liên quan trong VAHS. Pháp luật có hồn thiện thì việc áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn mới đạt hiệu quả. Nhưng do trình độ lập pháp của nước ta chưa cao nên chưa thể dự liệu hết được những vấn đề sẽ phát sinh trong thực tiễn khi áp dụng các quy định pháp luật đã được ban hành. Khiến cho pháp luật chỉ áp dụng được một thời gian lại phải tiến hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Bên cạnh đó Chúng ta rất ít có sự học hỏi và kế thừa những tiến bộ của pháp luật thế giới cũng như ngay trong chính pháp luật của các lĩnh vực có các đặc điểm tương tự trong nước. Mặc dù BLTTHS đã quy định một cách khá đầy đủ về các vấn đề liên quan đến thu thập chứng cứ của người bào chữa. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế và thiếu sót nhất định. Sự thiếu sót trong các quy định của pháp luật đã khiến cho quá trình áp dụng trên thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn, đây là một nguyên nhân quan trọng khiến cho việc thu thập chứng cứ của người bào chữa chưa mang lại hiệu quả như mong muốn và hiệu quả của hoạt động tranh tụng trên thực tế cũng không cao.

Do các CQTHTT, người THTT chưa đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của người bào chữa trong việc thu thập chứng cứ dẫn đến việc gây khó khăn cho người bào chữa trong việc đăng ký bào chữa, gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị

can, bị cáo, tiếp cận tài liệu, hồ sơ vụ án cũng như không tiến hành thu thập chứng cứ theo yêu cầu của người bào chữa.

Do ảnh hưởng bởi lịch sử cũng như mơ hình tố tụng của nước ta mà các CQTHTT, người THTT không coi trong vai trò của người bào chữa trong vụ án, thường xuyên gây khó dễ cho người bào chữa, cho rằng việc người bào chữa tham gia vào vụ án khơng những khơng giúp đỡ được gì mà chỉ gây thêm phiền hà, phức tạp nên tìm mọi cách để hạn chế sự tham gia của người bào chữa trong vụ án cũng như khơng nhiệt tình tiến hành thu thập chứng cứ theo yêu cầu của người bào chữa. Việc này khiến cho người bào chữa gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập chứng cứ cũng như dễ gây nản lòng cho người bào chữa khiến cho họ khơng cịn nhiều nhiệt huyết để tiến hành thu thập tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện từ vì có q nhiều khó khăn, trắc chở mà cho dù có thu thập được thì cũng khơng biết có được các CQTHTT, người THTT chấp nhận làm chứng cứ hay không.

Do sự thiếu hợp tác của một bộ phận cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Trong hoạt động thu thập chứng cứ của người bào chữa cũng cần rất nhiều sự trợ giúp từ phía các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan. Nhưng nhiều khi không nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan này, không những thế một số trường hợp họ cịn cố tình bưng bít những tài liệu, chứng cứ liên quan gây khó khăn rất nhiều cho người bào chữa trong việc, thu thập chứng cứ. Một số trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang nắm giữ các tài liệu chứng cứ liên quan mặc dù đã nhận được đề nghị của người bào chữa hoặc văn bản yêu cầu cung cấp chứng cứ của các CQTHTT, người THTT nhưng những người có thẩm quyền vẫn khơng cung cấp. Ngồi ra cũng có khơng ít trường hợp sai sót trong cơng tác chun môn của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Do đó, khi người bào chữa, các CQTHTT, người THTT yêu cầu cung cấp các tài liệu, chứng cứ vì sợ trách nhiệm nên họ cố tình bưng bít tới cùng.

Do một số người bào chữa còn thiếu kỹ năng trong việc thu thập chứng cứ. Xuất phát từ mơ hình tố tụng của nước ta mà vai trị thu thập chứng cứ của người bào chữa còn khá mờ nhạt, chủ yếu dựa vào hồ sơ của các CQTHTT, người THTT để bào chữa khiến cho người bào chữa khơng có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng khi thu thập chứng cứ. Ngồi ra việc khơng được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ của một số người bào chữa cũng khiến cho họ không biết chuyển hóa được những tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện từ mà mình thu thập được thành chứng cứ để được sử dụng trong việc giải quyết vụ án.

Từ những phân tích nêu trên, tác giả thiết nghĩ cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau, đó là: các giải pháp pháp lý; các giải pháp về tổ chức; các giải pháp về con người, các giải pháp này liên quan chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau, giải pháp này là tiền đề và điều kiện để tiến hành các giải pháp kia và ngược lại, có như vậy mới nâng cao hơn nữa hiệu quả việc thu thập chứng cứ của người

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ của người bào chữa theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)