Phổ phản xạ khuếch tán

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ TẠP HÓA NITƠ LÊN TiO2 ĐẾN KHẢ NĂNG XÚC TÁC QUANG HÓA CỦA TiO2 TỔNG HỢP BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐUN HỒI LƯU (Trang 49 - 121)

Trong nghiên cứu này, phổ phản xạ khuếch tán (DRS, diffuse reflectance spectroscopy) được sử dụng để khảo sát khả năng hấp thu ánh sáng của các mẫu trong vùng UV và Vis. Phổ này được thực hiện trên máy V-550 -C2951309 tại phòng Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng, số 01 Mạc Đĩnh Chi, quận 1 với khoảng bước sóng khảo sát từ 300 -700 nm.

Từ phổ DRS của các mẫu, xác định ngưỡng hấp thu ánh sáng theo phương pháp tiếp tuyến và tính được bandgap Eg theo công thức:

17 19,875 10 1239,8 ( ) ( ) ( ) g hC E J eV nm      (2.4) 2.4.6 Phương pháp BET

Diện tích bề mặt riêng của các mẫu được đo bằng phương pháp BET tại phòng thí nghiệm Hóa Lí trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên trên máy Quantachrome version 11.0. Lượng mẫu đem đo khoảng 0.5gam, khí sử dụng phân tích là nitơ,

nhiệt độ đuổi khí trong mẫu là 1500C, thời gian đuổi khí là 2h, thời gian phân tích 90- 110 phút, nhiệt độ phân tích mẫu là -1960C.

2.5 Phương pháp xác định hoạt tính quang xúc tác của các mẫu

2.5.1 Nguyên tắc

Trong đề tài này, methylen xanh trihydrat (MB) có công thức phân tử: C16H18N3ClS.3H2O (M = 373,91 g/mol) được sử dụng làm đối tượng để khảo sát hoạt tính xúc tác quang của các mẫu.

Hình 2.6 Công thức cấu tạo của metylen xanh [40]

Phương pháp phân tích trắc quang được dùng để xác định nồng độ của metylen xanh trong suốt quá trình phân hủy quang hóa. Phương trình Lambert – Beer biểu diễn mối liên hệ giữa độ hấp thụ quang và nồng độ chất phân tích có dạng: A=ɛ.l.C, trong đó: A là độ hấp thụ quang của phức màu, l là chiều dày cuvet,

C là nồng độ chất cần phân tích, và ε là hệ số hấp thu phân tử gam. Trong phân

tích định lượng bằng phương pháp trắc quang người ta chọn một bước sóng λ nhất định, chiều dày cuvet l nhất định và lập phương trình phụ thuộc của độ hấp

thụ quang A vào nồng độ C. Khoảng nồng độ theo phương pháp này là 10-2–10-6

M, khi hệ số tương quan 2

0, 999

rR  .

Metylen xanh là một phẩm nhuộm mang màu, trong đó cường độ màu tỷ lệ với nồng độ của chất này trong dung dịch. Dung dịch metylen xanh sau một thời gian phản ứng nhất định được đem đo quang ở giá trị bước sóng hấp thu cực đại của nó là λmax ≈ 660nm [4]. Giá trị λmax này được cài đặt cho máy trong quá trình đo quang xác định nồng độ MB ở các thí nghiệm tiếp theo.

2.5.2 Dựng đường chuẩn MB

Cân chính xác 0,3740 gam MB, hòa tan và định mức bằng nước cất thành

1000,0 mL dung dịch, thu được dung dịch MB có nồng độ 10–3M.

Lấy 10,00 mL dung dịch MB 10–3 M, pha thành 100,0 mL dung dịch có nồng

độ 10-4 M. Dung dịch này được sử dụng làm dung dịch gốc cho việc dựng đường chuẩn MB.

Cho vào 6 bình định mức 100,0 mL lần lượt các thể tích dung dịch MB 10-4 M

theo bảng 2.4. Sau đó thêm nước cất định mức cho đến vạch.

