Pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong pháp luật việt nam và pháp luật EU (Trang 45 - 51)

2.1 .Lý luận về trách nhiệm pháp lý

2.2. Trách nhiệm hình sự

2.2.1. Pháp luật Việt Nam

Nói đến trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý do người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do thực hiện hành vi phạm tội. Được xem như trách nhiệm pháp lý nặng nề nhất, trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng khi hành vi có mức độ nguy hiểm cao và được quy định trong BLHS. Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ đặc biệt giữa người phạm tội và Nhà nước, do đó, trách nhiệm hình sự là trách nhiệm người phạm tội phải chịu trước Nhà nước. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm xâm phạm nhãn hiệu là năm năm kể từ ngày tội phạm

được thực hiện47 do tội phạm về nhãn hiệu thuộc loại tội phạm ít nguy hiểm. Các quy định về miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trong pháp luật Việt Nam được áp dụng cho hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu. Cụ thể có ba trường hợp: hành vi hoặc người phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa; người phạm tội tự thú, góp phần phát hiện và điều tra tội phạm, hạn chế thấp nhất hậu quả; có quyết định đại xá.

Về mặt năng lực chủ thể, do tội phạm tại điều 171 thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng nên chủ thể từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình. Do đặc trưng của ngành luật hình sự Việt Nam, hiện nay, trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng cho thể nhân, chưa áp dụng trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Vì vậy, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu của pháp nhân sẽ khơng bị xử lý hình sự, chỉ những cá nhân có vai trị, trách nhiệm sẽ là người chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi trên.

Trong quy định hiện hành, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 171 BLHS. Điều luật này đã được sửa đổi ở lần sửa đổi bổ sung năm 2009, trước đây Bộ luật Hình sự năm 1999, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được áp dụng cho tất cả các đối tượng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa hoặc các đối tượng khác được bảo hộ tại Việt Nam. Quy định hiện hành, chỉ còn nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp trong điều 171 về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mơ thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

47

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt từ từ sáu tháng đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần.

3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm

công việc nhất định từ một năm đến năm năm.48

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn thêm 2 điều kiện: lỗi cố ý và quy mô thương mại. Khác với quy định cũ của Luật 1999, hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu đặt mục đích thương mại, gây hậu quả nghiêm trọng vào cấu thành tội phạm. Quy định mới khơng địi hỏi hậu quả phát sinh nghiêm trọng mà đưa vào yếu tố quy mô thương mại. Cụm từ quy mô thương mại được ghi nhận trong hiệp định TRIPS49

, khơng có giải thích cụ thể nhưng ở điều khoản loại trừ, hàng hóa phi thương mại với số lượng nhỏ, hành lý cá nhân hoặc gửi số lượng nhỏ không phải chịu sự điều chỉnh của các quy định trong hiệp định TRIPS, trong đó có quy định liên quan đến quy mơ thương mại. Do đó, có thể hiểu, quy mơ thương mại ở góc độ loại trừ hàng hóa phi thương mại, hành lý cá nhân, hàng gửi và phải số lượng nhỏ. Trên những hướng dẫn tại hiệp định TRIPS, pháp luật Việt Nam cũng giải thích quy mơ thương mại cụ thể như sau:

Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật SHTTvà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 1 Điều 171 của Bộ luật Hình sự:

48 Điều 171 Bộ luật Hình sự 1999

49

a) Đã thu được lợi nhuận từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng50.

Yếu tố hậu quả không phải bắt buộc trong cấu thành tội phạm điều 171, song hướng dẫn cho điều luật này, hậu quả lại đóng vai trị là căn cứ quan trọng để định tội và định khung hình phạt. Với việc thu được lợi nhuận từ 10 triệu đến dưới 50 triệu hoặc thiệt hại về vật chất từ 50 triệu đến 150 triệu hoặc hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50 triệu đến 150 triệu, chủ thể vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại khoản 1 điều 171 Bộ luật Hình sự. Mức phạt cho tội phạm tại khoản 1 chỉ ở mức phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

