KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Một phần của tài liệu Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm hình sự (Trang 54 - 61)

s là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội xác định đối tượng của hành

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

1.Kết luận

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý nặng nề nhất nó tác động nghiêm trọng đến con người. Vì vậy khi xem xét trách nhiệm hình sự của một con người phải hết sức cẩn trọng. Khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội nếu có sai lầm thì trong nhiều trường hợp ảnh hưởng đến việc xác định các yếu tố của lỗi từ đó xác định trách nhiệm hình sự. Bởi vì khi có sai lầm thì mặt chủ quan của tội phạm sẽ có ảnh hưởng nhất định. Nó sẽ có sự ảnh hưởng đến các yếu tố của lỗi, từ đó sẽ ảnh hưởng đến vấn đề trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi phạm tội. Hiểu về sai lầm là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm hình sự khi có sai lầm. Qua q trình nghiên cứu và đã trình bày trong bài viết, tác giả rút ra những kết luận cơ bản về nội dung nghiên cứu như sau:

Sai lầm là hình ảnh phản ánh trong ý thức của người thực hiện hành vi phạm tội không phù hợp với thực tế khách quan, hình ảnh của ý thức không phù hợp phải có nguyên nhân là do sự ảnh huởng của các yếu tố bên trong thuộc ý thức và nhận thức của chủ thể. Trong trườg hợp sai lầm về pháp luật thì sai lầm khơng ảnh hưởng đến các yếu tố của lỗi. Người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện, nếu hành vi đã thực hiện là tội phạm. Khơng phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi sã thực hiện không phải là hành vi phạm tội. Trong trường hợp sai lầm về thực tế thì: sai lầm về khách thể người thực hiện hành vi pham tội phải chịu trách nhiệm hình sự với lỗi cố ý về tội có khách thể dự định xâm hại. Sai lầm về đối tượng nếu hai đối tượng thuộc cùng khách thể thì sai lầm khơng ảnh hưởng đến các yếu tố của lỗi, người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự với lỗi cố ý về tội có khách thể mà đối tượng dự định tác động là bộ phận. Còn trường hợp hai đối tượng thuộc hai khách thể khác nhau thì vấn đề trách nhiệm hình sự được xác định như trong trường hợp sai lầm về khách thể. Sai lầm về công cụ phương tiện không ảnh hưởng đến lỗi và người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện. Sai lầm về mối quan hệ nhân quả người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội có khách thể được xác định từ hậu quả cho là sẽ xảy ra. Còn đối với hậu quả xảy ra trên

thực tế của các trường hợp sai lầm thực tế nếu có lỗi vơ ý thì người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả thực tế xảy ra.

Về quy định của pháp luật thì chưa có bất cứ quy định nào quy định về sai lầm cũng như vấn đề trách nhiệm hình sự khi có sai lầm. Tuy nhiên trong thực tiễn người áp dung pháp luật vẫn căn cứ vào các điều luật cụ thể để xác định trách nhiệm hình sự khi có sai lầm.

Trong thực tiễn vẫn có những trường hợp sai lầm về pháp luật mà hành vi thực hiện là hành vi phạm tội nhưng không bị xử lý trách nhiệm hình sự.

2. Kiến nghị

Qua những phân tích ở trên ta thấy vấn đề sai lầm trong luật hình sự cịn nhiều vấn đề bất cập cả về lý luận và thực tiễn. Về lý luận cịn có nhiều quan điểm hiểu rộng hẹp khác nhau. Mà về mặt pháp luật thì chưa có bất cứ quy định nào trong Bộ Luật Hình Sự cũng như trong các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật xác định như thế nào là sai lầm, quy định việc xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong các trường hợp có sai lầm đó. Vì vậy để đảm bảo việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội khi có sai lầm được đúng đắn, có cơ sở pháp lý. Tác giả cho rằng bộ luật luật hình sự cần có các ghi nhận về mặt pháp lý làm căn cứ xác định như thế nào là sai lầm, việc xác định trách nhiệm trong các trường hợp sai lầm đó như thế nào. Về các văn bản hướng dẫn cần quy định cách giải quyết sai lầm trong các trường hợp cụ thể, đảm bảo tính hợp lý trong thực tiễn. Cụ thể như sau:

