0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 40 -40 )

5. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và các mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học.

2.3.3.1. Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp này để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau. Từ đó, người nghiên cứu chỉ ra các mặt hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề. Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn là sự kết hợp giữa hai hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu liên quan đến chỉ tiêu kiểm sóat thu, chi bắt buộc trong giai đoạn 2010-2012. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào nghiên cứu bao gồm: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng trưởng, số tương đối, số tuyệt đối trong các giai đoạn khác nhau.

2.3.3.2.Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại địa bàn nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu. Từ đó, làm căn cứ để phát hiện được xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu.

Áp dụng vào luận văn học viên tổng hợp các tài liệu hội thảo, tạp chí liên quan đến ngành để rút ra các nguyên nhân dẫn đến rủi ro các hoạt động bảo hiểm xã hội và các bài học kinh nghiệm, kết hợp với một số kỹ thuật thống kê, phân tích định lượng để làm cơ sở cho các kết luận.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.3.3. Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự thảo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất. Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể chia thành ba giai đoạn lớn. (Lựa chọn chuyên gia; trưng cầu ý kiến chuyên gia; thu thập và xử lý đánh giá các dự báo). Chuyên gia giỏi là người thấy rõ những tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình đồng thời luôn hướng về tương lai để giải quyết những vấn đề đó dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm của mình để đưa ra những dự báo khách quan về phương hướng phát triển trong thời gian tới.

Trong luận văn áp dụng phương pháp này đối với các chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu là những lãnh đạo ngành, cán bộ công tác lâu năm đang trực tiếp làm việc về công tác thu, chi bắt buộc BHXH trong nghành BHXH. Những ý kiến thu thập đựợc giúp học viên phân tích để rút ra kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.

2.3.3.4. Phương pháp mô hình phân tích SWOT

Phương pháp này là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của bốn chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Theats (nguy cơ).

Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của đơn vị, còn Opportunities và Theats là các nhân tố tác động bên ngoài cho pháp phân tích các nhân tố khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của đơn vị. Phân tích theo mô hình SWOT là việc đánh giá các dữ liệu được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự logic giúp bạn hiểu được cũng như có thể trình bày và thảo luận để đi đến việc quyết định dễ dàng hơn.

Luận văn vận dụng phương pháp mô hình phân tích swot để dễ dàng nhận thấy những điểm mạnh, điểm yếu và tận dụng những cơ hội và khắc phục những nguy cơ trong việc hoàn thiện hệ thống quản lý kiểm soát nội bộ về thu, chi bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để đánh giá hiệu quả của công tác hoàn thiện hệ thống quản lý kiểm sóat nội bộ đối với hoạt động thu, chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.

- Tỷ lệ các đơn vị chậm đóng BHXH: Tỷ lệ các đơn vị nợ tiền đóng BHXH = Tổng số các đơn vị đã đóng BHXH Tổng số các đơn vị chậm đóng, nợ đọng - Tỷ lệ các đợn vị có số chi sai:

Tỷ lệ các đơn vị chi sai = Tổng số các đơn vị có số chi Tổng số các đơn vị chi sai - Tỷ lệ các đơn vị chưa tham gia BHXH

Tỷ lệ các đơn vị chốn

đăng ký tham gia BHXH =

T.số đơn vị ký T.gia H.động với sở kế hoạch đầu tư

Tổng số đơn vị đã tham gia BHXH - Tỷ lệ giải quyết chế độ đối với các đơn vị

Tỷ lệ giải quyết chế độ đối với các đơn vị sử dụng lao động =

T.số đơn vị đề nghị giải quyết chế độ Tổng số đơn vị chưa được giải quyết - Mức độ xử lý những sai phạm trong công tác kiểm tra, giải quyết nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ Bảo hiểm xã hội.

Mức độ xử lý vi phạm của lãnh đạo cơ quan Bảo hiểm xã hội cho thấy sự nghiêm khắc nhận khuyết điểm và xử lý chính xác những sai phạm đồng thời có định hướng khắc phục.

