0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tổng quan về tình hình kiểm soát nội bộ trên thế giới

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 33 -33 )

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Tổng quan về tình hình kiểm soát nội bộ trên thế giới

Trong lĩnh vực công, KSNB rất được xem trọng, nó là một đối tượng được quan tâm đặc biệt của kiểm toán viên (KTV) nhà nước.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KSNB áp dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp. Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng kế toán Nhà nước Hoa Kỳ - United States General Accounting Office (viết tắt là GAO) năm 1999 có đề cập đến vấn đề KSNB đặc thù trong tổ chức hành chính sự nghiệp. GAO đưa ra năm yếu tố về KSNB, bao gồm các quy định về môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.

Về kiểm toán Nhà nước, hệ thống chuẩn mực kiểm toán Nhà nước do tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao - International Organization of Supreme Audit Institutions (viết tắt là INTOSAI) ban hành. Tổ chức này bao gồm 178 thành viên. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán do INTOSAI ban hành bao gồm quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực kiểm toán.

Năm 1992, bản hướng dẫn về chuẩn mực KSNB của INTOSAI đã hình thành một tài liệu đề cập đến việc nâng cấp các chuẩn mực KSNB, hỗ trợ cho việc thực hiện và đánh giá KSNB.

Năm 2001, bản hướng dẫn của INTOSAI 1992 đã cập nhật thêm về các chuẩn mực KSNB để phù hợp với tất cả các đối tượng và phù hợp với sự phát triển gần đây trong KSNB. Bên cạnh việc cải thiện khái niệm KSNB và xây dựng một sự hiểu biết thông thường về KSNB, tài liệu của INTOSAI đã trình bày những vấn đề đặc thù về khu vực công.

Hướng dẫn chuẩn mực của KSNB của INTOSAI năm 1992 đưa ra khái niệm về KSNB như sau:

KSNB là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức, đó là:

- Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu, hiệu quả và có kỷ cương cũng như chất lượng của sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức.

- Bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, lạm dụng, lãng phí, tham ô và vi phạm pháp luật.

- Khuyến khích tuân thủ pháp luật, quy định của Nhà nước và nội bộ.

- Xây dựng và duy trì các dữ liệu tài chính và hoạt động, lập báo cáo đúng đắn và kịp thời.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tài liệu hướng dẫn của INTOSAI được cập nhật lại vào năm 2001, trình bày khái niệm về KSNB như sau:

KSNB là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức. Những mục tiêu cần đạt được, đó là:

- Tuân thủ theo luật pháp hiện hành và các nguyên tắc, quy định.

- Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh tế, hiệu quả và thích hợp.

- Thực hiện đúng trách nhiệm.

- Bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất. So với khái niệm tại Hướng dẫn chuẩn mực của KSNB của INTOSAI năm 1992, tại khái niệm này khía cạnh giá trị đạo đức trong hoạt động được thêm vào, mục tiêu của KSNB được nhấn mạnh thêm, đó chính là tầm quan trọng của hành vi đạo đức cũng như sự ngăn chặn và phát hiện sự gian trá và tham nhũng trong khu vực công.

Ngân sách của Nhà nước được phân bố rộng rãi, chính vì vậy cần có các hoạt động kiểm soát nhằm đảm bảo Ngân sách được sử dụng đúng mục đích, các tài sản không bị thất thoát hay lãng phí. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn lực cần được nhấn mạnh thêm tầm quan trọng trong KSNB đối với khu vực công và các nhà lãnh đạo các tổ chức của Nhà nước xem tài liệu này là một nền tảng để thực hiện và giám sát KSNB trong tổ chức.

INTOSAI đưa ra hai nhóm chuẩn mực về KSNB, đó là chuẩn mực chung và chuẩn mực cụ thể. Chuẩn mực chung bao gồm các quy định về bảo đảm hợp lý, tinh thần tuân thủ, năng lực và phẩm chất, mục tiêu kiểm soát và giám sát. Chuẩn mực cụ thể đi vào các quy định về tổ chức hồ sơ, tài liệu; ghi chép kịp thời và đúng đắn các nghiệp vụ, phân chia trách nhiệm, tiếp cận và báo cáo về nguồn lực và sổ sách.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 33 -33 )

×