Trách nhiệm xin lỗi, cải chính cơng khai

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong pháp luật việt nam và pháp luật EU (Trang 66 - 67)

2.3 .Trách nhiệm hành chính

2.4. Trách nhiệm dân sự

2.4.1.2. Trách nhiệm xin lỗi, cải chính cơng khai

Xin lỗi, cải chính cơng khai là trách nhiệm dân sự áp dụng trong trường hợp gây ra thiệt hại về tinh thần, ở đây tổn thất về uy tín, danh tiếng, niềm tin người tiêu dùng đối với hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Áp dụng trách nhiệm dân sự này khi có bản án của Tịa án mà trong đó phán quyết chủ thể vi phạm phải có trách nhiệm xin lỗi, cải chính cơng khai. Việc xin lỗi, cải chính cơng khai có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức, trực tiếp hoặc gián

tiếp, thỏa thuận với chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu được) và cũng có thể bị bắt buộc áp dụng cách thức cụ thể mà bản án đưa ra. Thông thường, trách nhiệm xin lỗi, cải chính của chủ thể vi phạm phải được thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau khi bản án có hiệu lực. Cơng khai xin lỗi, cải chính trên báo chí thường được các chủ thể chọn. Khi sử dụng cơng cụ báo chí, lựa chọn tờ báo nào tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên nhưng phải đảm bảo được mục đích của cơng khai cải chính. Đăng tin cải chính trên báo tối đa là 3 số báo liên tiếp82

.

Quy định trong luật và áp dụng trên thực tế trách nhiệm xin lỗi, cải chính cơng khai nhằm khôi phục lại chủ sở hữu những thiệt hại tinh thần mà hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã gây ra. Thiệt hại về tinh thần của chủ sở hữu nhãn hiệu có phần nặng nề và khó khắc phục hơn so với thiệt hại về vật chất. Nhãn hiệu khơng phải một tài sản hữu hình, nó tồn tại ở dạng thơng tin thể hiện qua các dấu hiệu có thể nhìn thấy trên hàng hóa. Nó khơng chỉ có ý nghĩa phân biệt hàng hóa được sản xuất hoặc kinh doanh từ đâu mà cịn có phản ánh được chất lượng, uy tín vốn đã được gầy dựng trong một thời gian của chủ sở hữu nhãn hiệu. Vì vậy, hàng hóa giả nhãn hiệu với chất lượng không đảm bảo sẽ làm người tiêu dùng mất đi sự tin tưởng đối với nhãn hiệu đó. Giá trị vật chất có thể được đền bù ngang giá nhưng giá trị về tinh thần sẽ khơng thể hồn tồn được phục hồi.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong pháp luật việt nam và pháp luật EU (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)