3.2. KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
3.2.2. Quá trình phát triển
Trong những ngày đầu thành lập, nguồn vốn huy động của Agribank Sóc
Trăng chỉ đạt 14.914 triệu đồng, tổng dư nợ bàn giao: 21.689 triệu, trong đó nợ
quá hạn chưa khoanh được và nợ khê đọng khó thu hồi chiếm đến 80,9% tổng dư nợ.
Thực hiện định hướng của NHNo VN về mở rộng mạng lưới hoạt động ở những nơi có mơi trường kinh doanh, trước hết là ưu tiên các vùng dân cư ở tập trung, các cụm kinh tế - kỹ thuật trên địa bàn nông thôn. Trong thời gian ngắn
Agribank Sóc Trăng đã mở thêm 05 chi nhánh trực thuộc tỉnh gồm:
Phòng giao dịch số 01 đảm nhận 6 phường của Thị xã Sóc Trăng, Phịng giao dịch số 02 đảm nhận 05 xã của huyện Mỹ Tú trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh; 2 Ngân hàng cấp III gồm: chi nhánh ngư cảng Trần Đề trực thuộc NHNo trực thuộc Chi nhánh huyện Long Phú, đảm nhận 04 xã ven biển của huyện: An
Thạnh 3, Lịch Hội Thượng, Liêu Tú và Trung Bình, Chi nhánh An Lạc Thơn trực thuộc Chi nhánh huyện Kế Sách, phục vụ địa bàn 04 xã ven sông Hậu là An Lạc Thôn, Phong Nẫm, Xuân Hòa và Ba Trinh;
Việc mở thêm mạng lưới chi nhánh chân rết ở địa bàn nông thôn đã mang lại những lợi ích thiết thực khơng chỉ đối với bản thân Ngân hàng mà đặc biệt người được hưởng lợi nhiều nhất là bà con nông dân - những khách hàng cần sự hỗ trợ vốn cùng các dịch vụ Ngân hàng khác kịp thời và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó Agribank Sóc Trăng khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Do vậy, từ 1996 mặc dù các tổ chức tín dụng lần lượt mở ra nhưng
Agribank Sóc Trăng vẫn chiếm thị phần cao nhất. Từ năm 1997 đến nay, nguồn
50% so tổng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của các Ngân hàng thương mại và các Quỹ tín dụng trên địa bàn.
Hiện nay với mạng lưới Chi nhánh rộng khắp toàn tỉnh (bao gồm Hội sở và 18 Chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc) cùng với đội ngũ nhân viên được
đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và hệ thống máy móc ngân hàng hiện đại Agribank Sóc Trăng sẽ phục vụ tốt nhất các nhu cầu đa dạng của khách hàng.