KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Trong dòng chảy chung của nền kinh tế thị trường, tất cả các doanh nghiệp, các công ty hay các tổ chức tín dụng đều phải chấp nhận quy luận là cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Gia nhập WTO là một thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam nhưng khơng vì thế mà sự cạnh tranh bớt gay gắt trái lại nó càng diễn ra khốc liệt hơn khi mà sự tham gia đầu tư của các đối tác nước ngồi vào lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng nhiều. Ngân hàng MHB chi nhánh TP.Cần Thơ – PGD Ninh Kiều cũng đã gặp không ít khó khăn trong q trình hoạt động của mình mà cụ thể là trong việc mở rộng quy mô hoạt động và thu hút khách hàng.
Nhận thức được vấn đề đó, tất cả các cán bộ cơng nhân viên tại ngân hàng dưới sự lãnh đạo của Hội Đồng Quản Trị, ban Giám Đốc đã phấn đấu, nỗ lực hết mình để hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được nâng cao với phương châm: Hiệu quả - An tồn - Bền vững.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua đạt kết quả khả quan luôn tạo ra lợi nhuận, góp phần làm cho hoạt động tín dụng trong những năm tiếp theo tăng trưởng tốt hơn. Tình hình cho vay và thu hồi nợ có những bước tiến triển đáng kể, tỷ lệ dư nợ và nợ xấu được xử lý một cách khá tốt, tuy còn tồn tại nợ xấu nhưng vẫn cịn ở mức độ cho phép. Bên cạnh đó nguồn vốn huy động mỗi năm đều tăng với tốc độ khá cao, còn vốn điều chuyển trong 3 năm qua có xu hướng giảm dần điều này cho thấy cơng tác huy động vốn có phần tích cực và đạt hiểu quả cao. Đạt được kết quả như trên là nhờ sự chỉ đạo của Ban giám đốc cùng với sự nhiệt tình và sự cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên ở ngân hàng.
GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 80 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng
Tuy nhiên, đơn vị khơng thể dừng lại với những gì đạt được mà còn phải cố gắng phấn đấu hơn nữa để khắc phục những tồn tại thiếu sót trong thời gian qua, cũng như để chuẩn bị với những thách thức mới trong q trình kinh doanh thời hội nhập và góp phần vào toàn hệ thống Ngân hàng phát triển Nhà ĐBSCL tiến đến hội nhập trong khu vực và trên thế giới.
6.2. KIẾN NGHỊ
Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Mặc dù nhìn chung hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, đơn vị vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Đề tài xin có một vài kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay như sau:
Đối với Ngân hàng MHB Việt Nam
- Cần giảm bớt thủ tục giấy tờ cho khách hàng đi vay, cải tiến về mặt thủ tục, hồ sơ pháp lý; sao cho đảm bảo hồ sơ vay vốn được gọn nhẹ, đơn giản mà vẫn đảm bảo tính pháp lý cao, hồ sơ cần đơn giản, dễ hiểu giúp khách hàng thuận tiện khi lập hồ sơ vay vốn.
- Có thể xem xét rút ngắn thời gian thẩm định những món vay lớn vượt mức phán quyết của đơn vị vì thời gian rất quan trọng nhất là khi có nhu cầu cần thiết. Thêm vào đó nên cung cấp miễn phí hồ sơ vay vốn cho khách hàng, mặc dù nguồn chi phí này chiếm rất nhỏ trong tổng chi phí của đơn vị, nhưng nó có thể tạo ra sự thơng thống cho mục tiêu phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
- Đầu tư thêm cơ sở vật chất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Quảng bá, tiếp thị hình ảnh về ngân hàng nhiều hơn nữa trong thời gian tới, các trang web cần được bổ sung và cập nhật thông tin liên tục nhằm cung cấp các thông tin đến khách hàng một cách đầy đủ nhất thông tin về ngân hàng.
Hiện nay trên thị trường các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là chưa nhiều so với các ngân hàng khác do đó đa dạng hóa các sản phẩm của ngân hàng là một biện pháp để khách hàng quan tâm đến ngân hàng nhiều hơn. Cụ thể là ngân hàng nên có máy rút tiền tự động và các dịch vụ thanh tốn thẻ có liên quan. Nếu có thể, ngân hàng nên có hình thức thanh tốn liên ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu thanh toán của khách hàng ngày phong phú. Để tạo thêm được nguồn thu mới
GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 81 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng
cũng như đa dang hóa các loại hình hoạt động, nên có phương án để thực hiện mơ hình Bancassurance, đây là hướng phát triển mới trong tương lai đối với hoạt động của nhiều ngân hàng.
Đối với các Bộ ngành đơn vị liên quan
- Chính quyền địa phương cần đơn giản hóa các loại giấy tờ cơng chứng của thủ tục vay vốn nhằm tạo thuận lợi, đảm bảo về mặt thời gian đối với người dân có nhu cầu vay vốn.
- Cần quy định đối với các doanh nghiệp, cơng ty về chế độ hạch tốn kế tốn theo đúng quy định hiện hành, các báo cáo tài chính phải được kiểm soát chặt chẽ…
- Các cơ quan thuế, thống kê, tài chính cần kiểm sốt chặt chẽ các tn thủ về kế toán và thống kê của các doanh nghiệp.
- Khi cấp giấy phép kinh doanh cho một doanh nghiệp địi hỏi cơ quan có thẩm quyền phải giám sát kinh doanh và chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân của khách hàng.
- Các loại tài sản đã thế chấp, cầm cố và bảo lãnh phải được theo dõi liên tục tại các cơ quan công chứng, đồng thời việc công chứng và xác nhận phải thật cụ thể, rõ ràng để tránh rủi ro cho Ngân hàng khi khách hàng cố ý lừa đảo, sang bán trái phép hoặc kỳ kèo không muốn trả nợ vay cho Ngân hàng.
- Các cơ quan bảo vệ và thi hành pháp luật cần đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án liên quan đến tài sản thế chấp, tránh dây dưa kéo dài.
- Hỗ trợ tích cực với Ngân hàng trong việc xử lý nợ khó địi, nợ xấu. Đối với những hộ cố tình khơng muốn trả nợ, UBND Quận, phường cần có những biện pháp xử lý cứng rắn hơn, cần thiết áp dụng biện pháp chế tài pháp luật giúp Ngân hàng thu hồi nợ nhanh chóng.
GVHD:Nguyễn Phạm Tuyết Anh 82 SVTH:Nguyễn Thị Thu Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006). Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
2. Th.s Trần Ái Kết. Giáo trình Tài Chính – Tín Dụng. Tủ sách Đại Học Cần Thơ – Năm 1997.
3. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2008). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương
mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
4. GS.TS Lê Văn Tư (2005). Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
5. TS. Nguyễn Văn Tiến (2003). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Học viện Ngân hàng.