Thứ nhất về mặt lập pháp (quy định của bộ luật hình sự):

Khi thực hiện hành vi phạm tội chủ thể có thể sẽ có nhiều sai lầm trong việc thực hiện hành vi đó. Nhưng khơng phải sai lầm nào cũng có ý nghĩa pháp lý hình sự, có những sai lầm của người thực hiện hành vi phạm tội khơng có ý nghĩa pháp lý hình sự, đó là các sai lầm có đối tượng của sai lầm là các tình tiết không phải là về khách thể của tội phạm và các yếu tố không là bộ phận của mặt khách quan trong cấu thành tội phạm. Một

yêu cầu nữa của sai lầm có ý nghĩa pháp lý hình sự là sai lầm đó phải thể hiện năng lực nhận thức của người thực hiện hành vi phạm tội, sai lầm là do sự thể hiện của tri thức hay của q trình nhận thức. Sai lầm đó khơng phải do ảnh hưởng của các yếu tố khác như là cảm giác, linh cảm, linh tính, dự đốn…đây là các yếu tố khơng thể hiện năng lực nhận thức. Vì vậy để có cơ sở pháp lý cho việc xác định như thế nào là sai lầm có ý nghĩa pháp lý hình sự, xác định trường hợp nào là sai lầm ở góc độ pháp lý hình sự, phân biệt với các sai lầm khác của chủ thể có thể có trong hành vi phạm tội, thì bộ luật hình sự cần có một điều luật mang tính định nghĩa về sai lầm ở góc độ pháp lý hình sự. Quy định này cần nêu được thế nào là sai lầm, và liệt kê ba trường hợp sai lầm là sai lầm về pháp luật, sai lầm về khách thể và sai lầm về mối quan hệ nhân quả. Nêu được ba hình thức sai lầm đó là nhằm làm cơ sở cho việc quy định trách nhiệm hình sự ở các điều khoản sau, và để việc hướng dẫn trong các bản dưới luật là có cơ sở đã dược ghi nhận về mặt pháp lý.

Theo lý luận về sai lầm thì trong các trường hợp sai lầm về pháp luật, nếu hành vi đã thực hiện là hành vi phạm tội thì người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình đã thực hiện. Vì vậy về mặt lập pháp nếu có một điều luật quy định trách nhiệm hình sự khi có sai lầm về pháp luật thì sẽ rất chặt chẽ về mặt căn cứ pháp lý. Tuy nhiên trong thực tiễn lại có trường hợp là chủ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm khách thể được luật hình sự bảo vệ nhưng khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự như lý luận về sai lầm. Đó là trường hợp người dân tộc thực hiện hành vi theo phong tục từ tổ tiên truyền lại, mà ta hay gọi là hủ tục. Tuy nhiên việc khơng xử lý trách nhiệm hình sự những trường hợp này mang tính hợp lý với tình hình thực tế, khơng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, an toàn xã hội. Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có thể dùng những biện pháp khác để giải quyết và đạt được kết quả như dùng biện pháp hình sự. Nên trong trường hợp này việc xử lý trách nhiệm hình sự là khơng cần thiết. Đây là những trường hợp mang tính ngoại lệ, nếu quy định trong Bộ Luật thì khơng phù hợp. Những trường hợp ngoại lệ như thế này quy định trong các văn bản hướng dẫn thì mới phù hợp. Nếu trong bộ luật quy định vấn đề trách nhiệm hình sự khi có sai lầm về pháp luật theo như lý luận, thì văn bản hướng dẫn khi quy định ngoại lệ sẽ tạo ra mâu thuẫn là

văn bản dưới luật lại quy định trái luật. Vì vậy theo tác giả khơng nên quy định căn cứ xác định trách nhiệm hình sự khi có sai lầm về pháp luật trong bộ luật, mà nên để lại cho các văn bản hướng dẫn quy định sẽ phù hợp hơn.

