Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh tp.cần thơ – pdg ninh kiều (Trang 36 - 67)

2.1.4.2 .Chỉ số về đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

3.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

3.2.3. Định hướng phát triển

- Tăng lợi nhuận và phát triển bền vững là trọng tâm mà hội đồng quản trị MHB đưa ra với các kế hoạch đa dạng hóa các hoạt động như sau:

- Nghiên cứu và phát triển các dịch vụ và sản phẩm tín dụng mới, đồng thời đảm bảo nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống;

- Đưa ra chuỗi các sản phẩm tiết kiệm mới.

- Phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới mang tính đột phá dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

- Mở rộng phát triển công nghệ để hỗ trợ các sản phẩm mới được đưa ra và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Đào tạo, nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên trong mọi công tác, nhất là công tác huy động vốn để phát huy tối đa năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

- Phân công lãnh đạo từng phòng, từng bộ phận tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, đồng thời để rút kinh nghiệm và làm tốt việc xây dựng kế hoạch tháng, quý, đi đôi với việc thi đua khen thưởng, kỷ luật kịp thời.

GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 44 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng

Chương 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH TP. CẦN THƠ – PGD NINH KIỀU

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 – 2010

4.1.1. Đánh giá chung về huy động vốn

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn đóng một vai trị quan trọng và quyết định. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn đó là: vốn huy động và vốn vay từ Ngân hàng cấp trên (NHCT).

Nguồn vốn huy động: Ngân hàng được quyền sử dụng và có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn.

Nguồn vốn vay từ NHCT: nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn tại ngân hàng.

Do nguồn vốn huy động có vai trị quan trọng trong quá trình kinh doanh nên ngân hàng MHB chi nhánh TP.Cần Thơ – PGD Ninh Kiều đã nỗ lực lớn để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư nhằm bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục.

4.1.2. Tình hình nguồn vốn huy động tại ngân hàng qua 3 năm 2008 - 2010

Như chúng ta đã biết mức độ quan trọng của nguồn vốn huy động, ngân hàng muốn kinh doanh có lợi nhuận cao thì vốn huy động phải cao. Do đó cơng tác huy động vốn là khâu quan trọng đầu tiên không thể thiếu được trong hoạt

GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 45 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng

động kinh doanh của ngân hàng nói chung và ngân hàng MHB chi nhánh TP.Cần Thơ – PGD Ninh Kiều nói riêng. Để hiểu rõ tình hình huy động vốn của ngân hàng ta đi vào phân tích thơng qua bảng số liệu sau:

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2008 - 2010

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền (%) Số tiền (%) I. Vốn huy động 37.290 43.430 63.763 6.140 16,47 20.333 46,82 1.TG tiết kiệm 32.065 35.336 53.324 3.271 10,20 17.988 50,91 - Có kỳ hạn 26.367 29.364 46.674 2.997 11,37 17.31 58,95 - Không kỳ hạn 5.698 5.972 6.650 274 4,81 678 11,35 2.TG TCKT 2.360 4.625 5.869 2.265 95,97 1.244 26,90 3.Phát hành GTCG 2.865 3.469 4.570 604 21,08 1.101 31,74

II. Vốn điều chuyển 66.367 60.320 40.623 -6.047 -9,11 -19.697 -32,65 III. Vốn khác 3.265 3.326 4.278 61 1,87 952 28,62 Tổng nguồn vốn 106.922 107.076 108.664 154 0,14 1.588 1,48

(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng MHB – PGD Ninh Kiều)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2009 tổng nguồn vốn là 107.076 triệu đồng, tăng 154 triệu đồng so với năm 2008. Tăng mạnh nhất là vào năm 2010, tổng nguồn vốn đạt 108.664 triệu đồng, tăng 1.588 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng khoảng 1,48%. Nguyên nhân tăng như vậy là do công tác thu hút huy động vốn từ lượng tiền nhàn rỗi của dân cư, tổ chức kinh tế được phát triển. Bằng các chính sách tăng lãi suất tiền gửi hấp dẫn làm cho tổng nguồn vốn năm 2010 tăng 1.588 triệu

GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 46 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng

đồng, tăng 1,48% so với năm 2009, còn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên có xu hướng giảm dần, năm 2008 vốn điều chuyển là 66.367 triệu đồng, đến năm 2010 vốn điều chuyển chỉ còn 40.623 triệu đồng. Kết quả này cho thấy ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt như áp dụng chính sách khách hàng, đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, chính sách lãi suất nhằm thu hút khách hàng gửi tiền vào nên vốn huy động tăng mặc dù ở giai đoạn này nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, giá vàng và dầu biến động liên tục. Để minh họa rõ hơn sự tăng giảm của vốn huy động và vốn điều chuyển ta tìm hiểu qua biểu đồ sau:

Nhìn chung tổng nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm ít nhiều đều bị ảnh hưởng bởi nguồn vốn điều chuyển từ NHCT. Nhưng nguồn vốn điều chuyển này có xu hướng giảm dần. Năm 2008 vốn điều chuyển là 66.367 triệu đồng nhưng đến năm 2009 giảm còn 60.320 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 9,11%. Đặc biệt, năm 2010 vốn điều chuyển giảm mạnh chỉ còn 40.623 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 32,65%. Điều này chứng tỏa tình hình huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Cụ thể vốn huy động của ngân hàng tăng đều qua 3 năm, năm 2008 vốn huy động là 37.290 triệu đồng đến 2009 tăng lên là 43.430 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 16,47% và tăng mạnh nhất là năm 2010 vốn huy động đạt

Hình 4: Biểu đồ tỷ trọng vốn huy động và vốn

điều chuyển của ngân hàng qua 3 năm 2008 - 2010

34.87% 62.07% 3.06% 40.56% 56.33% 3.11% 58.68% 37.38% 3.94% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 Năm Vốn khác Vốn điều chuyển Vốn huy động

GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 47 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng

63.763 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 46,82%. Đây là một kết quả đáng mừng mà ngân hàng đạt được trong 3 năm qua, ngân hàng từng bước chủ động về nguồn vốn của mình hạn chế tối thiểu việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ NHCT, giảm bớt được phần nào về chi phí lãi vay của NHCT, vì đây là khoảng chi phí khá cao mà ngân hàng phải trả khi huy động vốn. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn của ngân hàng vẫn cịn hơi cao. Ngun nhân ở đây khơng phải hồn tồn là do ngân hàng vì Quận Ninh Kiều là trung tâm của TP.Cần Thơ nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ gia đình tương đối cao. Trong khi đó nguồn huy động vốn của ngân hàng chưa kịp thời đáp ứng được, chính vì thế ngân hàng cần có sự hộ trợ từ nguồn vốn điều chuyển của NHCT. Mặt khác, là do tình hình kinh tế trong thời gian qua không mấy ổn định, đẩy giá một số mặt hàng lên cao và tâm lý sợ thiếu thốn nên người dân vay tăng cao. Ngoài ra, đối với những người dân làm ăn có dư, đa phần họ khơng có thói quen gửi tiền vào ngân hàng. Nếu có tiền thì họ thường mua vàng để dự trữ ở nhà nên rất khó cho việc huy động vốn, mà nhu cầu cho vay ngày càng tăng, cách duy nhất còn lại là Ngân hàng phải vay từ NHCT.

Nhìn chung, tình hình huy động nguồn vốn qua 3 năm đều tăng, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ NHCT. Điều này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn huy động tại địa phương, có thế thì hoạt động của ngân hàng mới thật sự có hiệu quả. Bởi vì lãi suất vốn vay NHCT cao hơn lãi suất vốn huy động tại chỗ.

Tóm lại, nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng qua ba năm và tốc độ tăng giữa các năm có biến đổi lớn. Đây là kết quả tốt của ngân hàng về quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng hơn cũng như vị thế cạnh tranh của mình ngày càng được nâng lên trên địa bàn.

