s là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội xác định đối tượng của hành
2.1.8 Lý luận và quy định pháp luật hiện hành về sai lầm, hƣớng hoàn thiện pháp luật
thiện pháp luật
Hiện nay trong khoa học luật hình sự vấn đề sai lầm luôn được đề cập trong các giáo trình luật hình sự phần chung, giảng dạy trong các trường đại học, và các sách chuyên khảo về phần chung bộ của luật hình sự. Tuy nhiên mức độ đề cập có khác nhau. Có giáo trình đề cập nội dung mang tính cụ thể và cách xử lý vấn đề trách nhiệm hình sự
39
trong từng trường hợp, (giáo trình đại học luật hà nội, đại học luật TPHCM…). Có giáo trình trình bày cơ sở lý luận từng trừơng hợp cụ thể, cách xử lý vấn đề trách nhiệm hình sự trong từng trường hợp, (giáo trình luật hình sự phần chung của GS.TS Võ Khánh Vinh trường đại học huế), sách chuyên khảo sau đại học những vấn đề cơ bản trong khoa họa luật hình sự của PGS.TSKH Lê Cảm trường đại học quốc gia Hà nội…) Tuy nhiên chưa có giáo trinh nào trình bày cơ sở về nguồn gốc, lý luận mang tính hệ thống về vấn đề sai lầm này. Về các hình thức của sai lầm thì các tác giả đều thống nhất là có hai hình thức là sai lầm về pháp luật và sai lầm về thực tế. Về các trường hợp sai lầm trong từng hình thức sai lầm các quan điểm đếu thống nhất như sau: sai lầm về pháp luật có hai trường hợp (cho rằng hành vi là tội phạm nhưng không là tội phạm, cho rằng hành vi không là tội phạm nhưng thực tế là tội phạm). GS.TS Võ Khánh Vinh còn cho rằng trong sai lầm về pháp luật có trường hợp thứ ba, đó là trường hợp sai lầm về pháp luật thứ ba mà tác giả đã trình bày trong bài viết. Trong hình thức sai lầm về thực tế thường có bốn dạng thực tế sau: Sai lầm về khác thể, sai lầm về đối tượng, sai lầm về mối quan hệ nhân quả và sai lầm về công cụ phương tiện. Tuy nhiên GS.TS võ khánh vinh và PGS.TSKH Lê Cảm còn nêu thêm một số trường hợp sai lầm khác nữa như là sai lầm về nhân thân, sai lầm về tính chất nguy hiểm của hành vi.
Về quy định của pháp luật hiện hành. Bộ luật hình sự hiện hành khơng có điều luật nào quy định như thế nào là sai lầm, cách xử lý vấn đề trách nhiệm hình sự khi có sai lầm. Tuy nhiên pháp luật vẫn có những quy định cụ thể được áp dụng giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự khi có sai lầm, nhưng chỉ hạn chế ở một số trường hợp. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai lầm về pháp luật là do kém hiểu biết về pháp luật (kém hiểu biết có thể do lạc hậu hay do khơng tìm hiểu pháp luật). Tuy nhiên trong bộ luật hình sự hiện hành quy định phạm tội do lạc hậu là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (điểm k khoản 1 điều 43 bộ luật hình sự hiện hành). Đây là tình tiết giảm nhẹ chung áp dụng cho mọi cấu thành tội phạm. Tức là phạm tội có sai lầm về pháp luật do
40
lạc hậu thì sai lầm đó chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Cịn người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thưc hiện.
