0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tổng quan về tình hình hoạt động Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 35 -35 )

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Tổng quan về tình hình hoạt động Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

Hiện nay ngân sách của Nhà nước được phân bố rộng rãi đối với tất cả các đơn vị nói chung và ngành BHXH nói riêng. Chính vì vậy cần có các kiểm sóat nội bộ nhằm đảm bảo ngân sách được sử dụng đúng mục đích, các tài sản không bị thất thoát hay lãng phí. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn lực cần được nhấn mạnh thêm tầm quan trọng trong KSNB đối với một doanh nghiệp.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhân viên xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ. Đó là tuân thủ các điều lệ, quy định và đạo đức của một công chức Nhà nước luôn thể hiện đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong việc thiết lập một hệ thống KSNB. Lãnh đạo và nhân viên cũng cần có những kỹ năng cần thiết để đánh giá rủi ro đảm bảo hoàn thành trách nhiệm của họ trong một tổ chức. Việc đào tạo là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các thành viên trong một tổ chức và nội dung đào tạo là hướng dẫn về mục tiêu KSNB, phương pháp giải quyết những tình huống khó xử trong công việc. Đối với một tổ chức thì người lãnh đạo cao cấp luôn đặt KSNB là quan trọng thì những thành viên khác trong tổ chức đó cũng thấy được tầm quan trọng và sẽ theo đó tận tậm xây dựng hệ thống KSNB. Ngược lại, nếu họ không nhìn thấy được tầm quan trọng của hệ thống KSNB thì lúc đó KSNB chỉ còn là hình thức chứ không có ý nghĩa thực sự và dẫn đến mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị mình không còn đạt được như mong muốn.

Mục tiêu phục vụ của hoạt động BHXH khác với các hoạt động khác của doanh nghiệp thông thường. Mục đích cuối cùng của của hoạt động BHXH là đem lại lợi ích cho người lao động khi tham gia BHXH. Bên cạnh lợi nhuận hoạt động BHXH còn mong muốn đem lại cho nguời lao động những chế độ khi họ gặp rủi ro. Người làm công tác BHXH phải xác định được mục tiêu phục vụ chính của minh, đó là nền tảng cho chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong giải quyết công việc. BHXH cần nhận thức được những đúng đắn về những khó khăn trong việc quản lý đối tượng để đưa ra những biện pháp để hạn chế rủi ro.

Việc nhận dạng các rủi ro và đánh giá tầm quan trọng của các rủi ro có thể xảy ra là một bộ phận quan trọng của hệ thống KSNB. Không giống như các doanh nghiệp, hoạt động BHXH có các rủi ro chủ yếu được ghi nhận ở hoạt động thu, chi BHXH. Ngoài các rủi ro xuất phát từ năng lực và đạo đức nhân viên BHXH, rủi ro thu BHXH không đủ do các đơn vị sử dụng lao động không cung cấp thông tin đầy đủ, rủi ro chi BHXH không đúng đối tượng do người lao động khai man thông tin.

Ngoài ra, hoạt động BHXH còn đang đứng trước rủi ro cân đối thu chi BHXH. Với số thu BHXH hiện nay trong quỹ BHXH nếu không có sự đầu tư thích hợp và an toàn thì trong tương lai với sự tăng giá, điều chỉnh thu nhập thì liệu quỹ BHXH có còn có khả năng chi trả các chế độ BHXH cho người lao động và còn tồn

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tại được bao lâu. Điều này đặt ra sự cần thiết của một đội ngũ chuyên viên tính BHXH để sớm có biện pháp khắc phục rủi ro xuất phát từ cân đối thu chi BHXH. Do vậy, có một hệ thống KSNB là một việc rất cần thiết đối với hoạt động thu và chi BHXH.

Cơ quan BHXH là cơ quan Nhà nước, trực thuộc Chính phủ nên các hoạt động kiểm sóat tất nhiên sẽ được quy định chặt chẽ trong hệ thống thông qua các văn bản hướng dẫn, quyết định, quy định... Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các hoạt động kiểm sóat được quy định có được áp dụng theo đúng nguyên tắc hướng dẫn trong thực tế hoạt động của BHXH hay không. Nếu không thực hiện đầy đủ các hoạt động kiểm sóat thì chắc chắn rằng các rủi ro sẽ xảy ra. Chẳng hạn, việc thu BHXH và giải quyết chính sách BHXH không thể để một người nắm giữ từ đầu đến cuối. Việc giám định và chi BHXH cũng không để cho một người thực hiện... Theo quy định của Nhà nước, các chức năng được phân định rất rõ ràng nhưng việc triển khai các hoạt động kiểm soát đi vào các nghiệp vụ cụ thể sẽ mang những đặc thù riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động BHXH.

Như đã trình bày, hoạt động BHXH là hoạt động tồn tại khi có sự tham gia của ba bên: Cơ quan BHXH, đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Do vậy việc giám sát thường xuyên các hoạt động cũng như thực hiện các giám sát theo định kỳ. Giám sát thường xuyên được thực hiện thông qua việc thu thập thông tin, kiểm tra, xử lý và điều chỉnh kịp thời trong các hoạt động còn giám sát định kỳ được thực hiện theo kế hoạch để kiểm tra, soát xét mọi hoạt động BHXH.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Để giải quyết được nội dung nghiên cứu của đề tài chính là việc trả lời được các câu hỏi sau:

a. Hệ thống KSNB hoạt động như thế nào tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc?

b. Những giải pháp nào nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ?