Đem 6 dung dịch pha được đi đo quang ở λ = 660nm bằng máy Optima SP- 300, lấy nước cất làm dung dịch so sánh.

Bảng 2.4 Thể tích và nồng độ dung dịch MB để dựng đường chuẩn

Từ giá trị mật độ quang đo được dùng phần mềm Excel vẽ đồ thị, đường chuẩn có dạng:

A = aC (2.5) Trong đó: A là độ hấp thu quang của MB ở thời điểm t.

C là nồng độ MB ở thời điểm t.

a là hệ số của phương trình được xác định trên đồ thị. Thể tích dung dịch MB 10-4M Nồng độ 10-5 M 1,00 0,1 3,00 0,3 5,00 0,5 7,00 0,7 9,00 0,9 12,00 1,2

2.5.3 Khảo sát sự phân hủy màu của MB khi không có xúc tác

Sau khi khảo sát sơ bộ, chọn dung dịch MB có nồng độ gốc là 1,2 10-5 M để khảo sát sự phân hủy màu của MB khi không có xúc tác, cũng như khảo sát cân bằng hấp phụ và hoạt tính quang xúc tác của các mẫu.

Sự phân hủy màu của MB theo thời gian khi không có mặt các mẫu xúc tác TiO2 được tiến hành dưới cả bức xạ UVA lẫn Vis. Thí nghiệm này được thực hiện nhằm kiểm tra sự phân hủy màu của MB dưới các ánh sáng UVA và Vis, vì nếu MB phân hủy nhiều dưới hai loại bức xạ này thì sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả khảo sát hoạt tính xúc tác quang của các mẫu trong thí nghiệm tiếp theo.

Tác giả tiến hành khảo sát sự phân hủy màu của MB khi không có xúc tác dưới cả bức xạ UVA lẫn Vis. Chiếu đèn UVA hay VIS vào becher 500 mL chứa

200,0 mL dung dịch MB nồng độ 1,2 10-5 M, khuấy từ liên tục. Sau 1h hút 10ml

dung dịch đem đo quang. Lặp lại 4 lần (khảo sát sau 4h chiếu xạ).

Từ phương trình đường chuẩn và độ hấp thu quang sẽ tính được nồng độ MB tương ứng còn lại ở từng thời điểm. Nồng độ MB còn lại trong dung dịch được suy ra từ phương trình đường chuẩn (2.5):

( ) MB MB A C M a  (2.6)

Trong đó AMB là độ hấp thu quang đo được

a là hệ số trong phương trình đường chuẩn. Phần trăm MB phân hủy dưới các bức xạ được tính bằng công thức:

0 0 % MB MB 100% MB C C phanhuyMB C    (2.7)

Trong đó C0MB (M) là nồng độ dung dịch MB ban đầu

CMB (M) là nồng độ dung dịch MB ở các khoảng thời gian khảo sát.

2.5.4 Khảo sát cân bằng hấp phụ MB của các mẫu xúc tác TiO2

Cân 0,1 gam xúc tác cho vào becher 500 mL chứa 200,0 mL dung dịch MB nồng độ 1,2 10-5 M. Khuấy từ liên tục trong bóng tối với tốc độ khuấy 400 vòng/ phút. Sau 30 phút, hút 10 mL dung dịch đem li tâm 15 phút với tốc độ vòng 2500 vòng/ phút. Dung dịch sau khi li tâm đem đo quang để xác định độ hấp thu quang. Nồng độ MB còn lại trong dung dịch ở các thời điểm t được tính theo công thức (2.6).

Tiến hành thí nghiệm trong 150 phút (5 lần đo). Cân bằng hấp phụ đạt được khi giá trị nồng độ MB còn lại trong dung dịch đo được ở các thời điểm thay đổi không nhiều theo thời gian. Ghi nhận lại thời gian đạt cân bằng để tiến hành các khảo sát tiếp theo.

Trong các thí nghiệm khảo sát cân bằng hấp phụ và hoạt tính quang xúc tác tiếp theo, tất cả thí nghiệm đều được lặp lại 2 hoặc 3 lần. Các tính toán dựa trên giá trị trung bình của các lần đo.