Tội phạm bị truy cứu tại khoản 2 điều 171 khi có thêm hoặc có tổ chức hoặc phạm tội nhiều lần. Hình phạt của khoản 2 cũng chỉ ở mức xử phạt về mặt vật chất phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt từ từ sáu tháng đến ba năm. Mức phạt tiền tối đa một tỷ đồng là điểm mới được sửa đổi từ năm 2009, mức phạt trước đây tối đa 200 triệu và khoản 2 không phạt tiền chỉ áp dụng hình phạt tù Phạt tù cho loại tội phạm này tối đa cũng chỉ 3 năm, điều đó cho thấy pháp luật Việt Nam quy định tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thuộc vào loại tội phạm ít nghiêm trọng. Song trong hướng dẫn của ngành tòa án, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu gây hậu quả rất nghiêm trọng (thu được lợi nhuận từ 50 triệu đến 150 triệu, gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 150 triệu đến 500 triệu đồng, hàng hóa vi phạm có giá trị từ 150 triệu đến 500 triệu đồng) và đặc biệt nghiêm trọng (thu được lợi nhuận từ 150 triệu đồng trở lên, gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 500 triệu đồng trở lên, hàng hóa vi phạm có giá trị 500 triệu đồng trở lên) cũng bị truy cứu trách nhiệm

50 Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

hình sự theo khoản 2 điều 171. Thơng tư hướng dẫn này vẫn còn hiệu lực áp dụng mặc dù luật đã bỏ yếu tố hậu quả ra khỏi cấu thành tội phạm tại điều 171. Tiếp thu khái niệm quy mô thương mại từ hiệp định TRIPS, điều 171 mới khơng giải thích gì thêm. Do đó, về thực tế, hậu quả phát sinh vẫn đang được áp dụng như một yếu tố cấu thành tội phạm điều 171 với ý nghĩa định tội danh và định khung hình phạt.

Bên cạnh hình phạt chính là phạt tiền và phạt tù tại các khoản 1 và 2, hình phạt bổ sung quy định ở khoản 3 điều 171 đưa ra mức phạt tiền bổ sung tối đa 200 triệu đồng cùng cấm hành nghề, làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm. Đúng với tính chất là hình phạt bổ sung, hình phạt này chỉ đi kèm với hình phạt chính, khơng phải là một khung hình phạt, hình phạt bổ sung sẽ được áp dụng khi cần thiết phụ thuộc vào nhận định và quyết định trong bản án của Tòa án.

2.2.2. Pháp luật EU

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu là một câu chuyện thú vị trong pháp luật EU.

Khi ban hành Chỉ thị 2004/48/EC do Nghị viện và Hội đồng châu Âu ban hành ngày 29 tháng tư năm 2004 về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, trách nhiệm dân sự và hành chính được đặt ra và đưa vào áp dụng51

. Ngay tại thời điểm chỉ thị bắt đầu có hiệu lực, vấn đề trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được đặt ra. Ngày 12 tháng 7 năm 2005, Ủy ban châu Âu trình bản thảo về áp dụng trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu tên gọi: bản thảo Chỉ thị (Proposal for Directive) áp dụng các biện pháp hình sự nhằm bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Hội đồng châu Âu đánh giá, bổ sung, sửa đổi bản thảo do Ủy ban trình bày. Ngày 26 tháng 4 năm 2006, Ủy ban châu Âu trình bày bản thảo thứ hai, có sự bổ sung, sửa đổi so với bản đầu tiên. Hội đồng châu Âu xem xét, thảo luận rất kỹ càng nội dung bản thảo. Ngày 26 tháng 04 năm 2006, bản ghi nhớ đầu tiên được ban hành, được sự đồng thuận một phần của các thành viên.

51 Dựa trên thông tin cung cấp tại trang web chính thức

[http://ec.europa.eu/prelex/detail_dossier_real.cfm?CL=en&DosId=193131], truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2013.

Ngày 25 tháng 4 năm 2007, một bản dự thảo chỉ thị được Nghị viện châu Âu ban hành với khá đầy đủ các điều khoản. Theo đó, hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngoại trừ sáng chế (bao gồm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu) ở quy mô thương mại (commercial scale), giúp đỡ hoặc tiếp tay cho hành vi đó. Hai trường hợp khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự: nhập khẩu song song (parallel importation) hàng hóa gốc ngồi thị trường EU, sử dụng hợp lý (fair use). Trách nhiệm hình sự đối với vi phạm sở hữu trí tuệ ( tất nhiên bao gồm nhãn hiệu) quy định cho chủ thể là thể nhân (natural person) và pháp nhân (legal person). Đối với thể nhân, hình phạt tù (custodial sentences) và phạt tiền hình sự (criminal fines) là biện pháp trách nhiệm pháp lý được áp dụng. Đối với pháp nhân, khơng có hình phạt tù, trách nhiệm hình sự đối cho pháp nhân là hình phạt tiền khơng mang tính hình sự (non-criminal fines) hoặc mang tính hình sự (criminal

fines). Mức phạt tù cao nhất là 4 năm cho những tội phạm nghiêm trọng (serious

crimes)52. Mức tiền phạt cho tội phạm nghiêm trọng là 300 000 € (a maximum of at

least EUR 300 000 for cases), các trường hợp còn lại phạt tiền cao nhất là 100 000 €