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2008 – 2010

Đối với các Ngân hàng thương mại, cho vay là nghiệp vụ kinh doanh sinh lời chủ yếu. Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản. Doanh số cho vay tăng chứng tỏ sự

GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 48 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng

tăng trưởng của hoạt động tín dụng. Doanh số cho vay nhiều hay ít phụ thuộc nguồn vốn của ngân hàng. Do bản chất của hoạt động tín dụng là đi vay để cho vay vì thế với nguồn vốn huy động được ở mỗi năm, ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn, không luân chuyển được nguồn vốn. Trong những năm qua bằng hoạt động tín dụng của mình, ngân hàng MHB chi nhánh TP.Cần Thơ – PGD Ninh Kiều đã góp phần vào mức tăng trưởng cao và ổn định của Quận.

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn qua 3 năm 2008-2010

Hoạt động cho vay của Ngân hàng trong những năm qua đã cơ bản giải quyết phần nào về nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vừa nhỏ và các tổ chức kinh tế khác trên địa bàn Quận. Với nguồn vốn huy động được ngân hàng MHB chi nhánh TP.Cần Thơ – PGD Ninh Kiều đã đẩy mạnh công tác đầu tư cho vay đối với tất cả các loại hình sản xuất khác nhau trong Quận, cũng như các thành phần kinh tế trên địa bàn Quận.

Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời hạn qua 3 năm 2008 – 2010

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh Lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ Tiêu 2008 2009 2010 Số Tiền (%) Số Tiền (%)

Doanh số cho vay 155.049 147.065 157.780 -7.984 -5,15 10.715 7,29

- Ngắn hạn 131.331 126.160 138.320 -5.171 -3,94 12.167 9,64 - Trung, dài hạn 23.718 20.905 19.460 -2.813 -11,86 -1.445 -6,91

(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng MHB – PGD Ninh Kiều)

Doanh số cho vay của ngân hàng tăng giảm không theo một chiều qua 3 năm. Để minh họa rõ hơn sự tăng trưởng của doanh số cho vay ta quan sát biểu đồ sau: 0 30000 60000 90000 120000 150000 180000 Triệu đồng 2008 2009 2010

Doanh số cho vay - Ngắn hạn - Trung, dài hạn

GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 49 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng

Qua bảng số liệu doanh số cho vay năm 2008 là 155.049 triệu đồng, đến năm 2009 giảm còn 147.065 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 5,15% nhưng đến năm 2010 doanh số cho vay đạt 157.780 triệu đồng, tăng 10.715 triệu đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng 7,29%. Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm tương đối ổn định, có sự tăng giảm nhưng không biến động nhiều. Nguyên nhân năm 2009 doanh số cho vay của ngân hàng bị giảm, một phần là do sự canh tranh lãi suất thị trường giữa các đơn vị trên địa bàn quận Ninh Kiều. Mặc khác, do chủ trương, chính sách của ngân hàng hạn chế cho vay để chủ động được nguồn vốn kinh doanh nhằm giảm bớt sử dụng vốn điều chuyển từ NHCT. Năm 2010 doanh số cho vay tăng lên với tốc độ là 7,29%. Nguyên nhân là do, nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ gia đình trên địa bàn quận Ninh Kiều – TP.Cần Thơ ngày càng tăng, mục đính sử dụng ngày càng đa dạng như: đầu tư trang thiết bị, thực hiện đầu tư vốn theo kế hoạch các dự án, xây dựng cơ bản, xây lắp của Nhà Nước, tư nhân và các doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầu ổn định đời sống và phát triển kinh tế.