Tại điểm khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự hiện hành quy định phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tức là khi có sai lầm mà hậu quả thực tế xảy ra nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng nếu hậu quả đó chưa được sử dụng để xác định vấn đề trách nhiệm hình sự thì sẽ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trong phần các tội phạm có nhiều điều luật quy định hậu quả là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Hậu quả là tình tiết tăng nặng phải thỏa mãn dấu hiệu lỗi vơ ý. Cịn người thực hiện hành vi phải chịu trách niệm hình sự về hành vi đã thực hiện. Những điều luật này giải quyết được vấn đề trách nhiệm hình sự khi có sai lầm về mối quan hệ nhân quả. Bởi vì trong sai lầm về mối quan hệ nhân quả người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện, còn hậu quả thực tế xảy ra nếu có lỗi vơ ý thì phải chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra này. Ví dụ tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người. Hay hậu quả làm nạn nhân chết hay có thai trong các tội về hành vi hiếp dâm….Còn vấn đề trách nhiệm hình hình sự của dạng sai lầm về khách thể thì được luật hình sự xác định trách nhiệm hình sự căn cứ vào mục đích phạm tội. Như đã trình bày thì sai lầm về khách thể thì dạng sai lầm này xảy ra là do người thực hiện hành vi phạm tội cho rằng đối tượng mình tác động thuộc khách thể mình muốn xâm hại. Trong trường hợp này mục đích phạm tội được quy định là dấu hiệu định tội. Ví dụ hành vi phá hủy cơng trình, phương tiện về an ninh quốc gia nhưng tác động đã nhầm cơng trình của tư nhân thì mục đích phạm tội được sử dung để định tội. Tuy nhiên đây chỉ là một số trường hợp cụ thể của hai dạng sai lầm trên. Còn nhiều trường hợp của hai dạng sai lầm trên cũng như các dạng sai lầm khác chưa có căn cứ pháp lý cụ thể, chặt chẽ để xác định vấn đề trách nhiệm hình sự khi có sai lầm. Ví dụ: A phá hoại nhà máy thủy điện nhằm mục đich chống chính quyền nhân dân, tuy nhiên nhà máy thủy điện là tài sản cùa thành phần kinh tế tư nhân, khơng có vốn nhà nước. Nếu áp dụng lý luận về sai lầm thì người này phải chịu trách nhiệm hình sự về tội của điều 85 Bộ luật hình sự hiện hành. Tuy nhiên theo điều 85 bộ luật hình sự hiện hành thì cơ sở vật
41
chất là của nhà nước. Vậy thì phải lý luận như thế nào để xác định phạm tội vào điều 85 Bộ luật hình sự?
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất. Khi có sai lầm thì trong nhiều trường hợp có ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Vì vậy để người phạm tội phải chịu trách nhiệm tương xứng với hành vi và thái độ phạm tội của mình thì cần phải có căn cứ pháp lý để xác định vấn đề trách nhiệm hình sự khi có sai lầm. Một lý do nữa là cần có căn cứ pháp lý để việc xác định trách nhiệm hình sự khi có sai lầm được thống nhất. Vì hiện nay vận dụng lý luận về sai có thể mỗi trường hợp sẽ được vận dung khác nhau, nó tùy thuộc vào người áp dung pháp luật.Từ những lý do trên theo tác giả cần xem xét việc quy định trong phần chung của bộ luật các điều luật để làm căn cứ xác định sai lầm là gì, và vấn đề trách nhiệm hình sự khi có sai lầm. Bởi vì sai lầm là quá trình tâm lý diễn ra bên trong và sai lầm sẽ ảnh hưởng đến vấn đề xác định các yếu tố lỗi của hành vi phạm tội. Theo tác giả sau phần lỗi của bộ luật hình sự nên có quy định về các trường hợp sai lầm và việc xác định lỗi khi có sai lầm đó. Làm căn cứ để xác định vấn đề trách nhiệm hình sự đúng bản chất.
