s là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội xác định đối tượng của hành
2.1.7.1 Ảnh hƣởng của sai lầm về pháp luật đến hình thức lỗi, và vấn đề trách nhiệm hình sự khi có sai lầm về pháp luật
trách nhiệm hình sự khi có sai lầm về pháp luật
Sai lầm về pháp luật là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất pháp lý hình sự của hành vi hoặc hậu quả pháp lý hình sự của hành vi do chủ thể thực hiện. Nguyên nhân chủ
28
Tuy nhiên cũng có trường hợp chủ thể có hiểu biết nhất định về pháp luật nhưng do sự đánh giá không đúng giữa hành vi luật định với hành vi thực tế mình thực hiện. Ví dụ : một người vào khu du lịch nhà nước vui chơi, đã gây sự đánh bảo vệ gây thương tích nhẹ, và ngăn cản không cho bảo vệ thực hiện nhiệm vụ của mình. Hành vi này chủ thể tưởng rằng chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính là cùng. Tuy nhiên do là khu vui chơi của nhà nước nên bảo vệ là người thi hành công vụ. Hành vi đã thực hiện là hành vi chống người thi hành công vụ được quy định là hành vi phạm tội.
Như đã trình bày ở chương 1 sai lầm về pháp luật có 3 trường hợp sai lầm về pháp luật. Mỗi trừơng hợp sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến hình thức lỗi, để biết cụ thể ta xét các trường hợp sau.
Trường hợp thứ nhất: người thực hiện hành vi tưởng rằng hành vi do ho thực hiện là hành vi phạm tội. Nhưng thực tế hành vi đó khơng phải là hành vi phạm tội. Trong trường hợp này do hành vi được thực hiện không là hành vi phạm tội, không phải là hành vi khách quan trong cấy thành tội phạm. Do đó sẽ khơng thể phát sinh quan hệ pháp luật hình sự hay nói cách khác là sẽ khơng có tội phạm. Vì vậy người thực hiện hành vi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên xét mặt xã hội yếu tố lỗi của hành vi thì chủ thể đã có thái độ phủ định đối với yêu cầu của xã hội trong ý thức của mình, chủ thể tưởng là hành vi phạm tội nhưng vẫn làm.
Ví dụ : A mượn tiền của B để làm ăn. Nhưng do thua lỗ nên khơng có khả năng trả nợ. A tưởng rằng hành vi khơng trả nợ của mình là tội phạm. Thực tế pháp luật hình sự khơng quy định hành vi đó là hành vi phạm tội. Mà quan hệ pháp luật đó do luật dân sự điều chỉnh. A khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi khơng trả nợ của mình.
Trong trường hợp thứ hai: người thực hiện hành vi phạm tội cho rằng hành vi của mình khơng phải là hành vi phạm tội. Nhưng trên thực tế lại là hành vi phạm tội, là hành vi khách quan đươc quy định trong một cấu thành tội phạm. Việc chủ thể ý thức về tính chất pháp lý của hành vi phạm tội với yếu tố lỗi cùng xác định các quá trinh diễn ra trong ý thức của chủ thể. Tuy nhiên việc chủ thể ý thức về tính chất pháp lý của hành vi với
29
việc nhận thức được tính nguy hiểm và thấy trước hậu quả của hành vi, cũng như mong muốn hậu quả xảy ra là các quá trình riêng lẻ, tuy chúng cùng ở mặt bên trong của hành vi phạm tội, nhưng không phải là kết quả hay hệ quả của nhau, khơng có sự ảnh hưởng chi phối, quyết định. Do đó chúng khơng có mối quan hệ quyết định bản chất hay ảnh hưởng bản chất của nhau. Vì vậy trong trường hợp sai lầm này không ảnh hưởng đến các yếu tố lỗi của hành vi đã thực hiện. Người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hình thức lỗi của chủ thể đã dành cho hành vi phạm tội.
Vi dụ: A mượn của B 500 triêu để kinh doanh. Nhưng A đã đem đi đánh bạc và thua hết, khơng có khả năng trả nợ. A cho rằng mình mượn tiền nên phải do luật dân sự xử lý. Chứ không thể là tội phạm được. Nhưng luật hình sự hiện hành lại quy định hành vi của A là tội phạm. Và A phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chiếm đoạt tài sản này.
Trường hợp thứ ba: chủ thể thực hiện hành vi phạm tội hiểu rằng hành vi do mình thực hiện sẽ phạm vào một loại tội hay điều khoản của tội danh cụ thể nào đó hoặc phải chịu loại hay mức hình phạt nào đó. Tuy nhiên trên thực tế hành vi đó lại phạm vào một tội danh cụ thể hay gánh chiu một loại, mức hình phạt cụ thể khơng giống với nội dung ý thức của người thực hiện hành vi phạm tội. Đây là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội có sai lầm về hậu quả pháp lý hình sự của hành vi phạm tội của mình. Người thực hiện hành vi biết hành vi của mình là hành vi phạm tội. Tương tự như trường hợp sai lầm thứ hai, giữa nội dung ý thức bị sai lầm với nội dung ý thức của yếu tố lỗi và mặt ý chí của lỗi là riêng lẻ, khơng có mối quan hệ là kết quả hay hệ quả của nhau.mặt khác pháp luật không yêu cầu người thực hiện hành vi phạm tội phải biết chi tiết về hậu quả pháp lý của hành vi. Do đó trong trường hợp sai lầm này người thực hiện hành vi phạm tội vẫn phải chịu loại tội, điều khoản của tội danh cụ thể, hay loại, mức hình phạt tương ứng với hành vi thực tế mà người đó đã thực hiện.
Vi dụ : A chở B trên xe máy xem có tài sản gì của người đi đường thì giật lấy rồi tẩu thốt. Cả hai tưởng mình phạm tội cướp tài sản. Nhưng hành vi đó pháp luật hình sự
30
quy định là tội cướp giật chứ không phải tội cướp. Cả hai phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản, không phải tội cướp tài sản.
Vậy trong tường hợp sai lầm về pháp luật chủ thể thực hiện hành vi có ý thức tính chất pháp lý hoặc hậu quả pháp lý của hành vi. Trong khi đó pháp luật hình sự Việt Nam quy định yếu tố lỗi bao gồm lý trí và ý chí. Đây là các yếu tố cùng nằm ở mặt bên trong của chủ thể thực hiện hành vi. Nhưng có bản chất độc lập, khơng có mối quan hệ nhân quả hay hệ quả của nhau hay nói cách khác là khơng có mối quan hệ chi phối, quyết định bản chất của nhau. Sai lầm về pháp luật không ảnh hưởng đến việc xác định các yếu tố của lỗi. Như vậy khi có sai lầm về pháp luật người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng với hành vi đã thực hiện trên thực tế. Nếu hành vi đã thực hiện là hành vi phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội có hành vi đã thực hiện với hình thức lỗi đã dành cho hành vi. Nếu hành vi đã thực hiện không phải là hành vi phạm tội thì khơng phải chịu trach nhiệm hình sự.