Với chỉ tiêu đánh giá trên giúp luận đánh giá được tỷ lệ những mặt làm được và chưa làm được qua đó thấy được những nguyên nhân và các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đồng thời qua đó thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện việc quản lý kiểm soát nội bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Tổng quan về cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Giới thiệu về cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

- Tên cơ quan: Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

- Trụ sở cơ quan: Số 8, Đường Phạm Văn Đồng, phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Điện thoại: (0211).3862245 - Fax: (0211).3841428 - Website: baohiemxahoi@vinhphuc.gov.vn

- Hình thức pháp lý: Là cơ quan sự nghiệp Nhà nước.

Cùng với sự ra đời của BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành trong cả nước, BHXH tỉnh Vĩnh Phú được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1995 với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động có tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh.

Đến ngày 01/10/1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập, từ đó BHXH tỉnh Vĩnh Phú được đổi tên thành BHXH tỉnh Vĩnh Phúc.

Thực hiện tiến trình cải cách bộ máy của Chính Phủ, ngày 24/01/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam và Chính phủ ban hành Nghị định 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Trên cơ sở pháp lý này, cùng với cả nước, từ tháng 10/1997, ngoài việc bảo đảm thực hiện các chế độ BHXH được quy định tại Chương XII Bộ Luật lao động, Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc còn được giao thêm nhiệm vụ thực hiện chế độ BHYT cho các đối tượng tham gia.

BHXH tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan sự nghiệp Nhà nước trực thuộc BHXH Việt Nam (BHXH Việt Nam là cơ quan sự nghiệp trực thuộc Chính phủ), đặt tại tỉnh nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, chịu trách nhiệm thu và chi trả các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Hiện nay, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng hơn 110.000 người tham gia BHXH, hơn 670.000 người tham gia BHYT, hơn 100.000 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, số người tham gia năm sau luôn tăng cao hơn so với năm trước.

Hàng tháng có trên 75.000 người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH thường xuyên.

Hiện nay, cán bộ, viên chức của cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc có trên 300 người.

Ngay từ khi mới thành lập, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã sớm ổn định tổ chức, đảm bảo cho hệ thống bộ máy hoạt động thông suốt, đồng bộ, nhịp nhàng, hiệu quả, bước đầu đã khẳng định vị trí của BHXH là một ngành sự nghiệp phục vụ lợi ích của người lao động.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

BHXH tỉnh Vĩnh Phúc do Giám đốc BHXH tỉnh quản lý, điều hành theo chế độ Thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, được tổ chức thành các phòng chuyên môn để thực hiện chức năng quản lý.

Giúp việc cho Giám đốc là 2 phó giám đốc, giám đốc và các phó giám đốc do tổng Giám đốc BHXH Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật.

Tổ chức bộ máy của cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc gồm 09 phòng nghiệp vụ, chức năng và 09 Bảo hiểm xã hội các huyện, thành, thị (Sơ đồ 3.1)

Các phòng trực thuộc do trưởng phòng quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng, giúp việc cho trưởng phòng có các phó trưởng phòng. Trưởng phòng và các phó trưởng phòng do Giám đốc BHXH tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật sau khi có ý kiến phê duyệt bằng văn bản của BHXH Việt Nam.

BHXH các huyện, thành, thị là các cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Vĩnh Phúc, có con dấu riêng và có trụ sở riêng đặt tại 9 huyện, thành, thị trong tỉnh, chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc, giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý tài chính BHXH trên địa

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bàn các huyện, thành, thị trong tỉnh. Trực tiếp giao dịch và chịu trách nhiệm với các đơn vị trên địa bàn quản lý.

Hệ thống kiểm soát có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động thu, chi BHXH. Hệ thống kiểm soát bao gồm môi trường kiểm soát bên trong và môi trường kiểm soát bên ngoài đơn vị.

