5. Kết cấu của luận văn
3.4. Phân tích SWOT
Vĩnh phúc là một tỉnh có khu công nhiều khu công nghiệp lớn, số đối tượng tham gia BHXH đông, số người thụ hưởng chế độ nhiều. Do vậy đây cũng là cơ hội
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngoài đối với nghành Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Điểm mạnh: Đối với nghành bảo hiểm xã hội nói chung và Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp bộ nghành từ trung ương đến địa phương. Hệ thống văn bản quy định về thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước luôn kịp thời. Bên cạnh đó Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc có đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao luôn học hỏi kinh nghiệm và làm việc theo quy chế của cơ quan do vậy đây cũng là những thuận lợi cơ bản giúp Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên giao.
Cơ hội: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp được thành lập (cả doanh nghiệp trong nước và ngoài nước) với nhiều nghành nghề đa dạng. Các doanh nghiệp này tuyển nhiều lao động tham gia đóng BHXH cho người lao động kết hợp với công tác tuyên truyền về các chính sách BHXH và quyền lợi khi tham gia BHXH của người lao động. Nền kinh tế mở là cơ hội cho người lao động hiểu biết thêm khi được thụ hưởng các chế độ BHXH. Điều này là cơ hội rất lớn đối với ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Điểm yếu: Tuy nhiên, với những cơ thế mạnh và cơ hội mà Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đang có lại tiềm ẩn một số nguy cơ đe dọa đến công tác quản lý vì số lượng người tham gia đóng Bảo hiểm xã hội đông kéo theo số chi trả cho người thụ hưởng chế độ BHXH nhiều do vậy công tác kiểm tra giám sát gặp rất nhiều khó khăn nhất là số lượng biên chế hiện nay của ngành Bảo hiểm xã hội ít lại chỉ có ở cấp tỉnh và cấp huyện mà chưa được biên chế đến cấp xã cộng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thu và chi BHXH. Đây cũng là hạn chế của nghành Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
Thách thức: Những năm gần đây, việc kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, nhiều các doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản điều này ảnh hưởng đến việc nộp BHXH chậm, nợ đọng nhiều. Việc giải quyết chế độ chính sách gặp không ít khó khăn do hệ thống văn bản của Nhà Nước khi áp dụng thường là có hiệu lực muộn so với thời gian quy định, nội dung
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thực hiện còn chồng chéo tạo nhiều kẽ hở cho đối tượng lợi dụng. Bên cạnh đó sự phối kết hợp giữa các Bộ, Nghành còn bộc lộ nhiều hạn chế và chế độ thưởng, phạt không tạo sự công bằng. Đây cũng là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc quản lý hệ thống kiểm soát nội bộ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc gặp không ít khó khăn. Từ những lý do đã phân tích trên cần thấy phải có sự kết hợp giữa những thế mạnh, điểm yếu với cơ hội và nguy cơ đe dọa doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội phải bắt buộc thực hiện BHXH đối với Bảo hiểm xã hội. Nhằm phản ánh các nội dung chủ yếu của phương pháp phân tích ma trận SWOT để thực hiện các mục tiêu của luận văn đã đề ra thể hiện cụ thể qua sơ đồ 3.8.
Sơ đồ 3.8: Phân tích ma trận SWOT trong việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống quản lý KSNB tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc Strength (S) Thế mạnh Weakress (w) Điểm yếu Opportunity (O) Cơ hội Threats (T) Nguy cơ đe dọa Yếu tố Bên trong (Nội tại) Yếu tố Bên trong (Ngoại lai)
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
4.1. Phƣơng hƣớng phát triển ngành BHXH của Nhà nƣớc đến năm 2020
Hoạt động BHXH (bao gồm cả BHYT) ở Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển, một mặt đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam, mặt khác phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và đảm bảo đúng bản chất của BHXH, nhằm từng bước hòa nhập với sự phát triển trong lĩnh vực BHXH với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bởi vậy định hướng phát triển BHXH đến giai đoạn 2020 cụ thể là:
1. Thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH theo quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO về các tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại trợ cấp BHXH, cụ thể là phát triển thêm chế độ BHXH chăm sóc người già.
2. Mở rộng mạng lưới BHXH trong phạm vi toàn xã hội theo hướng: tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người lao động, có việc làm và có thu nhập từ lao động;
ở rộng BHYT đến toàn dân.
3. Triển khai đa dạng và linh hoạt cả loại hình BHXH, BHYT bắt buộc và BHXH, BHYT tự nguyện cho phù hợp với từng nhóm đối tượng tham gia và thích ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia BHXH. Tăng nhanh nguồn thu của quỹ từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH. Thực hiện chi trả đúng, đủ và kịp thời các chế độ BHXH hiện hành. Nâng cao chất lượng KCB cho người có thẻ BHYT. Đặc biệt, chú ý đến mức sống của người về hưu gắn liền với khả năng phát triển kinh tế chung của đất nước.