2.5.5 Khảo sát hoạt tính xúc tác quang của các mẫu

Cân 0,1 gam xúc tác cho vào becher 500 mL chứa 200,0 mLdung dịch MB nồng độ 1,2 10-5 M. Khuấy từ liên tục trong bóng tối cho đến thời điểm cân bằng hấp phụ xác định theo 2.5.5, hút 10mL dung dịch đem li tâm 15 phút với tốc độ vòng 2500 vòng/ phút, đo quang để xác định nồng độ MB. Nồng độ này được coi là nồng độ ban đầu CMB0 để khảo sát hoạt tính quang xúc tác phân hủy MB.

Từ thời điểm đạt cân bằng hấp phụ, chiếu đèn UVA hay Vis. Đèn UV có công

suất 9 W xuất xứ Trung Quốc, đèn Vis là đèn compact Điện Quang cũng có công

suất 9W. Nguồn bức xạ: có một giá đỡ giúp gắn đèn chiếu xạ sao cho khoảng cách từ đèn đến mặt thoáng dung dịch khảo sát khoảng 20cm. Cứ sau mỗi 30 phút, hút 10mL dung dịch đem li tâm 15 phút với tốc độ vòng 2500 vòng/ phút. Dung dịch sau khi li tâm đem đo quang để xác định độ hấp thu quang. Tiến hành thí nghiệm trong 240 phút (8 lần đo), ghi các giá trị độ hấp thu quang tương ứng.

Nồng độ MB còn lại trong dung dịch và phần trăm MB phân hủy dưới các bức xạ ở các thời điểm t được tính theo công thức (2.6) và (2.7). Độ giảm nồng độ MB theo thời gian được tính theo công thức:

Độ giảm nồng độ = C0MB – C (2.8) Trong đó C0MB (M) là nồng độ dung dịch MB ban đầu

CMB (M) là nồng độ dung dịch MB ở các khoảng thời gian khảo sát.

Hệ thống khảo sát hoạt tính xúc tác quang của các mẫu trình bày trên hình 2.7

Hình 2.7 a) Hệ thống khảo sát hoạt tính dưới đèn UVA

b) Hệ thống khảo sát hoạt tính dưới đèn Vis

Chương 3: KẾT QU

và BIỆN LUẬN

3.1 Kết quả khảo sát các đặc tính hóa lý của mẫu

3.1.1 Phổ XRD của các mẫu xúc tác

Phổ XRD của các mẫu được biểu diễn trong hình 3.1. Thành phần pha và kích thước tinh thể được biểu diễn trong bảng 3.1.

20 30 40 50 60 70 200 400 600 800 1000 I 2 theta Ti-400 TiN-400 Ti-10 TiN-2 TiN-6 TiN-10 TiN-H-2 TiN-H-6 TiN-H-10 Anatase Rutile Hình 3.1 Phổ XRD của các mẫu xúc tác

Bảng 3.1 Thành phần pha anatase, rutile và kích thước tinh thể của các mẫu Thành phần pha tinh thể (%) Kích thước tinh thể (nm) STT Mẫu

Anatase Rutile Anatase Rutile

1 Ti-400 100 0 13,4 - 2 TiN-400 100 0 18,3 - 3 Ti-10 96.5 3.5 6,7 - 4 TiN-2 99 1 4,9 - 5 TiN-6 100 0 6 - 6 TiN-10 100 0 10,2 - 7 TiN-H-2 54.1 45.9 5 8,7 8 TiN-H-6 55.8 44.2 6,5 10,2 9 TiN-H-10 50.3 49.7 9,5 12,4 Nhận xét

Nhìn chung, phương pháp nung ở 4000C cho sản phẩm có độ tinh thể hóa tốt

hơn phương pháp đun hồi lưu, điều này được xác nhận bằng mũi phổ rõ nét, cao hơn và kích thước tinh thể của nó lớn hơn kích thước tinh thể của các mẫu đun hồi lưu. Độ tinh thể hóa và kích thước tinh thể của mẫu nung ở 4000C có sự tương đồng với kết quả của các nghiên cứu trước đây [28, 29, 38].

