Lỗi trong luật hình sự

Một phần của tài liệu Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm hình sự (Trang 27 - 29)

s là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội xác định đối tượng của hành

2.1.5.1 Lỗi trong luật hình sự

Tội phạm là một thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Nếu mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngồi của tội phạm, thì mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội liên quan với việc thực hiện tội phạm. Với tư cách là hai mặt của một hiện tượng thống nhất – tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc lập mà luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Nội dung của mặt chủ quan của tội phạm được làm sáng tỏ và thể hiện thông qua các dấu hiệu pháp lý: lỗi, động cơ và mục đích…. Các dấu hiệu pháp lý đó là những hình thức khác nhau của hoặt động tâm lý của người phạm tội, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Từng dấu hiệu của mặt chủ quan có ý nghĩa khác nhau. Dấu hiệu động cơ lý giải điều gì thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội? dấu hiệu mục đích chỉ rõ thông qua việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người phạm tội nhằm đạt được điều gì? Dấu hiệu lỗi cho biết thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra hoặc khả năng gây ra hậu quả đó diễn ra như thế nào?

Theo luật hình sự Việt Nam lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc khả năng gây ra hậu quả đó được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Từ khái niệm lỗi trên, có thể xem xét lỗi dưới các khía cạnh:

Về mặt xã hội: Lỗi thể hiện thái độ của người phạm tội đối với các giá trị xã hội quan trọng nhất. Một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị coi có lỗi khi người đó thể hiện thái độ phủ định hoặc coi thường hay vô trách nhiệm đối với các giá trị

21

xã hội quan trọng nhất. Hay nói cách khác người thực hiện hành vi phạm tội tuy ở trong hồn cảnh có đầy đủ điều khách quan và chủ quan để lựa chọn hành vi phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nhưng đã lựa chọn thực hiện hành vi không phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Về mặt tâm lý: trong mọi hoặt động có ý thức của con người, cũng như trong hành vi phạm tội. Yếu tố lý trí thể hiện năng lực nhận thức thực tại khách quan và yếu tố ý chí thể hiện khả năng điều khiển hành vi trên cơ sở nhận thức.

Khi xác định người thực hiện hành vi có lỗi hay khơng thì phải xét trên cả hai khía cạnh. Đảm bảo cả hai khía cạnh thì mới có lỗi.

2.1.5.2 Trách nhiệm hình sự

Trong khoa học luật hình sự cịn có nhiều quan điểm khác về trách nhiệm hình sự, và chưa có được sự thống nhất về vấn đề này. Dưới đây là một vài quan điểm của các tác giả:

Theo GS.TS Võ Khánh Vinh ‘Trách nhiệm hình sự là một loại quan hệ pháp luật

đặc biệt phát sinh khi có hành vi phạm tội xảy ra giữa một bên là nhà nước và bên kia là người phạm tội, trong đó, nhà nước thơng qua các cơ quan có thẩm quyền của mình có quyền áp dụng bằng biện pháp cưỡng chế chế tài hình sự đối với người phạm tội và người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu hậu quả bất lợi ( quy định trong chế tài hình sự ) do việc thực hiện hành vi phạm tội.[2]

Còn theo PGS.TSKH Lê Cảm thì „trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của

việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do luật hình sự quy định. [1]

Theo GS.TSKH Đào Trí Úc thì „trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của người phạm

22

Quan điểm của GS.TS Đỗ Ngọc Quang: ‘trách nhiệm hình sự là mơt dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đực quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thục hiện’.[3]

Theo quan điểm của PGS.TS Kiều Đình Thụ. ‘Trách nhiệm hình sự là một dang

của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động cảu hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích.[3]

Trong khoa học pháp lý thuật ngữ trách nhiệm pháp lý được sử dụng với nghĩa tích cực và tiêu cực. Trong khoa học luật hình sự trách nhiệm hình sự cũng được hiểu theo nghĩa tích cực và tiêu cực.

Nếu hiểu theo nghĩa tích cực – trách nhiệm hình sự là trách nhiệm phải xử sự hợp pháp của một người trong việc ý thức được nghĩa vụ của mình là khơng được thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Theo nghĩa tiêu cực, trách nhiệm hình sự là là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm và hậu quả pháp lý ấy được thể hiện trong việc tòa án nhân danh Nhà nước kết án người đã bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm đó, cịn người bị kết án phải chịu sự tác động về mặt pháp lý theo một trình tự tố tụng riêng. Cách hiểu theo nghĩa tiêu cực là cách hiểu theo qua điểm truyền thống, có tính chất phổ biến và do đó đựơc thừa nhận rộng rãi.

Trong phạm vi đề tài tác giả không đưa ra ý kiến về vấn đề trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên trong bài viết khi đề cập vấn đề trách nhiệm hình sự là hiểu theo nghĩa hậu quả pháp lý của hành vi phạm tội. Đây là nội dung được thừa nhận chung.

Một phần của tài liệu Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm hình sự (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)