Cố định TiO2

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ TẠP HÓA NITƠ LÊN TiO2 ĐẾN KHẢ NĂNG XÚC TÁC QUANG HÓA CỦA TiO2 TỔNG HỢP BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐUN HỒI LƯU (Trang 31 - 32)

1.3.1.1 Tạo màng mỏng TiO2 trên các vật liệu

Nhược điểm của TiO2 dạng bột là khó thu hồi, khó tách ra sau mỗi giai đoạn phản ứng. Để khắc phục điều này người ta tạo màng mỏng TiO2 trên các tấm vật liệu nền [4, 5, 19].

Trên cơ sở khảo sát một số quá trình cụ thể cho thấy diện tích bề mặt của TiO2

dạng bột lớn hơn khi tạo màng và hoạt tính xúc tác của TiO2 dạng màng kém hơn

huyền phù dạng bột [4]. Để làm tăng khả năng hấp thu ánh sáng, người ta tạo màng dày hơn nhưng điều đó sẽ làm hạn chế khả năng khuếch tán các chất phản ứng đến

bề mặt xúc tác, và còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái kết hợp giữa cặp h+VB và e-CB, vì vậy làm giảm hoạt tính của màng [19].

Nguyễn Thị Trúc Linh và cộng sự [5] đã tạo lớp phủ TiO2 trên nền phosphate

bằng phương pháp quét phủ ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển. Kết quả nghiên

cứu cho thấy lớp phủ được ủ nhiệt ở 3500C có độ bám dính tốt và hoạt tính quang

xúc tác cao trong phản ứng phân hủy xanh methylen. Điều này được giải thích: ở nhiệt độ ủ đó tương ứng với sự chuyển pha hoàn toàn của thành phần phosphate trong lớp phủ từ cấu trúc Spencerite thành cấu trúc Zinc phosphate oxide đã làm tăng độ bám dính và tăng hoạt tính quang hóa của lớp phủ.

1.3.1.2 Cố định TiO2 trên chất mang

Người ta đã nghiên cứu điều chế xúc tác TiO2 với chất mang nhằm làm tăng diện tích bề mặt của nó để TiO2 có thể hấp phụ tốt các chất hữu cơ cần xử lí và để cố định xúc tác TiO2. Một số chất mang đáng chú ý như sợi thủy tinh, sợi tổng hợp,

silicagen… Ưu điểm khi sử dụng xúc tác trên chất mang là sau phản ứng dễ dàng

tách lấy chúng ra, không phải trải qua công đoạn thu hồi phức tạp hay đổ bỏ xúc tác nên giảm được chi phí [4].

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ TẠP HÓA NITƠ LÊN TiO2 ĐẾN KHẢ NĂNG XÚC TÁC QUANG HÓA CỦA TiO2 TỔNG HỢP BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐUN HỒI LƯU (Trang 31 - 32)