s là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội xác định đối tượng của hành
2.1.7 Ảnh hƣởng của sai lầm đối với hình thức lỗi, vấn đề trách nhiệm hình sự khi có sai lầm
hình sự khi có sai lầm
Như đã trình bày trong chương một. Sai lầm là sự khơng phù hợp giữa nội dung của ý thức về tính chất pháp lý hình sự hay tính thực tế của hành vi phạm tội. Nội dung phản ánh hay hiểu biết của ý thức thể hiện ra bên ngồi có thể là kết quả của quá trinh nhận thức, là nội dung của tri thức (Kiến thức hay sự hiểu biết của chủ thể). Các nhân tố tạo thành nội dung của ý thức trong mối quan hệ nội tại có mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau, thậm chí chi phối lẫn nhau.
Mặt bên trong của hành vi phạm tội bao gồm nhiều yếu tố: sự phản ánh hay hiểu biết… của ý thức về hành vi phạm tội, cảm xúc đối với hành vi phạm tội của mình (Hồi
27
hộp , lo lắng, sợ hãi trước khi thực hiện tội phạm hay ân hận, hân hoan, thỏa mãn…. đối với hành vi phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội…) động cơ, mục đích của hành vi phạm tội…. Trong đó ý thức cùng ý chí với tư cách là thái độ tâm lý của mọi hành vi có ý thức của con người, trong đó có hành vi phạm tội. Tuy nhiên trong luật hình sự việt nam thái độ tâm lý đối với hành vi phạm tội (yếu tố lỗi) là lý trí và ý chí, khơng bao gồm tồn bộ ý thức và ý chí. Trong đó yếu tố lý trí là khả năng nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi và khả năng thấy trước hậu quả của hành vi, yếu tố lý trí xác định các quá trình diễn ra trong lĩnh vực ý thức, là nhân tố tạo thành nội dung của ý thức. Như đã trình bày ở trên thì các nhân tố tạo thành nội dung của ý thức sẽ có sự ảnh hưởng qua lại trong mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố tạo thành nội dung của ý thức. Như vậy có thể suy ra là khi người thực hiện hành vi phạm tội có sai lầm thì sai lầm đó sẽ có ảnh hưởng nào đó đến yếu tố lý trí của hành vi phạm tội. Tùy thuộc từng trường hợp sai lầm mà mức độ ảnh hưởng của sai lầm đến yếu tố lý trí là khác nhau, có thể là ảnh hưởng chi phối, quyết định (là kết quả hay hệ quả của nhau) bản chất, tính chất của nhau hay chỉ là quan hệ tác động bên ngoài, thứ yếu với nhau….Bên cạnh đó khi người thực hiện hành vi phạm tội có sai lầm thì nó cũng sẽ có mối quan hệ tác động qua lại với yếu tố ý chí. Với tư cách là các mặt cùng thuộc mặt bên trong của hành vi phạm tội thì sự tác động giữa sai lầm và ý chí cũng tương tự như với yếu tố lý trí. Có thể là ảnh hưởng chi phối, quyết định (ảnh hưởng đến bản chất của yếu tố lý trí, ý chí) hay chỉ là ảnh hưởng thứ yếu không ảnh hưởng đến bản chất của lý trí, ý chí. Ví dụ như là khơng thấy hậu quả thì tất nhiên sẽ khơng mong muốn hậu quả đó xảy ra. Sau đây ta sẽ xem xét các hinh thức sai lầm có ảnh hưởng như thế nào đến hình thức của lỗi trong hành vi phạm tội. Và xác định vấn đề trách nhiệm hình sự khi có sai lầm.