CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả nghiên cứu
4.1.3 Kiểm định đồng liên kết Johansen
Vấn đề đặt ra ở đây là “đồng liên kết” là gì? Granger là người đầu tiên đề cập đến khái niệm “đồng liên kết” và sau đó nó được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Trong nghiên cứu kinh tế lượng, việc hồi quy các chuỗi thời gian khơng dừng có thể dẫn đến hiện tượng hồi quy giả mạo, làm kết quả mơ hình khơng cịn đáng tin cậy. Một trong những cách để giải quyết vấn đề này là lấy sai phân của chuỗi cho đến khi nào tính dừng đạt được thì dừng lại. Tuy nhiên, ý tưởng vấp phải một hạn chế lớn là chúng ta sẽ mất đi tính dài hạn của chuỗi dữ liệu.
31
Engle và Granger (1987) cho rằng nếu kết hợp tuyến tính của các chuỗi thời gian khơng dừng có thể là một chuỗi dừng thì các chuỗi thời gian khơng dừng đó được xem là đồng liên kết. Phương trình đồng liên kết là kết hợp tuyến tính dừng. Có nghĩa là, trong cân bằng dài hạn, các biến có mối quan hệ với nhau. Nói cách khác, nếu phần dư trong mơ hình hồi quy giữa các chuỗi thời gian khơng dừng là một chuỗi dừng, thì kết quả hồi quy là thực và các biến trong mơ hình có mối quan hệ cân bằng dài hạn với nhau. Có nhiều phương pháp để kiểm định đồng liên kết, tuy nhiên hiện nay phổ biến nhất là phương pháp VAR của Johansen, bao gồm kiểm định Trace và kiểm định Max-Eigen.
Giả thuyết H0: Không tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mơ hình.
Giả thuyết H1: Tồn tại ít nhất 1 mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mơ hình.
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Trace
Giả thuyết H0 của kiểm định Johansen Trace Statistic Critical Value
Khơng có mối quan hệ đồng liên kết 534.7949 125.6154
Có 1 mối quan hệ đồng liên kết 340.1226 95.75366
Có 2 mối quan hệ đồng liên kết 196.5398 69.81889
Có 3 mối quan hệ đồng liên kết 104.1822 47.85613
Có 4 mối quan hệ đồng liên kết 45.57006 29.79707
Có 5 mối quan hệ đồng liên kết 18.13079 15.49471
Có 6 mối quan hệ đồng liên kết 0.817099 3.841466
Xem thêm phụ lục 03: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen.
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Max-Eigen
32
Statistic
Khơng có mối quan hệ đồng liên kết 194.6723 46.23142
Có 1 mối quan hệ đồng liên kết 143.5827 40.07757
Có 2 mối quan hệ đồng liên kết 92.35766 33.87687
Có 3 mối quan hệ đồng liên kết 58.61211 27.58434
Có 4 mối quan hệ đồng liên kết 27.43927 21.13162
Có 5 mối quan hệ đồng liên kết 17.31369 14.26460
Có 6 mối quan hệ đồng liên kết 0.817099 3.841466
Xem thêm phụ lục 03: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen.
Với kết quả được trình bày trong bảng thì ta thấy bác bỏ giả thuyết không tồn tại đồng liên kết nào, tức là tồn tại ít nhất một đồng liên kết. Với kết quả này, bài nghiên cứu sẽ tiến hành ước lượng theo phương pháp VECM. Vì trong bài nghiên cứu này chỉ xem xét tác động của các nhân tố vĩ mô đến chỉ số VN-Index nên kết quả rút ra sẽ là phương trình ECM - tác động của các nhân tố đến chỉ số VN-Index.
Bảng 4.5. Kết quả phương trình đồng liên kết
LVNI LLR LM2 LIPI LER LGOLD LOIL C
1.000000 -0.551586 -0.782528 -1.813608 6.070603 1.097926 -0.458339 -44.30221 t-statistic -1.15036 -1.22532 -4.63751 2.18435 1.42211 -1.88682
Ta có thể viết lại phương trình như sau:
LVNI = -44,30221 – 0,551586LLR – 0,782528LM2 – 1,813608LIPI + 6,070603LER + 1,097926 LGOLD – 0,458339LOIL.
Phương trình đồng liên kết cho thấy mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong mơ hình. Cụ thể, LVNI có mối tương quan dương với LER và LGOLD. Ngược lại, LVNI có mối quan hệ tương quan âm với LLR, LM2, LIPI và LOIL. So với dấu kỳ vọng ban
33
đầu thì dấu của LLR, LER, LOIL, LGOLD đúng như kỳ vọng. Tuy nhiên, dấu của LM2 và LIPI lại trái với kỳ vọng.
Theo phương trình trên, ta thấy trong trường hợp các yếu tố khác khơng đổi thì nếu LLR tăng 1% thì LVNI sẽ giảm 0,55%; nếu LM2 tăng 1% thì LVNI sẽ giảm 0,78%; nếu LIPI tăng 1% thì LVNI sẽ giảm 1,81%; nếu LER tăng 1% thì LVNI sẽ tăng 6,07%; nếu LGOLD tăng 1% thì LVNI sẽ tăng 1,1%; nếu LOIL tăng 1% thì LVNI sẽ giảm 0,46%.