Vai trò của lỗi đối với trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm hình sự (Trang 29 - 33)

s là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội xác định đối tượng của hành

2.1.5.3 Vai trò của lỗi đối với trách nhiệm hình sự

Với tư cách là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi do họ thự hiện, lỗi tạo thành hạt nhân trong mặt chủ quan của tội phạm, dù rằng nó khơng bao quát hết

23

mặt chủ quan. Lỗi là dấu hiệu chủ quan bắt buộc đối với mặt chủ quan của tội phạm. Mà mặt chủ quan của tội phạm có ý nghĩa pháp lý quan trọng, nó phân biệt hành vi phạm tội với hành vi khơng phải tội phạm. Từ đó ta thấy mọi tội phạm nhất thiết là phải có lỗi, hay khơng có lỗi thì khơng có tội phạm.

Điều 2 bộ luật hình sự hiện hành quy định như sau: chỉ người nào phạm một tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự nó có nghĩa là, cơ sở duy nhất làm phát sinh trách nhiệm hình sự chỉ là tội phạm.hay nói cách khác là khơng có tội phạm thì khơng có trách nhiệm hình sự. Như đã nói ở trên khơng có lỗi khơng có tội phạm. Do đó ta có thể khẳng định là khơng có lỗi thì khơng có trách nhiệm hình sự.

Một vai trò nữa của lỗi là trong nhiều trường hợp lỗi là cơ sở để phân biệt các cấu thành tội phạm có dấu hiệu khách quan giống nhau. Ví dụ tội giết người ( điều 93 ) với tội vô ý làm chết người ( điều 98 ) chỉ khác nhau ở hình thức lỗi cố ý với vô ý. Cấu thành tội phạm khác nhau thì hậu qua pháp lý của trách nhiệm hình sự cũng khác nhau. Hành vi phạm tội ở điều 93 có tính chất nguy hiểm rất cao do đó vấn đề trách nhiệm hình sự đặt ra phải rất nghiêm khắc, cịn hành vi ở điều 98 tính chất nguy hiểm thấp hơn, vấn đề trách nhiệm hình sự ít nghiêm khắc hơn. Tính chất của trách nhiệm hình sự được thể hiện thông qua loại và khung hình phạt được quy định cho mỗi tội phạm riêng. Trong một cấu thành tội phạm thì hình thức lỗi cũng có ảnh hưởng đến mức hình phạt mà người phạm tội phải chịu

Ví dụ: Cùng là phạm tội giết người theo điều 93 bộ luật hình sự hiện hành. Nhưng nếu hình thức lỗi cố ý trực tiếp thì mức độ về tính nguy hiểm cho xã hội sẽ nghiêm trọng hơn so với lỗi cố ý gián tiếp. Vì vậy vấn đề trách nhiệm hình sự đặt ra với hình thức cố ý trực tiếp sẽ nghiêm khắc hơn so với hình thức lỗi cố ý gián tiếp trong trường hợp này.

Vậy vai trò của lỗi đối với trách nhiệm hình sự là : thứ nhất khơng có lỗi khơng có trách nhiệm hình sự. Thứ hai lỗi xác định loại và mức độ trách nhiệm hình sự của tội phạm.

24

2.1.6 Các hình thức lỗi trong luật hình sự

Với tư cách là các yếu tố của lỗi và của mọi thái độ tâm lý, ý thức và ý chí trong sự tổng thể của chúng cấu thành nội dung của lỗi. Lý trí xác định các q trình diễn ra trong ý thức của người thực hiện hành vi phạm tội. Theo pháp luật hình sự hiện hành thì yếu tố ý thức được đặc trưng bởi yếu tố lý trí. Vậy lỗi trong luật hình sự được đặc trưng bởi hai yếu tố: lý trí và ý chí. Sự kết hợp khác nhau của yếu tố lý trí và ý chí tạo thành các hình thức lỗi khác nhau. Trong luật hình sự lỗi được phân thành cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vơ ý vì q tự tin và vơ ý do cẩu thả. Để phục vụ cho viện làm sáng tỏ nội dung trách nhiệm hình sự khi có sai lầm của đề tài tác giả trình bày một số nội dung về các hình tức lỗi như sau:

Khoản 1 Điều 9 bộ luật hình sự hiện hành quy định hình thức lỗi cố ý trực tiếp được hiểu là: Cố ý trực tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra.