Thực tiễn về sai lầm
2.2.3 Sai lầm trong thực tiễn, áp dụng lý luận về sai lầm trong thực tiễn
Trong thực tiễn sai lầm về pháp luật thường xảy ra ở vùng sâu vùng xa, nơi có những phong tực lạc hậu của các đồng bào dân tộc thiểu số. Các phong tục này được gọi là hủ tục. Các phong tục lạc hậu này được truyền lại từ xa xưa của đồng bào dân tộc ít người. Theo đó có nhiều hành vi thực hiện theo phong tục là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm khách thể được luật hình sự bảo vệ nhưng đồng bào khơng hề biết mình đã vi phạm pháp luật hình sự. Điển hình có thể kể một số hành vi sau:
Theo phong tục „Dọ-tơm-ami‟ của người dân tộc Ba - na và Gia - rai ở Tây nguyên, dân tộc Ma coong ở Quảng Bình. Nếu khi sinh con ra mà người mẹ bị chết thì đứa con sẽ bị chơn sống theo mẹ. Ngươì Jrai ở Gia Lai thì có phong tục nếu sản phụ nào sinh đơi hay sinh ba thì nững đức trẻ sinh sau sẽ bị người làng đem vào rừng sâu, cách xa
42
buôn làng vứt. Các hủ tục này hiện nay đã khơng cịn tồn tại. có một phong tục là hành vi nguy hiểm đến nay vẫn cịn tồn tại đó là phong tục sinh con ra nhúng xuống nước lạnh. Theo phong tục của Đan Lai ở Nghệ An thì sau khi sinh con một ngày người mẹ sẽ đem đứa con mới sinh nhúng xuống dịng sơng Danh. Bất kể đó là mùa là mùa đơng lạnh buốt. đứa trẻ sống hay chết do ý trời. Khi nhúng thường có rất đơng người trong dịng họ ra xem với tâm trạng lo lắng cho tính mang đưa trẻ mới sinh. Họ cầu mong cho đứa trẻ sống sót. Có khơng ít đứa trẻ đã chết vì khơng qua khỏi phong tục lạc hậu này. [8]
Sai lầm về pháp luật cũng thường xảy ra không phải do thực hiện theo phong tục mà do người thực hiện hành vi ít am hiểu về pháp luật, đánh giá tính chất pháp lý của hành vi theo cảm tính. Hay gặp nhất hiện nay là các tội hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em hay các tội có hành vi khách quan là khơng hành động. Người thực hiện hành vi phạm tội hiểu hiếp dâm là phải có vũ lực. Nam nữ tự nguyện thì khơng có tội, hay mình phải làm gì (có hành vi hành động) thì mới có tội. Thường gặp là các hành vi không cứu giúp người khác trong tình trang nguy hiểm đến tính mạng, các hành vi của tội khơng tố giác tội phạm… Điển hình ở vài trường hợp sau:
Ví dụ 1: Ngày 1-9-2012 trên báo Đất Việt đăng bài viết về nhiều trường hợp các chàng thanh niên phạm tội hiếp dâm mà khơng hề nghĩ rằng mình phạm tội. Cứ cho rằng hành vi của mình khơng phải là tội phạm.
Vụ thứ nhất: “Theo cáo trạng Ngô Tuấn Anh (19 tuổi) yêu LTYN (13 tuổi). Ngày 24-12-2011 Tuấn Anh đưa bé LTYN về nhà ngủ qua đêm và hai người đã quan hệ tình dục. Sau đó cịn quan hệ nhiều lần nữa. Bố mẹ N biết và báo cơng an. Trong q trình u nhau, N ln nói với Tuấn Anh là mình đã 17 tuổi, thậm chí sau khi quan hệ tình dục xong N cịn bắt bị cáo phải hứa khơng được bỏ N, đợi bố mẹ đồng ý sẽ làm đám cưới. Sau đó ngày 23-8-2012 tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng tun phạt Ngơ Tuấn Anh 13 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em.[10]
Vụ thứ hai: “theo cáo trạng khoảng tháng 5-2011 cháu T (12 tuổi 8 tháng) đã làm quen với Chung qua chát. T nói với Chung mình 16 tuổi và đang học lớp 9. Ngày 6-7-
43
2011 T giận bố mẹ bỏ nhà đi và gặp Chung. Sau đó Chung đã kêu T về nhà nhưng T nhất định không về. Chung đưa T vào nhà nghỉ ở khu vực Đồn Lừ nghỉ qua đêm, và hai người đã quan hệ tình dục với nhau. Sau đó bố mẹ T phát hiện báo cơng an. Ngày 17-4-2012 tòa án nhân dân thành phố Hà Nội phạt 10 năm tù đối với bị cáo Ngô văn Chung về tội hiếp dâm trẻ em.”[10]
Theo bài báo này tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội vào ngày 6-6-2012 đã phạt Khuất Hữu Thu (24 tuổi ngụ Phú thọ) 12 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em, mà Thu khơng hề nghĩ mình phạm tội khi thực hiện hành vi. Bởi vì Thu thấy cơ bạn gái phổng phao như thiếu nữ nên cứ nghĩ là bạn gái đã lớn.
