MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 74 - 79)

4.3.1. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn

Đây là chỉ số tính tốn khả năng sử dụng vốn cho vay trên tổng nguồn

vốn. Chỉ số cho thấy trung bình một đồng vốn Ngân hàng đã cho vay được bao

nhiêu đồng. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ khả năng cho vay của Ngân hàng càng tốt, nhưng nếu cao quá thì sẽ tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán. Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả, bởi vì cịn rất nhiều khoản tồn động khơng sinh lãi. Ngồi ra chỉ số này còn xác định quy mô Ngân hàng. Ta xem xét bảng số liệu sau:

BẢNG 13: TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỎNG NGUỒN VỐN

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 3.090.980 4.513.119 4.092.810 Tổng nguồn vốn 3.165.667 4.597.330 4.303.446 Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn (Lần) 0,98 0,98 0,95

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy ngân hàng đã khai thác triệt để nguồn vốn của mình. Năm 2006 và 2007, chỉ số này là 0,98, tức cứ 100 đồng vốn thì ngân hàng sử dụng 98 đồng đẻ cho vay. Năm 2008, chỉ số này là 0,95, có giảm so với năm trước, diều này khơng có nghĩa là ngân hàng chưa khai thác triệt đẻ nguồn vốn của mình.

Tóm lại, chỉ tiêu này của ngân hàng qua 3 năm rất cao, ta thấy khả năng cho

vay của Ngân hàng rất tốt, Ngân hàng đã sử dụng gần như toàn bộ tiền vốn để

cho vay, đây là sự thành công của Ngân hàng trong công tác sử dụng vốn, cũng như sự nổ lực rất lớn của Ngân hàng trong quá trình cân đối giữa nguồn vốn và

sử dụng vốn.

4.3.2. Tổng dư nợ trên vốn huy động

Chỉ số này thể hiện hiệu quả của việc sử dụng vốn huy động của Ngân hàng để đầu tư vào doanh số dư nợ. Ta có thể xem xét bảng số liệu sau:

BẢNG 14: TỔNG DƯ NỢ TRÊN VỐN HUY ĐỘNG Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 3.090.980 4.513.119 4.092.810 Vốn huy động 1.486.938 1.852.139 2.004.439 Tổng dư nợ/ Vốn huy động (lần) 2,08 2,44 2,04

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy ngân hàng huy động và sử dụng vốn khá tốt, tuy chỉ số này khơng ổn định nhưng có xu hướng giảm dần, chỉ số này càng gần 1 càng tốt. Cụ thể

Năm 2006, chỉ số này là 2,08, tức là trong 208 đồng cho vay thì có sự

tham gia của 100 đồng vốn huy động.

Năm 2007, chỉ số này là 2,44, tức trong 244 đồng cho vay thì có 100 đồng vốn huy động. Chỉ tiêu này cao hơn năm trước là do nhu cầu vốn của khách hàng tăng mạnh làm cho dư nợ vượt kế hoạch, vốn huy động tăng nhưng không

kịp nên làm cho chỉ số này cao.

Năm 2008, chỉ số này là 2,04, tức trong 204 đồng cho vay thì có 100 đồng vốn huy động. Chỉ số này thấp hơn năm trước do Ngân hàng đã chủ động hơn trong việc sử dụng vốn tại Ngân hàng.

Tóm lại, chỉ số này qua 3 năm có phần giảm, điều này cho thấy Ngân

hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn và sử dụng vốn. vì sử dụng vốn điều

chuyển không hiệu quả bằng vốn huy động do chi phí cao. Ngân hàng cần mở rộng nhiều hình thức huy động vốn mới để thu hút mạnh hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đầu tư tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng

như mang lại lợi nhuận và gia tăng tính tự chủ của Ngân hàng trong hoạt động

kinh doanh, giảm bớt phụ thuộc từ nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng cấp trên.

4.3.3. Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ quay vòng của đồng vốn tín dụng từ đó biết

BẢNG 15: VỊNG QUAY VỐN TÍN DỤNG Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh số thu nợ 5.264.356 8.404.202 14.978.760 Dư nợ bình quân 2.832.276 3.802.050 4.302.964,4 Vịng quay vốn tín dụng (vịng) 1,86 2,21 3,48

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy vịng quay vốn tín dụng diễn ra rất tốt. Năm

2006, đạt 1,86 vòng. Sang năm 2007, đồng vốn của ngân hàng quay nhanh hơn năm trước, đạt 2,21 vòng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh số thu nợ nhanh hơn so với dư nợ bình quân, điều này bắt nguồn từ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng doanh số cho vay và cả doanh số thu nợ. Đến năm 2008, vòng quay vốn của ngân hàng tiếp tục tăng nhanh so với cùng kỳ, đạt 3,48 vòng. Tóm lại, chỉ số này tăng qua ba năm cho thấy công tác thu hồi vốn năm

sau cao hơn năm trước và khả năng sinh lời vốn của Ngân hàng tăng. Vòng quay

vốn của Ngân hàng luôn lớn hơn 1 cho thấy vốn của Ngân hàng được sử dụng có hiệu quả, có khả năng sinh lời. Ngân hàng khơng bị rơi vào tình trạng ứ động về vốn. Trong định hướng sắp tới, Ngân hàng cần quan tâm thu những món nợ đã

đáo hạn mà khách hàng khơng có nhu cầu vay tiếp, giúp gia tăng doanh số thu

nợ, đẩy nhanh tốc độ quay vịng vốn tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt

động và chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng.