Trong tổng doanh số cho vay, vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao còn doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ và có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Nguyên nhân là do quy mơ của đơn vị cịn hạn hẹp về nguồn vốn nên ngân hàng chỉ chú trọng cho vay ngắn hạn, vì vịng quay vốn cho vay ngắn hạn nhanh để kịp thời thu hồi vốn về. Và đặc thù của đơn vị cho vay chủ yếu dưới hình thức cầm cố vàng, giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm…vì mục đích vay của khách hàng là phục vụ cho tiêu dùng và bn bán nhỏ. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cố gắng đáp ứng nhu cầu vay vốn trung dài hạn của khách hàng khi dự án, phương án của

GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 50 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng

khánh hàng có khả thi, đặc biệt là nhu cầu vay vốn phục vụ cho sửa chữa nhà ở, mua trang thiết bị và các dự án khác về xây dựng thì ngân hàng cố gắng hộ trợ để thục hiện đúng sứ mệnh của ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL.

 Tóm lại:

Hoạt động cho vay của ngân hàng MHB chi nhánh TP.Cần Thơ – PGD Ninh Kiều tương đối ổn định qua 3 năm từ năm 2008 – 2010. Đạt được kết quả như trên, là do sự nổ lực phấn đấu của toàn thể nhân viên cũng như chủ trương, chính sách đúng đắn của ngân hàng. Ngân hàng sẽ cố gắng nâng cao hiệu quả huy động vốn, để từ đó có thể bổ sung và đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ gia đình ổn định kinh tế và duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi khi biến cố xảy ra.

4.2.2. Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế qua 3 năm 2008- 2010

Ngoài việc phân loại cho vay theo thời hạn, ngân hàng MHB chi nhánh TP.Cần Thơ – PGD Ninh Kiều còn phân loại theo ngành nghề kinh tế. Đây cũng là cơ sở để làm căn cứ cho vay đối với ngân hàng bởi vì dựa vào việc phân tích này ngân hàng có thể xác định được ngành nào đang phát triển, thông qua đó sẽ có thái độ đúng đắn trong việc cho vay. Ngày nay, nền kinh tế đất nước đã hội nhập nên tốc độ phát triển cao, các ngành nghề kinh tế cũng theo đó mà phát triển, cho nên mỗi ngành nghề đều có thế mạnh riêng của mình. Phân tích cho vay theo ngành nghề kinh tế sẽ cho ta hiểu thêm về hoạt động tín dụng tại ngân hàng cũng như những rủi ro mà nó mang lại. Cụ thể các đối tượng ngành nghề được nêu trong bảng số liệu sau:

Bảng 4: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế qua 3 năm 2008 - 2010

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

2009/2008 2010/2009 Chỉ Tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền (%) Số Tiền (%)

Doanh số cho vay 155.049 100 147.065 100 157.780 100 -7.984 -5,15 10.715 7,29

GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 51 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng

Thương nghiệp 4.726 3,05 11.200 7,62 23.531 14,91 6.474 136,99 12.331 110,10 Xây dựng 12.722 8,31 13.235 9,00 12.100 7,67 513 4,03 -1.135 -8,58 Khác 137.051 88,39 117.230 79,71 116.549 73,87 -19.821 -14,46 -681 -0,58

(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng MHB – PGD Ninh Kiều)

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tăng giảm không theo một chiều qua các năm. Cụ thể, năm 2008 doanh số cho vay đạt 155.049 triệu đồng nhưng đến năm 2009 giảm xuống còn 147.065 triều đồng, năm 2010 lại tăng lên đạt 145.280 triệu đồng. Để thấy rõ hơn sự thay đổi tỷ trọng từng chỉ tiêu về nuôi trồng thủy sản, thương nghiệp, xây dựng ta xem biểu đồ sau:

Qua biểu đồ ta thấy ngành khác chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay, sở dĩ chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do đặc thù tín dụng của đơn vị chủ yếu là cho vay ngắn hạn dưới hình thức dịch vụ cầm cố vàng, giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm của ngân hàng phát hành,… vì vịng quay vốn nhanh, từ đó ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh tp.cần thơ – pdg ninh kiều (Trang 36 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)