2.2. Quy trình nghiên cứu

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các ấn bản phẩm đã công bố như: sách, bài báo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu, báo cáo của ngành và của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.

- Các số liệu nghiên cứu được thu thập về công tác KSNB trong thời gian từ 2010- 2012, bao gồm:

Luận văn thu thập số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2010, 2011, 2012; Các báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012; Báo cáo quyết toán thu BHXH năm 2010, 2011, 2012; Tạp chí BHXH tháng 12 năm 2010, tháng 6, 9 năm 2011, tháng 12 năm 2012.

2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập nên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

Xác định vấn đề và mục tiêu, mục đích, phạm vi nghiên cứu Thiết kế, xác lập các phương pháp nghiên cứu Thu thập dữ liệu nghiên cứu Phân tích, xử lý dữ liệu đã thu thập được Báo cáo các kết quả N.cứu và đưa các giải pháp đề xuất

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Toàn bộ số liệu thu thập được xử .

Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.3.2.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như phân tổ theo dự án, phân tổ theo nguồn vốn... Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với việc hoàn thiện hệ thống quản lý kiểm soát nội bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.

2.3.2.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

2.3.2.3. Biểu đồ thống kê

Biểu đồ thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Biểu đồ thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, biểu đồ có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thông tin thống kê.

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và các mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học.

2.3.3.1. Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp này để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau. Từ đó, người nghiên cứu chỉ ra các mặt hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề. Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn là sự kết hợp giữa hai hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu liên quan đến chỉ tiêu kiểm sóat thu, chi bắt buộc trong giai đoạn 2010-2012. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào nghiên cứu bao gồm: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng trưởng, số tương đối, số tuyệt đối trong các giai đoạn khác nhau.

2.3.3.2.Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại địa bàn nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu. Từ đó, làm căn cứ để phát hiện được xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu.

Áp dụng vào luận văn học viên tổng hợp các tài liệu hội thảo, tạp chí liên quan đến ngành để rút ra các nguyên nhân dẫn đến rủi ro các hoạt động bảo hiểm xã hội và các bài học kinh nghiệm, kết hợp với một số kỹ thuật thống kê, phân tích định lượng để làm cơ sở cho các kết luận.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.3.3. Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự thảo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất. Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể chia thành ba giai đoạn lớn. (Lựa chọn chuyên gia; trưng cầu ý kiến chuyên gia; thu thập và xử lý đánh giá các dự báo). Chuyên gia giỏi là người thấy rõ những tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình đồng thời luôn hướng về tương lai để giải quyết những vấn đề đó dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm của mình để đưa ra những dự báo khách quan về phương hướng phát triển trong thời gian tới.

Trong luận văn áp dụng phương pháp này đối với các chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu là những lãnh đạo ngành, cán bộ công tác lâu năm đang trực tiếp làm việc về công tác thu, chi bắt buộc BHXH trong nghành BHXH. Những ý kiến thu thập đựợc giúp học viên phân tích để rút ra kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.

2.3.3.4. Phương pháp mô hình phân tích SWOT

Phương pháp này là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của bốn chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Theats (nguy cơ).

Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của đơn vị, còn Opportunities và Theats là các nhân tố tác động bên ngoài cho pháp phân tích các nhân tố khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của đơn vị. Phân tích theo mô hình SWOT là việc đánh giá các dữ liệu được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự logic giúp bạn hiểu được cũng như có thể trình bày và thảo luận để đi đến việc quyết định dễ dàng hơn.

Luận văn vận dụng phương pháp mô hình phân tích swot để dễ dàng nhận thấy những điểm mạnh, điểm yếu và tận dụng những cơ hội và khắc phục những nguy cơ trong việc hoàn thiện hệ thống quản lý kiểm soát nội bộ về thu, chi bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để đánh giá hiệu quả của công tác hoàn thiện hệ thống quản lý kiểm sóat nội bộ đối với hoạt động thu, chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.

- Tỷ lệ các đơn vị chậm đóng BHXH: Tỷ lệ các đơn vị nợ tiền đóng BHXH = Tổng số các đơn vị đã đóng BHXH Tổng số các đơn vị chậm đóng, nợ đọng - Tỷ lệ các đợn vị có số chi sai:

Tỷ lệ các đơn vị chi sai = Tổng số các đơn vị có số chi Tổng số các đơn vị chi sai - Tỷ lệ các đơn vị chưa tham gia BHXH

Tỷ lệ các đơn vị chốn

đăng ký tham gia BHXH =

T.số đơn vị ký T.gia H.động với sở kế hoạch đầu tư

Tổng số đơn vị đã tham gia BHXH - Tỷ lệ giải quyết chế độ đối với các đơn vị

Tỷ lệ giải quyết chế độ đối với các đơn vị sử dụng lao động =

T.số đơn vị đề nghị giải quyết chế độ Tổng số đơn vị chưa được giải quyết - Mức độ xử lý những sai phạm trong công tác kiểm tra, giải quyết nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ Bảo hiểm xã hội.

Mức độ xử lý vi phạm của lãnh đạo cơ quan Bảo hiểm xã hội cho thấy sự nghiêm khắc nhận khuyết điểm và xử lý chính xác những sai phạm đồng thời có định hướng khắc phục.

Với chỉ tiêu đánh giá trên giúp luận đánh giá được tỷ lệ những mặt làm được và chưa làm được qua đó thấy được những nguyên nhân và các giải pháp khắc phục

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 35 -35 )

×