(a maximum of at least EUR 100 000 for cases). Bên cạnh hình phạt chính trên, chủ thể cịn chịu trách nhiệm bổ sung: tiêu hủy hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm, cấm hành nghề,….

Những tưởng các quy định này sẽ được áp dụng trên thực tế. Ngày 12 tháng 7 năm 2007, ý kiến được gửi lên từ Ủy ban Xã hội và Ủy ban Kinh tế châu Âu cho rằng trách nhiệm hình sự cần được phát triển trong quy định của quốc gia thành viên hơn ở mức độ liên minh. Ngày 12 tháng 01 năm 2010, một số thay đổi của chính Ủy ban châu Âu về cơ sở pháp lý. Đến ngày 18 tháng 9 năm 2010, Chỉ thị bị hủy bỏ, được cơng bố trên tờ báo chính của EU - Official Journal of the European Union C252, Volume 53, 18/9/2010. Chỉ thị đã không được thông qua và vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự cho hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền sở hữu nhãn hiệu nói riêng không được áp dụng.

52

Căn cứ vào khoản 5 điều 3 của Chỉ thị số 2005/60/EC về ngăn chặc sử dụng hệ thống tài chính cho mục đích rửa tiền và tài trợ khủng bố. (Article 3(5) of Directive 2005/60/EC of the European Parliament and of the Council of 26 October 2005 on the prevention of the use of the financial system for the purpose of money laundering and terrorist financing) hoặc được bảo trợ bảo một tổ chức tội phạm

Chưa dừng lại ở phạm vi pháp luật tự EU ban hành, việc tham gia điều ước quốc tế với tư cách là thành viên đặc biệt (đại diện cho 27 quốc gia). EU thể hiện tiếng nói của mình trên phạm vi tồn cầu. Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, Hiệp định thương mại chống hàng giả (The Anti-Counterfeiting Trade Agreement

(ACTA)) được sáng lập bởi Mỹ và Nhật, mong muốn tạo ra một cơ chế toàn cầu đẩy lùi hàng giả, phát triển thương mại quốc tế. EU tham gia ngay từ vòng đàm phàn đầu tiên, đến ngày 22 tháng 1 năm 2012, tại Nhật Bản, EU chính thức ký tham gia hiệp định53. Trong ACTA, hàng hóa giả nhãn hiệu (counterfeit trademark

goods) là một đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của hiệp định. Điểm đáng lưu ý ,

ACTA quy định rất rõ ràng các loại trách nhiệm pháp lý: dân sự, hành chính, hình sự. Với việc ký hiệp định này, có thể ACTA sẽ trở thành nguồn của pháp luật châu Âu, căn cứ pháp lý cho Tịa án cơng lý châu Âu (European Court of Justice) giải quyết vụ án, từ đó trách nhiệm hình sự sẽ được áp dụng cho các vụ án hàng hóa giả nhãn hiệu. Song thực tế, ACTA đã bị Nghị viện châu Âu phủ quyết bằng tỷ số quá lớn 478 phiếu chống, 39 ủng hộ, 165 phiếu trắng vào ngày 04 tháng 7 năm 201254

. Vì vậy, đến hiện nay, trách nhiệm hình sự đối với vi phạm nhãn hiệu dù đã được đặt ra, xem xét, cân nhắc, nhen nhóm khả năng áp dụng khi tham gia điều ước quốc tế có quy định, vẫn khơng được sử dụng như một biện pháp trừng phạt có tính nghiêm khắc nhất trong pháp luật EU.

Mặc dù EU không áp dụng trách nhiệm hình sự, pháp luật các quốc gia thành viên đều đưa ra trách nhiệm này đối với chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu55

.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong pháp luật việt nam và pháp luật EU (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)