5. Giảm dần nguồn chi từ NSNN cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH từ trước năm 1995. Từng bước điều chỉnh mối quan hệ tương thích giữa mức đóng góp và quyền lợi được hưởng của từng chế độ BHXH nhằm đảm bảo cân đối quỹ BHXH lâu dài.
6. Tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH được đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng, tham gia tích cực vào thị trường tài chính.
7. Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy ngành BHXH Việt Nam theo hướng hiệu quả và hiện đại.
8. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về các chính sách, chế độ BHXH và đảm bảo đầy đủ các điều kiện thực hiện của hệ thống pháp luật này.
4.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện hệ thống quản lý kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động thu, chi Bảo hiểm xã hôi tại địa bàn tỉnh Vĩnh phúc đến năm 2020
Để hệ thống KSNB hoạt động thực sự có hiệu lực và hiệu quả, hoàn thiện hệ thống KSNB đối với các hoạt động thu, chi BHXH phải dựa trên cơ sở các phương hướng sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm mục đích thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ củ ở tiết kiệm chi phí,
đảm bảo hợp lý, đơn giản hoá các thủ tục hành chính.
BHXH là một cơ quan phục vụ nên việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính là yêu cầu cấp thiết, khi quy trình hợp lý sẽ góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí cho đối tượng tham gia, đối tượng đi giải quyết chế độ và cả cơ quan BHXH.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống KSNB đối với các hoạt động thu, chi BHXH gắn liền với những hoạt động khác của cơ quan. Khi xem xét hoàn thiện hệ thống KSNB cần phải có sự liên hệ giữa các bộ phận, phát hiện ra những điểm yếu trong
khâu thực hiệ ệp vụ ản lý đông thời phải
cung cấp các thông tin tin cậy, đảm bảo việc chấp hành Pháp luật và tăng cường hiệu quả hoạt động.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đường lối chung cho hệ thống BHXH trong thời gian tới để tránh lạc hậu, không phát huy được tác dụng thực tiễn. Phương hướng chung cho hệ thống BHXH là:
- Trong thời gian tới, tiếp tục củng cố ốn định tổ chức, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công chức, có đạo đức trong sáng để hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ.
- Mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, tự nguyện, tiến tới BHYT toàn dân, phấn đấu số thu BHXH ngày càng tăng.
- Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH thường xuyên bảo đảm đầy đủ, kịp thời an toàn tới người hưởng trướ , góp phần ổn định đời sống người về hưu, và những người hưởng chế độ BHXH, bảo đảm ASXH.
- Thực hiệ ảm bảo quyền lợi cho người có thẻ
BHYT theo quy định của Nhà nước.
- Quản lý sử dụng quỹ BHXH có hiệu quả để bảo toàn và tăng trưởng.
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở mọi lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia, đảm bảo quyền lợi BHXH theo quy định. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh và các đơn vị bảo hiểm trực thuộc.
- Thực hiện cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT trên cơ sở đó để giải quyết chế độ BHXH, BHYT.
- Từng bước hiện đại hoá công tác quản lý, đưa công nghệ thông tin vào tất cả các khâu nghiệp vụ nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
4.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động thu, chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh phúc
4.3.1. Thành lập phòng Kiểm toán nội bộ độc lập với các phòng ban khác của Bảohiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
KTNB là một chức năng xác minh độc lập được đặt ra bên trong một tổ chức để xem xét, đánh giá các hoạt động. Như vậy, có thể nói KTNB là một loại hình kiểm soát có tổ chức mà chức năng là đo lường và đánh giá hiệu quả của những việc kiểm soát khác. KTNB là một hoạt động nội kiểm có tính độc lập trong các cơ
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quan, đơn vị với chức năng chính là kiểm tra, đánh giá các hoạt động tài chính và phi tài chính nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động đó và góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý của đơn vị.
Với cơ cấu tổ chức hiện tại thì nên thành lập phòng KTNB trên cơ sở phòng Kiểm tra. Chức năng, nhiệm vụ của phòng KTNB bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Kiểm tra cũ và có sự mở rộng hơn để đảm bảo phạm vi hoạt động của KTNB không bị giới hạn.