Việc nhận thức rõ hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội được hiểu là việc hiểu được nội dung thực tế và ý nghĩa xã hội của hành vi đó. Việc nhận thức đó bao gồm việc hiểu biết về tính chất các lợi ích, giá trị bị xâm hại, về nội dung của hành vi (hành động hoặc không hành động) xâm hại đến các lợi ích và giá trị nói trên, cũng như các tình tiết thực tế trong đó tội phạm được thực hiện. Việc thấy trước hậu quả được hiểu là sự phản ánh trong ý thức của con người các sự kiện tất yếu sẽ xảy ra cần phải hoặc có thể xẩy ra. Xuất phát từ nhận thức đó, việc thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội được hiểu là sự hình dung trong tư tưởng ý nghĩ của người phạm tội về thiệt hại mà hành vi của mình tất yếu sẽ gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội.

Còn về dấu hiệu ý chí là mong muốn cho hậu quả xảy ra được hiểu như sau: mong muốn đó là ý chí hướng đến việc đạt được mục đích đã được đặt ra, là sự hướng đến kết quả nhất định.

25

Khoản 2 điều 9 quy định hình thức lỗi cố ý gián tiếp được hiểu như sau: Cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy khơng mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xẩy ra.

Việc nhận thức rõ hành vi của mình có tính nguy hiểm cho xã hội trong lỗi cố ý gián tiếp, về thực chất không khác với việc nhận thức trong lỗi cố ý trực tiếp, còn việc thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong lỗi cố ý trực tiếp có khác với việc thấy trước hấu quả trong lỗi có ý trực tiếp. Việc thấy trước hậu quả chỉ thể hiện ở việc nhìn thấy khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Cịn dấu hiệu ý chí của lỗi cố ý gián tiếp được hiểu là việc có thức để mặc cho hậu nguy hiểm cho xã hội xẩy ra. Lỗi cố ý gián tiếp khác với lỗi cố ý trực tiếp ở chỗ trong lỗi cố ý gían tiếp người phạm tội không mong muốn gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Tuy vậy cũng không đúng nếu khẳng đinh rằng con người hành động với lỗi cố gián tiếp có thái độ phủ định đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mong muốn hậu quả đó khơng xẩy ra, mà có thái độ để mặc hậu quả xẩy ra. Trên thực tế, việc có ý thức để mặc cho hậu qủa xẩy ra có nghĩa rằng người phạm tội bằng hành vi của mình gây ra một chuỗi nhất định các sự kiện và có ý thức, tức là có chủ tâm để mặc sự phát triển chuỗi quan hệ nhân quả dẫn đến việc gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Điều 10 bộ luật hình sự hiện hành quy định về hai hình thức lỗi vơ ý như sau : Vơ ý vì qúa tự tin là trường hợp trong đó người phạm tội khi thực hiện hành vi tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ khơng xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả nguy hại cho xã hội vẫn xẩy ra.

Hình thức lỗi vơ ý vì q tự tin trong dấu hiệu lý trí, nhà làm luật khơng quy định thái độ tâm lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội, mà chỉ quy định về khả năng nhìn

26

thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Về ý chí, trong hình thức vơ ý vì q tự tin người phạm tội hướng đến việc ngăn ngừa hậu quả đó.

Khoản 2 điêu 10 bộ luật hình sự hiện hành quy định hình thức lỗi vơ ý vì cẩu thả được hiểu là: Vơ ý vì cẩu thả là loại lỗi vơ ý trong đó người phạm tội do cẩu thả mà không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước.

Ở lỗi vơ ý vì cẩu thả người phạm tội khơng thấy trước khả năng gậy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Tuy nhiên việc khơng thấy trước khả năng gây ra hậu qủa đó khơng có nghĩa giống với việc khơng có thái độ tâm lý nào đó đối với việc gây ra hậu quả. Đó là một hình thức đặc biệt của thái độ. Việc không thấy trước khả năng gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong những trường hợp nhất định chứng minh việc coi thường các đòi hỏi của pháp luật, các quy tắc của lối sống xã hội, các lợi ích của những người khác của người phạm tội.

Trên đây là các hình thức của lỗi trong luật hình sự. Ngồi ra nhiều tác giả cho là cịn một hình thức lỗi nữa đó là hình thức lỗi hỗn hợp. Trong phạm vi đề tài tác giả khơng phân tích trong bài viết.

Một phần của tài liệu Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm hình sự (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)