Môi trường kiểm soát bên trong đơn vị bao gồm các nhân tố sau:

Đặc thù về quản lý

BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc được chia tách từ BHXH tỉnh Vĩnh Phú cũ và đi vào hoạt động từ 01/10/1997 với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động có tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh. Các phòng nghiệp vụ, BHXH các huyện làm việc theo chế độ thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và mọi quyền hạn, trách nhiệm của từng lãnh đạo,cán bộ, chuyên viên đều phải thực hiện theo quy chế làm việc của cơ quan trên cơ sở pháp luật quy định.

Giám đốc BHXH tỉnh chịu trách nhiệm trước tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật, của ngành. Giám đốc BHXH tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành hệ thống BHXH tỉnh thự ức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn thực hiện của BHXH Việt Nam.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

BAN GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI

TỈNH VĨNH PHÚC Phòng thu Phòng Kiểm tra Phòng Giám định BHYT BHXH Thành phố Vĩnh Yên Phòng chế độ BHXH Phòng Tổ chức - hành chính Phòng kế hoạch - Tài chính Phòng Công nghệ thông tin Phòng tiếp nhận quản lý hồ Phòng Cấp sổ, thẻ BHXH Huyện Bình Xuyên BHXH Thị xã Phúc Yên BHXH Huyện Vĩnh Tường BHXH Huyện Yên Lạc BHXH Huyện Sông Lô BHXH Huyện Tam Đảo BHXH Huyện Lập Thạch BHXH Huyện Tam Dương

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đề thuộc thẩm quyền của Giám đốc, uỷ quyền cho trưởng phòng, Giám đốc BHXH các huyện thực hiện một số công việc cụ thể trong khuôn khổ pháp luật; Giám đốc phải chịu trách nhiệm về quyết định của phó giám đốc được phân công hoặc uỷ quyền giải quyết. Mỗi phó giám đốc được phân công giải quyết một số công việ

ực tiếp chỉ đạo, phụ trách một số ện

trực thuộc BHXH tỉnh. Ban giám đốc thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ trong công việc và luôn được Giám đốc giám sát, chỉ đạo kiểm tra, do vậy công tác quản lý đảm bảo được tính tập trung dân chủ. Do đó, hệ thống BHXH tỉnh luôn thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước đạt hiệu quả cao nhất và tiết kiệm chi phí, tạo được niềm tin đối với người tham gia BHXH và người hưởng chế độ trợ cấp BHXH. Quan điểm này có ảnh hưởng rất lớn, giúp cho hệ thống KSNB tại cơ quan hoạt động được thuận lợi.

Cơ cấu tổ chức

Với cơ cấu tổ chức nhiề có chức năng, nhiệm vụ

riêng nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau, các hoạt động thu, chi BHXH được tổ chức tuân thủ theo đúng Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật của các cơ quan quản lý Nhà nước, bao gồm:

Phòng Tổ chức - Hành chính có chức năng giúp Giám đốc quản lý và thực hiện các công tác tổ chức, cán bộ , biên chế, tổng hợp, hành chính, quản trị, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; công tác tuyên truyền theo quy định.

Phòng Thu có chức năng giúp Giám đốc quản lý và tổ chức thực hiện công

tác thu BHXH, BHYT bắt buộ ủa các đối

tượng tham gia theo quy định của pháp luật.

Phòng Chế độ BHXH có chức năng giúp Giám đốc giải quyết các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý các đối tượng hưởng các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Phòng cấp Sổ - Thẻ có chức năng giúp Giám đốc tổ chức thực hiện công tác cấp và quản lý sổ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, thẻ BHYT theo quy định của pháp luật.

Phòng Giám định BHYT có chức năng giúp Giám đốc quản lý và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT cho người có thẻ BHYT theo quy định của pháp luật.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ (TN&QLHS) có chức năng giúp Giám đốc chỉ đạo, hướng dẫn công tác lưu trữ đối với các phòng chức năng, BHXH các huyện và trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ của BHXH tỉnh. Tiếp nhận hồ sơ giải quyết các nghiệp vụ thu, chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.

Phòng Kế hoạch - Tài chính có chức năng giúp Giám đốc thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán kế toán của hệ thống BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật.

Phòng Kiểm tra có chức năng giúp Giám đốc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra,

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 40 -40 )

×