2.1.4.2 .Chỉ số về đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
3.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
3.2.2. Thuận lợi và khó khăn
3.2.2.1. Thuận lợi
Trải qua những năm hoạt động có hiệu quả là nhờ vào những thuận lợi: - Được sự chỉ đạo, lãnh đạo và quan tâm của lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của các cấp ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng MHB chi nhánh TP.Cần Thơ – PGD Ninh Kiều, năng nổ nhiệt tình… trong việc chuyển tải vốn tín dụng phục vụ trong lĩnh vực kinh tế.
- Cần Thơ là thành phố trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long lại là thành phố trực thuộc Trung Ương nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn, nhu cầu về vốn cao, đây chính là nhóm khách hàng truyền thống của ngân hàng với lượng vốn vay khá lớn. Đây lại là khu vực có dân số đơng, nhu cầu về xây dựng và phát triển nhà ở là rất cao do đó ngân hàng có được lượng khách hàng rất lớn từ nguồn này.
- Vị thế cạnh tranh cũng như uy tín của ngân hàng ngày càng được mở rộng trên thị trường nên doanh số huy động qua các năm đều tăng. Do vậy mà mở rộng
GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 42 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng
được hoạt động tín dụng của ngân hàng càng ngày càng có nhiều khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng.
Hiện nay, Ngân hàng chủ động triển khai phần mềm lõi Corebanking – T24 trị giá 4 triệu USD do công ty Temenos, Thụy Sỹ thực hiện. Công nghệ nay sẽ giúp Ngân hàng triển khai các sản phẩm, dịch vụ hiện đại hơn, tạo sự an tồn, chính xác trong giao dịch.
3.2.2.2. Khó khăn
Song song với những thuận lợi trên, ngân hàng cũng cịn găp một số khó khăn sau:
- Khó khăn đầu tiên chính là sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn hoạt động do sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng và chi nhánh hoạt động với các sản phẩm đa dạng. Trong khi đó lãi suất huy động của ngân hàng lại thấp hơn các đơn vị khác nên nguồn vốn huy động chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay hộ sản xuất.
- Bên cạnh các Ngân hàng, công ty Bảo hiểm, Bưu điện, các công ty thuê Tài chính chiếm số lượng khơng nhỏ trên địa bàn TP. Cần Thơ. Với những đặc thù hoạt động riêng, các công ty này là những đối thủ đáng gờm trong trong tương lai, tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
- Lãi suất trên thị trường thường xuyên biến động nên buộc ngân hàng phải có chính sách thay đổi phù hợp với biến động của thị trường để nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng và chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động vốn và cho vay vốn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đủ để trang bị cho quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng.
- Cán bộ cịn ít nên khi được điều hành đi cơng tác đến những nơi khác thì khơng có người đảm nhận cơng việc.
- Nguồn vốn huy động tuy có tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng cịn thấp đã ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng, thị phần, thị trường của đơn vị.
GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 43 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng
- Việc sử lý tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện ra pháp luật đối với nợ quá hạn, nợ khó địi hiện nay thủ tục hồ sơ pháp lý còn rườm rà, tốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng kết quả đem lại chưa cao, đặc biệt việc xử lý tài sản là giá trị quyền sử dụng đất.
Tóm lại:
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB chi nhánh TP.Cần Thơ - PGD Ninh Kiều có hiệu quả và có sự phấn đấu vươn lên, thể hiện lợi nhuận qua các năm đều dương, tạo đà phát triển cho những năm tới. Tuy chưa đạt mức tăng trưởng nguồn vốn cho vay theo chiến lược kinh doanh nhưng huy động vốn đã có mức tăng trưởng liên tục. Bên cạnh đó tiềm ẩn rủi ro tín dụng vẫn là mối quan tâm hàng đầu, đòi hỏi phải có sự dự báo và điều tiết cho phù hợp kịp thời.
3.2.3. Định hướng phát triển
- Tăng lợi nhuận và phát triển bền vững là trọng tâm mà hội đồng quản trị MHB đưa ra với các kế hoạch đa dạng hóa các hoạt động như sau:
- Nghiên cứu và phát triển các dịch vụ và sản phẩm tín dụng mới, đồng thời đảm bảo nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống;
- Đưa ra chuỗi các sản phẩm tiết kiệm mới.
- Phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới mang tính đột phá dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
- Mở rộng phát triển công nghệ để hỗ trợ các sản phẩm mới được đưa ra và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Đào tạo, nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên trong mọi công tác, nhất là công tác huy động vốn để phát huy tối đa năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
- Phân cơng lãnh đạo từng phịng, từng bộ phận tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, đồng thời để rút kinh nghiệm và làm tốt việc xây dựng kế hoạch tháng, quý, đi đôi với việc thi đua khen thưởng, kỷ luật kịp thời.
GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 44 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng
Chương 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH TP. CẦN THƠ – PGD NINH KIỀU
4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 – 2010
4.1.1. Đánh giá chung về huy động vốn
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng một vai trị quan trọng và quyết định. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn đó là: vốn huy động và vốn vay từ Ngân hàng cấp trên (NHCT).