Các mẫu đun hồi lưu có các pic của anatase hoặc rutile nhưng đường nền còn gồ ghề, cường độ pic thấp, có thể tinh thể chưa ổn định. Tuy nhiên, so với phương pháp sol-gel, sản phẩm thu được sau khi thủy phân nguồn Ti nhưng chưa nung thường ở dạng vô định hình (phụ lục 6.10). Như vậy phương pháp đun hồi lưu đã có tác dụng làm tăng độ tinh thể hóa.

Đối với các mẫu đun hồi lưu trong H2O hoặc H2O2, khi kéo dài thời gian đun hồi lưu từ 2h đến 10h thì độ tinh thể hóa và kích thước tinh thể có tăng nhưng không nhiều. Điều này phù hợp với kết quả của nghiên cứu trước đây [31].

Kích thước tinh thể của các mẫu TiO2 doping N đun hồi lưu trong dung dịch H2O và trong dung dịch H2O2 không chênh lệch nhau nhiều tương ứng với từng thời gian đun hồi lưu. Như vậy yếu tố H2O2 dường như không ảnh hưởng đến kích thước tinh thể của các mẫu.

Đối với các mẫu đun hồi lưu bằng H2O, thành phần pha tinh thể chủ yếu là anatase, rất ít pha rutile (1-3,5 %), dù có doping hay không doping với N. Điều này cho thấy việc biến tính TiO2 với nguồn N là urê đã không thúc đẩy sự tạo thành pha rutile của mẫu. Điều này cũng thấy đối với hai mẫu nung Ti-400 và TiN-400. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với một số nghiên cứu trước đây [28, 29, 37].

Trái với các mẫu TiO2 doping N đun hồi lưu bằng H2O, khi đun hồi lưu bằng dung dịch H2O2, các mẫu tạo thành là hỗn hợp của hai pha tinh thể là anatase và rutile nhưng thành phần hai pha này ở ba mẫu không khác nhau nhiều. Do đó, có thể nói thời gian đun hồi lưu không có ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ pha anatase/rutile. Ge và cộng sự [31] đã điều chế các mẫu TiO2 đun hồi lưu trong dung dịch H2O2 với kết quả tất cả mẫu đều có thành phần pha là anatase. Như vậy, có thể thấy sự hiện diện của một trong hai yếu tố H2O2 hay N khi đun hồi lưu không có ảnh hưởng đáng kể đến sự tạo thành pha rutile, nhưng nếu có sự hiện diện của cả hai thì lại làm xuất hiện pha này.

3.1.2 Diện tích bề mặt riêng của các mẫu xúc tác

Bảng 3.2 trình bày diện tích bề mặt riêng của ba mẫu Ti-10, TiN-6, TiN-H-6 theo phương pháp BET.

Bảng 3.2 Diện tích bề mặt riêng của Ti-10, TiN-6 và TiN-H-6

Mẫu Diện tích bề mặt riêng (m2/g)

Ti-10 93.9

TiN-6 124.9

Kết quả cho thấy diện tích bề mặt riêng của ba mẫu đun hồi lưu Ti-10, TiN-6,

TiN-H-6 tăng dần theo thứ tự trên và lớn hơn nhiều so với kết quả thường gặp của

các mẫu TiO2 điều chế theo phương pháp nung của các nghiên cứu trước đây (khoảng dưới 50 m2/g) [24-25].

Ta cũng thấy cùng đun hồi lưu, hai mẫu TiO2 biến tính với N có diện tích bề mặt riêng lớn hơn mẫu không biến tính, có nghĩa là việc doping TiO2 với N đã làm tăng diện tích bề mặt riêng. Bên cạnh đó, diện tích bề mặt riêng của mẫu TiN-H-6 lớn hơn mẫu TiN-6, chứng tỏ sự hiện diện của H2O2trong khi điều chế mẫu cũng đã làm diện tích bề mặt riêng tăng lên đáng kể.