Trong các trường hợp sai lầm về thực tế thì có hai trường hợp có ảnh hưởng đến các yếu tố của lỗi là sai lầm về khách thể (bao gồm cả trường hợp sai lầm về đối tượng mà có đối tượng xâm hại thực tế và dự định xâm hại thuộc hai khách thể khác nhau) và sai lầm về mối quan hệ nhân quả. Chính vì vậy Bộ Luật Hình Sự cần có quy định để làm căn cứ xác định vấn đề trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi phạm tội khi có sai lầm. Tuy nhiên trường hợp sai lầm về mối quan hệ nhân quả, theo tác giả khơng cần có quy định nhằm xác định trách nhiệm hình sự khi có sai lầm. Bởi vì các trường hợp sai lầm về mối quan hệ nhân quả thì việc xác định trách nhiệm hình bằng các quy định của luật thực định đã đảm bảo yêu cầu về căn cứ pháp lý chặt chẽ. Cụ thể như sau: Trường hợp nếu chủ thể cố ý phạm tội thì hậu quả người phạm tội thấy và hành vi thực hiện đã thỏa mãn một cấu thành tội phạm cụ thể. Còn hậu qủả xảy ra trên thưc tế sẽ được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Nếu khơng được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình thì hậu quả xảy ra nếu có lỗi vơ ý thì hậu quả và hành vi vẫn được xác định trách nhiệm hình sự bằng một tội độc lập. Cịn nếu trong trường hợp người thực hiện hành vi không cố ý phạm tội thì hành vi và hậu quả xảy ra trên thực tế sẽ thỏa mãn cấu thành của một tội danh có hình thức lỗi là vơ ý. Giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự trong trường hợp sai lầm về mối quan hệ nhân quả như trên là có căn cứ pháp lý chặt chẽ rồi. Vậy trong bộ luật chỉ cần có quy định để làm căn cứ xác định trách nhiệm hình sự khi có sai lầm về khách thể. Bởi vì sai lầm về khách thể người áp dụng pháp luật căn cứ vào mục đích để xác định vấn đề trách nhiệm hình sự sẽ dẫn đến không thỏa mãn yêu cầu về đối tượng tác động thường được quy định trong cấu thành tội phạm. Để có căn cứ cho việc xác định trách nhiệm hình sự khi có sai lầm về khách thể, đảm bảo tính chặt chẽ của căn cứ pháp lý thì cần có quy định nhằm xác định trách nhiệm hình sự trong sai lầm này.

Xác định xem người thực hiện hành vi phạm tội có sai lầm hay không và giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội thực chất là việc đi xác định các yếu tố lỗi của hành vi phạm tội, từ đó xác định trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy theo tác giả thì sau phần quy định về lỗi trong bộ luật hình sự ta nên đặt quy định về mang tính định nghĩa về sai lầm và việc xác định trách nhiệm hình sự khi có sai lầm vế khách thể.

Về các văn bản hướng dẫn:

Như vừa trình bày ở trên thì trong hình thức sai lầm về pháp luật thì có trường hợp trong thực tiễn khơng được giải quyết như trong lý luận về sai lầm, và vấn đề trách nhiệm hình sự trong sai lầm về pháp luật khơng nên quy định trong bộ luật hình sự, nên để cho các văn bản hứơng dẫn quy định. Theo tác giả thì văn bản hướng dẫn của cơ quan tịa án hướng dẫn thi hành luật hình sự cần có quy định hướng dẫn các trường hợp sai lầm về pháp luật mà trên thực tiễn khơng bị truy cứu trách nhiêm hình sự theo hướng sau: Hành vi phạm tội mà để thực hiện theo các phong tụ tập quán lạc hậu của các đồng bào chỉ bị xử lý trách nhiệm hình sự khi họ biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Quy định nếu đã được tuyên truyền giáo dục, phồ biến pháp luật nhiều lần rồi mà vẫn cố ý thực hiện các phong tục lạc hậu đó thì sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự. Chứ khơng quy định là các trường hợp thực hiện theo phong tục lạc hậu khơng bị xử lý trách nhiệm hình sự. Phải quy định như vậy để các phong tục lạc hậu đã được đồng bào bỏ sẽ khơng tái diễn lại. Cịn đối với các phong tục lạc hậu đang diễn ra thì có cơ sở để áp dụng biện pháp hình sự khi cần thiết. Tránh tình trạng là đồng bào cứ duy trì phong tục lạc hậu dù biết làm như vậy là vi phạm pháp luật, mà không thể áp dụng pháp luật hình sự khi cần thiết.