Nguồn vốn huy động: Ngân hàng được quyền sử dụng và có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn.
Nguồn vốn vay từ NHCT: nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn tại ngân hàng.
Do nguồn vốn huy động có vai trị quan trọng trong quá trình kinh doanh nên ngân hàng MHB chi nhánh TP.Cần Thơ – PGD Ninh Kiều đã nỗ lực lớn để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư nhằm bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục.
4.1.2. Tình hình nguồn vốn huy động tại ngân hàng qua 3 năm 2008 - 2010
Như chúng ta đã biết mức độ quan trọng của nguồn vốn huy động, ngân hàng muốn kinh doanh có lợi nhuận cao thì vốn huy động phải cao. Do đó cơng tác huy động vốn là khâu quan trọng đầu tiên không thể thiếu được trong hoạt
GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 45 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng
động kinh doanh của ngân hàng nói chung và ngân hàng MHB chi nhánh TP.Cần Thơ – PGD Ninh Kiều nói riêng. Để hiểu rõ tình hình huy động vốn của ngân hàng ta đi vào phân tích thơng qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2008 - 2010
ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Vốn huy động 37.290 43.430 63.763 6.140 16,47 20.333 46,82 1.TG tiết kiệm 32.065 35.336 53.324 3.271 10,20 17.988 50,91 - Có kỳ hạn 26.367 29.364 46.674 2.997 11,37 17.31 58,95 - Không kỳ hạn 5.698 5.972 6.650 274 4,81 678 11,35 2.TG TCKT 2.360 4.625 5.869 2.265 95,97 1.244 26,90 3.Phát hành GTCG 2.865 3.469 4.570 604 21,08 1.101 31,74
II. Vốn điều chuyển 66.367 60.320 40.623 -6.047 -9,11 -19.697 -32,65 III. Vốn khác 3.265 3.326 4.278 61 1,87 952 28,62 Tổng nguồn vốn 106.922 107.076 108.664 154 0,14 1.588 1,48
(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng MHB – PGD Ninh Kiều)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2009 tổng nguồn vốn là 107.076 triệu đồng, tăng 154 triệu đồng so với năm 2008. Tăng mạnh nhất là vào năm 2010, tổng nguồn vốn đạt 108.664 triệu đồng, tăng 1.588 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng khoảng 1,48%. Nguyên nhân tăng như vậy là do công tác thu hút huy động vốn từ lượng tiền nhàn rỗi của dân cư, tổ chức kinh tế được phát triển. Bằng các chính sách tăng lãi suất tiền gửi hấp dẫn làm cho tổng nguồn vốn năm 2010 tăng 1.588 triệu
GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 46 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng
đồng, tăng 1,48% so với năm 2009, còn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên có xu hướng giảm dần, năm 2008 vốn điều chuyển là 66.367 triệu đồng, đến năm 2010 vốn điều chuyển chỉ còn 40.623 triệu đồng. Kết quả này cho thấy ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt như áp dụng chính sách khách hàng, đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, chính sách lãi suất nhằm thu hút khách hàng gửi tiền vào nên vốn huy động tăng mặc dù ở giai đoạn này nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, giá vàng và dầu biến động liên tục. Để minh họa rõ hơn sự tăng giảm của vốn huy động và vốn điều chuyển ta tìm hiểu qua biểu đồ sau:
Nhìn chung tổng nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm ít nhiều đều bị ảnh hưởng bởi nguồn vốn điều chuyển từ NHCT. Nhưng nguồn vốn điều chuyển này có xu hướng giảm dần. Năm 2008 vốn điều chuyển là 66.367 triệu đồng nhưng đến năm 2009 giảm còn 60.320 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 9,11%. Đặc biệt, năm 2010 vốn điều chuyển giảm mạnh chỉ còn 40.623 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 32,65%. Điều này chứng tỏa tình hình huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Cụ thể vốn huy động của ngân hàng tăng đều qua 3 năm, năm 2008 vốn huy động là 37.290 triệu đồng đến 2009 tăng lên là 43.430 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 16,47% và tăng mạnh nhất là năm 2010 vốn huy động đạt
Hình 4: Biểu đồ tỷ trọng vốn huy động và vốn
điều chuyển của ngân hàng qua 3 năm 2008 - 2010
34.87% 62.07% 3.06% 40.56% 56.33% 3.11% 58.68% 37.38% 3.94% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 Năm Vốn khác Vốn điều chuyển Vốn huy động
GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 47 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng
63.763 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 46,82%. Đây là một kết quả đáng mừng mà ngân hàng đạt được trong 3 năm qua, ngân hàng từng bước chủ động về nguồn vốn của mình hạn chế tối thiểu việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ NHCT, giảm bớt được phần nào về chi phí lãi vay của NHCT, vì đây là khoảng chi phí khá cao mà ngân hàng phải trả khi huy động vốn. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn của ngân hàng vẫn còn hơi cao. Ngun nhân ở đây khơng phải hồn tồn là do ngân hàng vì Quận Ninh Kiều là trung tâm của TP.Cần Thơ nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ gia đình tương đối cao. Trong khi đó nguồn huy động vốn của ngân hàng chưa kịp thời đáp ứng được, chính vì thế ngân hàng cần có sự hộ trợ từ nguồn vốn điều chuyển của NHCT. Mặt khác, là do tình hình kinh tế trong thời gian qua khơng mấy ổn định, đẩy giá một số mặt hàng lên cao và tâm lý sợ thiếu thốn nên người dân vay tăng cao. Ngoài ra, đối với những người dân làm ăn có dư, đa phần họ khơng có thói quen gửi tiền vào ngân hàng. Nếu có tiền thì họ thường mua vàng để dự trữ ở nhà nên rất khó cho việc huy động vốn, mà nhu cầu cho vay ngày càng tăng, cách duy nhất còn lại là Ngân hàng phải vay từ NHCT.
