Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh tp.cần thơ – pdg ninh kiều (Trang 70 - 72)

2.1.4.2 .Chỉ số về đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

5.2.3. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng

Bất kỳ kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng khó tránh khỏi rủi ro. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thì rủi ro là một yếu tố được ngân hàng luôn quan tâm. Rủi ro thường rất đa dạng đối với từng lĩnh vực đầu tư tín dụng khác nhau. Sau đây là một số biện pháp hạn chết rủi ro đến mức thấp nhất tại chi nhánh.

 Phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng

Đây là công việc quan trọng của nghiệp vụ tín dụng: Ngân hàng nên kết hợp với địa phương một cách chặt chẽ để tìm hiểu khách hàng về uy tín, trung thực, tình hình sản xuất kinh doanh của họ có đúng như vậy khơng, xem xét dự án của người dân có khả thi hay khơng. Cán bộ tín dụng cần đánh giá nguồn tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai... Tất cả thông tin này đều được cán bộ tín dụng thu thập trong q trình kiểm tra thẩm định từ thực tiễn.

Đơn đốc cán bộ tín dụng tích cực hơn trong việc thu hồi nợ vay nhất là đối với món vay trung hạn có thời gian lâu nên người dân lơ là khơng trả nợ khi đến phân kỳ trả nợ.

Khống chế tỷ lệ nợ xấu bằng cách xem xét lại việc định kỳ trả lãi và nợ có hợp lý với thu nhập khách hàng để trả nợ vay đúng kỳ hạn hay không.

 Bảo hiểm các khoản tiền vay

Bảo hiểm tín dụng nhằm san sẻ rủi ro cho các hoạt động như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tiền vay,... sẽ phần nào giúp hạn chế được rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

 Thực hiện tốt các biện pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng

Hạn chế việc cho vay đối với những khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, vì vậy ngân hàng cần kiểm sốt q trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi

GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 78 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng

vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó Ngân hàng mới nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để có biện pháp tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn đảm bảo có thể trả nợ khi đến hạn. Để làm được điều đó, lãnh đạo Ngân hàng nên phát động phong trào thi đua khen thưởng những Cán bộ xuất sắc trong công tác thu nợ cũng như kỷ luật, phê bình những Cán bộ tín dụng để nợ xấu phát sinh cao.

Ngân hàng lưu ý khi nợ quá hạn phát sinh, để hạn chế nợ quá hạn cán bộ tín dụng cần phải chấp hành đúng quy trình cho vay, phải phân tích thơng tin, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách kỹ càng và chính xác, kịp thời xử lý sai sót để tránh thất thoát vốn. Kiên quyết xử lý các khoản nợ xấu, tránh điều chỉnh, gia hạn nhiều lần, tác động tiêu cực đến thiện chí trả nợ của khách hàng.

Ngân hàng nên tiến hành phân loại khách hàng theo khả năng tài chính hoặc theo đạo đức tín dụng để kịp thời có những chính sách ưu đãi đối với các khách hàng được đánh giá là tốt và tiếp tục thực hiện phương châm “không cho vay đối với khách hàng trễ hạn gốc và lãi”.

Thường xuyên phân tích làm rõ nguyên nhân tất cả các loại nợ xấu, thực hiện tốt trong quy trình về xử lý nợ, tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể liên quan đến để giải quyết dứt điểm các hộ vay có nợ xấu. Tiến hành phân loại nợ, phân loại dư nợ, củng cố khách hàng truyền thống nhằm thiết lập mối quan hệ lâu bền với khách hàng có uy tín. Có chính sách ưu đãi như quà tặng, ưu tiên về lãi suất... khuyến khích đối với những khách hàng lớn có uy tín với ngân hàng. Đồng thời phải có biện pháp xử lý chặt chẽ đối với hộ vay trả nợ quá hạn.

GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 79 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh tp.cần thơ – pdg ninh kiều (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)