Ngoài việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra đối với các đơn vị thuộc BHXH tỉnh, các cơ quan, đơn vị, tổ chức SDLĐ, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn trong việc thực hiện các chế độ, chính sách, thu, chi BHXH và quản lý tài chính theo quy định, phòng KTNB cần thực hiện những hoạt động như:
Kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả, phát hiện những sơ hở, yếu kém và đề xuất các giải pháp cải tiến, hoàn thiện hệ thống kế toán, hệ thống KSNB và toàn bộ các hoạt động của đơn vị.
Kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin trên các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và hoạt động của BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thành, thị.
Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ chế độ chính sách, pháp luật, các quy định, yêu cầu của cơ quan cấp trên và quy chế, quy trình làm việc của BHXH tỉnh. Phòng KTNB không chỉ kiểm toán đối với các hoạt động thu, chi BHXH bắt buộc mà phải kiểm toán đối với tất cả các hoạt động của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc như: kiểm soát quy trình cấp sổ, thẻ; kiểm soát hoạt động thu, chi BHXH, BHYT bắt buộc và tự nguyện…
Sau khi kiểm tra, phòng KTNB có trách nhiệm báo cáo Giám đốc BHXH tỉnh và Uỷ ban KTNB BHXH Việt Nam, đồng thời thông báo cho các phòng nghiệp vụ, BHXH huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan về các kết quả kiểm tra, các đề xuất, kiến nghị để xử lý các vấn đề phát sinh cũng như hoàn thiện các quy trình, hoạt động của BHXH tỉnh.
Với hoạt động của phòng KTNB như trên thì sẽ giảm được các công việc duyệt quyết toán, kiểm tra của phòng KHTC và các phòng nghiệp vụ khác, góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trình độ chuyên môn sẽ góp phần củng cố, hoàn thiện các quy chế kiểm soát, giảm thiểu các sai sót nghiệp vụ cũng như các hành vi gian lận, vi phạm pháp luật về BHXH.
Về mặt nhân sự của phòng KTNB, nên tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ KTV đảm bảo cả về số lượng và chất lượng để thực hiện chức năng nhiệm vụ mới đảm bảo đạt hiệu quả cao. Gắn với đội ngũ KTV là các trang thiết bị cụ thể cho kiểm toán: những máy móc thiết bị, phương tiện và cả cơ chế hoạt động thống nhất.
Cần xây dựng và ban hành điều lệ KTNB của ngành BHXH với những yêu cầu cơ bản: chỉ ra mục tiêu, phương pháp tiến hành KTNB, xác định rõ nhiệm vụ của KTNB và các nguyên tắc tiến hành kiểm toán nhằm tạo điều kiện cho công tác KTNB được thực hiện một cách thống nhất và có hiệu quả trong toàn ngành.
Xây dựng các chính sách, quy chế, quy trình, kế hoạch KTNB cụ thể theo sát với chuẩn mực, đặc biệt là các chế tài, trong đó cần quan tâm đến cơ chế động lực: lương, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ khác thoả đáng để bù đắp áp lực công việc đối với KTV nội bộ.
4.3.2. Hoàn thiện quy trình thu, chi Bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Do yêu cầu cần thiết là phải xây dựng một nền tài chính BHXH lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch với tạo lập một Quỹ BHXH an toàn, cân đối, ổn định vững chắc, lâu dài. Để làm được việc này trước hết phải hoàn thiện quy trình thu, chi BHXH nhằm tăng nguồn thu, mở rộng đối tượng tham gia BHXH; tăng cường công tác quản lý các hoạt động thu - chi quỹ BHXH; triệt để tận dụng các nguồn tạm thời nhàn rỗi đưa vào hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.
* Đối với hoạt động thu BHXH bắt buộc:
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở LĐTB&XH, cơ quan Thuế, các Ban, ngành để nắm bắt các thông tin, kịp thời hoặc lên kế hoạch thu nhằm hạn chế việc bỏ sót đối tượng thu BHXH, tăng cường mở rộng đối tượng tham gia BHXH.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là nơi nắm rõ nhất tình hình biến động và SDLĐ của các đơn vị. Để các đơn vị SDLĐ không còn khe
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hở để trốn hoặc nợ đóng BHXH, cần có hệ thống đồng bộ các văn bản pháp quy hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH. Danh sách các đơn vị không thực hiện nghiêm túc Luật BHXH sẽ được đăng tải lên website của Cơ quan BHXH hoặc website của Báo Người lao động.
Để khắc phục tình trạng thất thu BHXH cần phải tăng cường quản lý thu đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì đây là đối tượng còn nguồn thu BHXH rất lớn chưa được thực hiện
* Đối với hoạt động chi BHXH bắt buộc: - Về chi trả các chế độ trợ cấp ngắn hạn:
Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra việc thực hiện chi trả các chế độ trợ cấp ngắn hạn tại đơn vị SDLĐ. Khi phát hiện các hành vi cố