Nhìn chung, tình hình huy động nguồn vốn qua 3 năm đều tăng, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ NHCT. Điều này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn huy động tại địa phương, có thế thì hoạt động của ngân hàng mới thật sự có hiệu quả. Bởi vì lãi suất vốn vay NHCT cao hơn lãi suất vốn huy động tại chỗ.
Tóm lại, nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng qua ba năm và tốc độ tăng giữa các năm có biến đổi lớn. Đây là kết quả tốt của ngân hàng về quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng hơn cũng như vị thế cạnh tranh của mình ngày càng được nâng lên trên địa bàn.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 – 2010
Đối với các Ngân hàng thương mại, cho vay là nghiệp vụ kinh doanh sinh lời chủ yếu. Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản. Doanh số cho vay tăng chứng tỏ sự
GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 48 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng
tăng trưởng của hoạt động tín dụng. Doanh số cho vay nhiều hay ít phụ thuộc nguồn vốn của ngân hàng. Do bản chất của hoạt động tín dụng là đi vay để cho vay vì thế với nguồn vốn huy động được ở mỗi năm, ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn, khơng ln chuyển được nguồn vốn. Trong những năm qua bằng hoạt động tín dụng của mình, ngân hàng MHB chi nhánh TP.Cần Thơ – PGD Ninh Kiều đã góp phần vào mức tăng trưởng cao và ổn định của Quận.
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn qua 3 năm 2008-2010
Hoạt động cho vay của Ngân hàng trong những năm qua đã cơ bản giải quyết phần nào về nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vừa nhỏ và các tổ chức kinh tế khác trên địa bàn Quận. Với nguồn vốn huy động được ngân hàng MHB chi nhánh TP.Cần Thơ – PGD Ninh Kiều đã đẩy mạnh công tác đầu tư cho vay đối với tất cả các loại hình sản xuất khác nhau trong Quận, cũng như các thành phần kinh tế trên địa bàn Quận.
Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời hạn qua 3 năm 2008 – 2010
ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh Lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ Tiêu 2008 2009 2010 Số Tiền (%) Số Tiền (%)
Doanh số cho vay 155.049 147.065 157.780 -7.984 -5,15 10.715 7,29
- Ngắn hạn 131.331 126.160 138.320 -5.171 -3,94 12.167 9,64 - Trung, dài hạn 23.718 20.905 19.460 -2.813 -11,86 -1.445 -6,91
(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng MHB – PGD Ninh Kiều)
Doanh số cho vay của ngân hàng tăng giảm không theo một chiều qua 3 năm. Để minh họa rõ hơn sự tăng trưởng của doanh số cho vay ta quan sát biểu đồ sau: 0 30000 60000 90000 120000 150000 180000 Triệu đồng 2008 2009 2010
Doanh số cho vay - Ngắn hạn - Trung, dài hạn
GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 49 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng
Qua bảng số liệu doanh số cho vay năm 2008 là 155.049 triệu đồng, đến năm 2009 giảm còn 147.065 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 5,15% nhưng đến năm 2010 doanh số cho vay đạt 157.780 triệu đồng, tăng 10.715 triệu đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng 7,29%. Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm tương đối ổn định, có sự tăng giảm nhưng không biến động nhiều. Nguyên nhân năm 2009 doanh số cho vay của ngân hàng bị giảm, một phần là do sự canh tranh lãi suất thị trường giữa các đơn vị trên địa bàn quận Ninh Kiều. Mặc khác, do chủ trương, chính sách của ngân hàng hạn chế cho vay để chủ động được nguồn vốn kinh doanh nhằm giảm bớt sử dụng vốn điều chuyển từ NHCT. Năm 2010 doanh số cho vay tăng lên với tốc độ là 7,29%. Nguyên nhân là do, nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ gia đình trên địa bàn quận Ninh Kiều – TP.Cần Thơ ngày càng tăng, mục đính sử dụng ngày càng đa dạng như: đầu tư trang thiết bị, thực hiện đầu tư vốn theo kế hoạch các dự án, xây dựng cơ bản, xây lắp của Nhà Nước, tư