4.3.4. Hệ số rủi ro tín dụng

Đây là chỉ số quan trọng đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của

Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao.

BẢNG 16: NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ Đon vị: Triệu đồng Đon vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Nợ xấu 65.742 301.760 261.569 Tổng dư nợ 3.090.980 4.513.119 4.092.810 Nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 2,13 6,69 6,39

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số này có xu hướng tăng. Năm 2006, hệ số này là 2,13. Sang năm 2007, hệ số này là 6,69. Đến năm 2008, hệ số này là 6,39. Tuy hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng vượt mức 5% theo qui định của

ngân hàng nhà nước, nhưng chưa vượt mức 7% theo kế hoach của ngân hàng,

nên có thể nói Ngân hàng vẫn kiểm soát được hoạt động của mình. Trong thời gian sắp tới Ngân hàng cần phải giải quyết nợ xấu, hạ hệ số rủi ro tín dụng xuống

dưới mức 5% theo qui định nhằm đảm bảo tính an tồn và góp phần làm tăng lợi

nhuận của Ngân hàng.

4.3.5. Hệ số doanh lợi

Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuân ròng và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ta xem xét bảng số liệu sau. BẢNG 17: HỆ SỐ DOANH LỢI Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Lợi nhuận ròng 48.076 60.485 57.361 Doanh thu 461.264 499.066 899.118 Hệ số doanh lợi (%) 10,42 12,12 6,38 (Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số doanh lợi của Ngân hàng có tăng giảm hàng năm, nhưng nhìn chung thì giảm. Năm 2006, hệ số này là 10,42%, tức

trong 100 đồng thu nhập thì ngân hàng có được 10,42 đồng lợi nhuận. Sang năm

2007, hệ số này tăng so với năm trước, đạt 12,12%, tức trong 100 đồng doanh thu thì mang về cho Ngân hàng 12,12 đồng lợi nhuận. Đến năm 2008, hệ số giảm đột

ngột, giảm xuống cịn 6,38%, tức trong 100 đồng doanh thu thì chỉ mang về cho

Ngân hàng 6,38 đồng. Trong năm 2008, do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt

tiền tệ vào đầu năm và chính sách nới lỏng tiền tệ vào cuối năm của Ngân hàng

nhà nước nên Ngân hàng chịu rủi ro lãi suất, ảnh hưởng đến hoạt động. Mặc dù

vậy, trong năm 2008, Ngân hàng vẫn hoạt động có hiệu quả, vì lợi nhuận rịng so với năm 2006 thì vẫn tăng.

4.3.6. Hệ số ROA

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tái sản của Ngân hàng. Ta xem xét hệ số ROA của Ngân hàng qua

3 năm được thể hiện qua bảng số liệu sau.

BẢNG 18: HỆ SỐ ROA Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Lợi nhuận ròng 48.076 60.485 57.361 Tổng tài sản 3.165.667 4.597.330 4.303.446 ROA (%) 1,52 1,32 1,33

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

Qua bảng số liệu ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng qua 3

năm biến động không đều. Năm 2006, hệ số này là 1,52%, tức 100 đồng tài sản

sẽ mang về cho Ngân hàng 1,52 đồng lợi nhuận. Sang năm 2007, hệ số này là 1,32%, tức 100 đồng tài sản sẽ mang về cho Ngân hàng 1,32 đồng lợi nhuận, rõ rang hệ số này đã giảm so với năm 2006 mặc dù lợi nhuận năm 2007 tăng so với

năm 2006. Đến năm 2008, hệ số này cao hơn năm 2007 nhưng không nhiều,

1,33%, tức 100 đồng tài sản sẽ mang về cho Ngân hàng 1,33 đồng lợi nhuận. Tuy hiệu quả sử dụng tài sản tại Ngân hàng khơng cao, nhưng trước tình hình kinh tế

suy thối như hiện nay thì hợp lý. Ngân hàng cần có những chính sách tiết kiệm,

giảm chi phí, mở rộng hoạt động tín dụng góp phần làm tăng lợi nhuận, qua đó làm cho hệ số này ngày càng cao.

CHƯƠNG 5

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh tỉnh sóc trăng (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)