Ví dụ 2: Phạm Chí Vinh (SN 1979) tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân. Vinh làm quản lý tài sản của một ngân hàng. Năm 2007 là thời kỳ đỉnh cao của thị trường chứng khốn. Vinh có chơi nhưng chỉ ở dạng cị con. Vì muốn kiếm nhiều tiền hơn Vinh đã đem cầm cố một số tài sản mình quản lý đem cầm cố ở một ngân hành khác lấy 1.1 tỉ đồng mua chứng khoán. Với ý định vài ngày chứng khoán lên giá sẽ bán chuộc đồ về trả cho ngân hàng. Nếu bị phát hiện thì đem trả lại, sẽ khơng có tội gì vì mình khơng có ý định trộm cắp, chỉ là mượn tạm. Khơng may ngày hôm sau ngân hành tiến hành kiểm tra bất ngờ, sự việc bại lộ. Vinh bị bắt về hành vi tham ơ tài sản. Phạm Chí Vinh bị tịa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên hình phạt 15 năm tù về tội tham ô tài sản. [9]
Theo lý luận trong trường hợp sai lầm về pháp luật không ảnh hưởng đến vấn đề trách nhiệm hình sự. Người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện. Tuy nhiên trong thực tế thì các trường hợp sai lầm mà người thực hiện hành vi phạm tội do ảnh hưởng bởi các phong tục lạc hậu thì khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điển hình là phong tục nhúng trẻ sơ sinh xuống sông Danh. Ta thấy những người tham gia phong tục này đều thấy hành vi này có khả năng gây cái chết cho đứa trẻ sơ sinh, đặc biệt là vào mùa đông nước sông rất lạnh, đến người lớn xuống lâu cịn có thể chết vì lạnh. Và họ khơng hề mong muốn cái chết xảy ra với đứa trẻ nhưng để mặc nó. Họ hồn tồn có thể lựa chọn không thực hiện hành vi này. Với việc thực hiện phong tục
44
này thì người thực hiện phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi giết người với lỗi cố ý gián tiếp (nếu đứa trẻ chết). Hiện nay phong tục này vẫn được duy trì. Các trường hợp đứa trẻ bị chết vẫn xảy ra và không bị xử lý hình sự. Hoặc là những trường hợp thực hiện những phong tục lạc hậu của đồng bào ở Tây Nguyên đã trình bày ở trên, hiện nay khơng cịn xảy ra. Nhưng việc chấm dứt của những phong tục lạc hậu này không phải do có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, rồi đồng bào bỏ tục lạc hậu này. Mà do quá trình đấu tranh giành lại mạng sống của từng đứa trẻ trước khi bị chôn sống hay đem vứt bỏ, bởi việc tuyên truyền của lực lượng Bộ Đội Biên Phịng, của chính quyền địa phương, phong tục này mới dần bị xóa bỏ.
Vậy trong thực tiễn trường hợp sai lầm về pháp luật mà người thực hiện hành vi phạm tội do việc thực hiện theo phong tục lạc hậu thì khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp sai lầm về pháp luật không phải do ảnh hưởng của phong tục lạc hậu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện, đúng như lý luận về sai lầm.
Trong thực tiễn sai lầm về thực tế hay gặp nhất là sai lầm về đối tượng và sai lầm về mối quan hệ nhân quả. Ít xảy ra ở các trường hợp sai lầm về khách thể, sai lầm về công cụ phương tiện. Sau đây ta xét một ví dụ về sai lầm thực tế trong thực tiễn như sau.
Ví dụ 1: khoảng 23 giờ ngày 7 tháng 11 năm 2011 Lê Văn Long cùng đồng bọn chuẩn bị một bao tải hung khí đi trả thù nhóm của Duyên, sau khi Long bị nhóm của Duyên đánh. Trên đường tìm kiếm nhóm của Dun, Long nhìn thấy anh Đinh Văn Bền chở anh Lê Văn Phi thì nhìn nhầm tưởng là nhóm của Duyên. Long dùng đá ném anh Bền, sợ hãi anh Bền rú ga bỏ chạy khiến anh Phi ngã xuống đất. Ngay lập tức Hoàng Văn Tình, Vũ Văn Bình cùng Long lao đến dùng ống tuýp sắt, gậy gỗ đánh vào người anh Phi. Anh Phi bị thiệt mang với hơn 38 vết thương trên người. Ngày 12 tháng 7 năm 2012 tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 3 bị cáo trong vụ án giết người.Theo đó Lê Văn Long phạt 17 năm tù giam, Vũ Văn Bình và Hồng Văn