3.1.3 Ảnh FE-SEM của các mẫu

Kết quả khảo sát ảnh FE-SEM của ba mẫu Ti-10, TiN-6 và TiN-H-6 được trình bày ở hình 3.2.

Ảnh FE-SEM cho thấy các mẫu đun hồi lưu đều có các hạt có bề mặt không phẳng, đã có sự phát triển thành những tinh thể có góc cạnh tuy rằng mức độ tinh thể hoá chưa cao. Các hạt có kích thước không đồng đều, xảy ra sự kết tụ hạt. Như vậy dù không điều chế theo phương pháp nung ở nhiệt độ cao, mẫu được đun hồi lưu vẫn xảy ra hiện tượng kết tụ. Hạt nhỏ nhất có kích thước khoảng dưới 50 nm.

So với hai mẫu Ti-10 và TiN-6, mẫu TiN-H-6 được đun hồi lưu với dung dịch H2O2 có kích thước hạt lớn hơn, hạt nhỏ nhất có kích thước khoảng 50 nm, đặc biệt bề mặt hạt có dạng xốp nên diện tích bề mặt riêng tăng. Như vậy, kết quả FE-SEM hoàn toàn phù hợp với kết quả BET. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa các mẫu đun hồi lưu này có thể là do sự hiện diện của H2O2, được thêm vào khi điều chế mẫu. H2O2 có vai trò như là một chất giải keo, có tác dụng làm phân tán kết tủa Ti(OH)4 tạo ra khi thủy phân nguồn Ti là (C3H7O)4Ti [31].

Hình 3.2 Ảnh FE-SEM của các mẫu Ti-10, TiN-6, TiN-H-6 (từ trên xuống) ở các độ phóng đại: 5000 lần (a, b, c) và 100000 lần (d, e, f).

a

Hình 3.2 (tiếp theo)

d c

Hình 3.2 (tiếp theo)

f e

3.1.4 Phổ phản xạ khuếch tán của các mẫu

Phổ phản xạ khuếch tán DRS của ba mẫu Ti-10, TiN-6 và TiN-H-6 được biểu diễn trên hình 3.3. Kết quả tính Eg được trình bày trong bảng 3.3.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 300 400 500 600 700 (nm) % R Ti-10 TiN-6 TiN-H-6

Hình 3.3 Phổ DRS của ba mẫu Ti-10, TiN-6 và TiN-H-6

Phổ DRS cho thấy vùng hấp thu ánh sáng của các mẫu Ti-10, TiN-6, TiN-H-6 chuyển dần về vùng ánh sáng khả kiến (bước sóng hấp thu tăng từ 392 đến 427 nm). Điều này được minh chứng rõ ràng hơn qua kết quả tính năng lượng vùng cấm (Eg) của các mẫu xúc tác (bảng 3.3), năng lượng vùng cấm Eg giảm theo thứ tự Ti-10,

TiN-6 và TiN-H-6. Như vậy rõ ràng việc biến tính TiO2 với N đã làm chuyển dịch

dần vùng hấp thu ánh của TiO2 sang vùng khả kiến, do đó có thể làm tăng hoạt tính xúc tác quang của TiO2.

Mẫu TiO2 doping N đun hồi lưu trong dung dịch H2O2 (TiN-H-6) có bước

sóng hấp thu cao hơn và Eg thấp hơn so với mẫu đun trong dung dịch H2O (TiN-6).

Vì vậy ngoài việc biến tính TiO2 với N, việc đun hồi lưu mẫu trong dung dịch H2O2 đã làm tăng diện tích bề mặt riêng, giảm Eg, và có khả năng sẽ làm tăng hoạt tính xúc tác quang của nó.

TiN-H-6 0 10 20

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ TẠP HÓA NITƠ LÊN TiO2 ĐẾN KHẢ NĂNG XÚC TÁC QUANG HÓA CỦA TiO2 TỔNG HỢP BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐUN HỒI LƯU (Trang 49 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)