5.2.1. Về công tác huy động vốn
Ngân hàng cần mở rộng, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với nhiều kỳ hạn, lãi suất phù hợp, áp dụng lãi suất bậc thang, rút vốn linh hoạt, chú trọng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn mang tính ổn định và vững chắc; từ đó tạo
được thế chủ động trong hoạt động kinh doanh và tăng nhanh nguồn vốn huy
động của Ngân hàng.
Ngân hàng cần nhanh chóng nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới về huy động vốn tạo ra sự khác biệt để thu hút khách hàng.
Ngân hàng nên sắp xếp đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có khả năng giao tiếp tốt, có trình độ chun mơn. Một mặt, có thể huy động được nhiều vốn, một mặt có thể tạo được cảm giác thoả mái, hài lịng và một ấn tượng về một Ngân hàng chuyên nghiệp trong lịng khách hàng khơng chỉ lần gửi tiền này mà còn cho những lần gửi tiền sau.
Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm kiếm khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng như cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác thanh tốn hoặc giảm chi phí mở tài khoản để qua đó Ngân hàng có thêm một nguồn vốn do yêu cầu dự trữ để duy trì tài khoản.
Xây dựng Ngân hàng khang trang nhằm tạo ra lòng tin nơi khách hàng bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc đi lại, gửi và rút tiền; vì đây là yếu tố đầu tiên đập vào mắt khách hàng, họ biết phần nào về ngân hàng mình: có vốn lớn, mức độ an
toàn cao và yên tâm hơn khi gửi tiền vào.
5.2.2. Về cơng tác tín dụng
Ngân hàng cần tiếp tục quan tâm đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn: chú ý đầu tư đối với hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp
thu mua, chế biến xuất khẩu hàng nông thủy sản, chế biến cá tra, cá basa có đầy
đủ điều kiện vay vốn, có tiềm lực tài chính thực sự, có phương án sản xuất kinh
doanh hiệu quả. Không để hộ nông dân, đặc biệt là cấy lúa đủ điều kiện vay vốn
Các chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc phải chủ động cân đối nguồn vốn đầu tư, tiếp tục tái cơ cấu dư nợ nhằm đáp ứng một cách có hiệu quả các nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện chất lượng tín dụng đạt hiệu quả cao nhất.
Thường xun có chính sách gửi cán bộ tín dụng đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ thẩm định cho họ nhằm hạn chế đến mức tối đa những
sai phạm của cán bộ tín dụng trong hoạt động phân tích đánh giá khách hàng.
Đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng. Vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hồn trả tiền vay của khách hàng.
5.2.3. Về cơng tác tài chính
Tập trung thu hồi mọi nguồn: lãi dự thu, lãi tồn động, lãi đến trong hạn, các khoản thi hành án, đặc biệt là nợ đã xử lý rủi ro.
Khai thác triệt để các nguồn thu ngồi tín dụng, phối hợp chặt chẽ trong chuyển tiền cùng hệ thống, triển khai các dịch vụ tổng hợp và hợp tác với các đối
tác để hỗ trợ mở rộng qui mô hoạt động, gia tăng nguồn thu.. Đồng thời triệt để
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi hoạt động.
5.2.4. Về chất lượng tín dụng
Đa dạng hóa các đối tượng cho vay, chú trọng cho vay các doanh nghiệp
nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, phục vụ cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp và thủy sản…
Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng, đánh giá, xếp hạng chặt chẽ khách hàng khi tiếp cận và trước khi cho vay.
Hạn chế cho vay đối với những khách hàng khơng có đảm bảo hay đối với dự án sản xuất mà thị trường chưa ổn định.
Đối với các món đã cho vay Ngân hàng nên theo dõi thường xuyên, xem
họ có sử dụng vốn vay đúng mục đích vay vốn đã thỏa thuận trong hợp đồng
khơng để có biện pháp thu hồi nợ thích hợp và chọn lọc khách hàng cho Ngân
hàng.
Tích cực xử lý và thu hồi nợ rủi ro, giảm thấp nợ xấu, thu đúng, thu đủ và kịp thời mọi nguồn thu. Ngân hàng phối hợp với lãnh đạo các huyện ủy,
UBND các huyện và các địa phương trong công tác thu hồi nợ xấu để đạt kết quả tốt hơn.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