Về trường hợp sai lầm về mối quan hệ nhân quả thì vẫn xử lý vấn đề trách nhiệm hình sự bằng cách áp dụng các quy định của pháp luật. Tuy nhiên để người áp dụng pháp luật không bị lúng túng khi gặp các sai lầm về mối quan hệ nhân quả thì văn bản hướng dẫn cần có quy định hướng dẫn cách áp dụng pháp luật khi có trường hợp sai lầm này theo hướng: Nếu người thực hiện hành vi cố ý phạm tội thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự

về hành vi đã thực hiện. Còn hậu quả thực tế xảy ra phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có lỗi vơ ý. Nếu người thực hiện hành vi không cố ý phạm tội (hậu quả thấy trước và hành vi khơng cấu thành tội phạm) thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả thực tế xảy ra nếu hậu qủa có lỗi vơ ý.

Về các đề nghị với các cơ quan tổ chức xã hội khác:

Như đã trình bày thì trong văn bản hướng dẫn về việc thi hành các trường hợp sai lầm về pháp luật thì chỉ xử lý trách nhiệm hình sự khi đã được tuyên truyền giáo dục nhiều lần. Với những hủ tục nguy hiểm như vậy theo tác giả khơng nên để duy trì lâu, phải chấm dứt càng sớm càng tốt. Vì vậy tác giả kiến nghị các tổ chức mặt trận, đoàn thể, chính quyền các cấp phải ra sức tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật cho đồng bào. Nếu sau khi đã áp dụng các biện pháp trên mà đồng bào vẫn cố tình duy trì các hủ tục trên thì phải áp dụng pháp luật hình sự.

Trong sai lầm về pháp luật không do thực hiện phong tục lạc hậu thì người thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện, vấn đề trách nhiệm hình sự vẫn được giải quyết. Nhưng hậu quả cho cá nhân, cho xã hội vẫn đã xảy ra rồi, nếu khơng có những hậu quả đó khơng xảy ra thì sẽ khơng có thiệt hại cho xã hội. Và chúng ta có thể phịng tránh những hậu quả đó nếu người thực hiện hành vi phạm tội biết mình vi phạm pháp luật hình sự. Vì vậy để tránh những trường hợp sai lầm về pháp luật như vậy xảy ra thì cần tuyên truyền, giáo dục pháp luật để hạn chế những trường hợp phạm tội do sai lầm về pháp luật gây ra. Vẫn biết tìm hiểu về pháp luật là nghĩa vụ của cơng dân, nhưng với tình trạng phạm tội do sai lầm về pháp luật xảy ra như hiện nay và với mặt bằng trình độ hiểu biết pháp luật hình sự của nhân dân ta hiện nay thì chúng ta phải tư duy là mang pháp luật đến với người dân. Chứ khơng phải đợi có vi phạm rồi xử lý hình sự. Làm như vậy chỉ giải quyết hậu quả thơi, nếu phịng tránh được hậu quả thì sẽ là giải pháp tối ưu. Để việc tuyên truyền phát huy hiệu quả cao chúng ta phải kết hợp áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Tuy nhiên cần quan tâm các biện pháp trực tiếp tiếp cận

Một phần của tài liệu Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm hình sự (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)