Trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong pháp luật việt nam và pháp luật EU (Trang 65 - 66)

2.3 .Trách nhiệm hành chính

2.4. Trách nhiệm dân sự

2.4.1.1. Trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm

Chấm dứt hành vi vi phạm là việc dừng hoàn toàn việc sử dụng các dấu hiệu trên các loại hàng hóa mà dấu hiệu này bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với nhãn

80 Điều 607 BLDS

81

hiệu được bảo hộ. Việc dừng này bao gồm dừng sản xuất loại hàng hóa dán dấu hiệu bị nghi ngờ, dừng hoạt động kinh doanh, cung ứng ra thị trường loại hàng hóa mang dấu hiệu bị nghi ngờ,.... hạn chế hàng hóa này vào thị trường kể từ thời điểm có quyết định hoặc bản án áp dụng biện pháp cưỡng chế này.

Trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm có thể phải thực hiện kể từ khi Bản án của Tịa án có hiệu lực hoặc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự mà trong đó quyết định áp dụng biện pháp chấm dứt hành vi vi phạm.

Trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm có ý nghĩa đối với chủ thể sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm trong và Tòa án. Hành vi xâm phạm nhãn hiệu trước hết là một hành vi pháp luật không cho phép, nên khi phát hiện ra có hành vi đó xảy ra, việc yêu cầu chấm dứt vi phạm tất yếu được áp dụng. Chủ thể vi phạm có được những lợi ích bất hợp pháp và tước đi của chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu những nguồn lợi nhất định, được gọi là những thiệt hại. Chấm dứt hành vi vi phạm việc mất đi doanh thu hoặc mất đi uy tín, danh tiếng, niềm tin người tiêu dùng sẽ được hạn chế tạm thời, đó là ý nghĩa đối với chủ sở hữu. Song ý nghĩa về mặt chứng minh thiệt hại của loại trách nhiệm dân sự này cũng không hề nhỏ. Đây là trách nhiệm mà chủ thể vi phạm có thể ln phải gánh chịu, thời điểm phát sinh trách nhiệm có khi rất sớm (quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời), đó cũng là căn cứ để tính tốn, xác định hậu quả do hành vi xâm phạm gây nên về phía chủ sở hữu là giảm sút về doanh thu, về phía chủ thể vi phạm là nguồn lợi thu được từ hành vi của mình.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong pháp luật việt nam và pháp luật EU (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)