Pháp luật EU

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong pháp luật việt nam và pháp luật EU (Trang 70 - 73)

2.3 .Trách nhiệm hành chính

2.4. Trách nhiệm dân sự

2.4.2. Pháp luật EU

Không đặt ra nhiều trách nhiệm như Việt Nam, pháp luật EU khi xử lý vi phạm nhãn hiệu áp dụng biện pháp dân sự quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại là chủ yếu.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định trong Chỉ thị 2004/48/EC được áp dụng khi có đầy đủ các căn cứ:

- Có hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu. Có căn cứ cho thấy chủ thể thực hiện hành vi phải biết và có lý do để biết là vi phạm quyền đối với nhãn hiệu (lỗi trong trách nhiệm dân sự của pháp luật Việt Nam).

- Hành vi đã thực hiện gây ra những thiệt hại nhất định cho chủ thể đã phân tích ở mục 3.2 chương 1 trong khóa luận này. Bao gồm thiệt hại vật chất như lợi nhuận bị mất, lợi nhuận mà chủ thể vi phạm có được từ hành vi bất hợp pháp của mình và thiệt hại tinh thần.

- Bên cạnh đó, điều khoản chung quy định những yêu cầu phải đáp ứng tương tự mục 3.2 chương 2 của khóa luận về trách nhiệm hành chính trong pháp luật EU.

Khi đáp ứng các tất cả yêu cầu trên, chủ thể vi phạm phải bồi thường cho chủ thể bị vi phạm. Mức bồi thường dựa theo một hoặc hai căn cứ sau:

(2) Tổng chi phí phát sinh bao gồm ít nhất là những chi phí hợp lý nếu chủ thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ. Trường hợp đối tượng là nhãn hiệu, việc sử dụng của chủ thể thứ ba là hợp pháp, thông thường hợp đồng li xăng hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu có thể được áp dụng để tính mức bồi thường. Vì vậy, chi phí mà chủ thể vi phạm phải bồi thường phải ít nhất bằng với thu nhập mà chủ thể bị vi phạm có được từ hoạt động li xăng hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu. Điều này khơng nhằm mục đích đưa ra một biện pháp vật chất mang tính trừng phạt mà chỉ ở mức độ bồi thường những chi phí hợp lý cho chủ sở hữu để có được quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc doanh thu đáng được hưởng từ nhãn hiệu mình sở hữu .

Trong mọi trường hợp, lựa chọn căn cứ thứ nhất hay thứ hai tùy thuộc vào cơ sở thực tế, khả năng chứng minh của chủ thể đưa ra yêu cầu. Song, EU cũng giải thích86 ở một số điểm đặc biệt:

Căn cứ bồi thường thiệt hại thứ nhất được áp dụng khi hành vi xâm phạm là khơng có chủ ý (unintentionally), khơng thuộc trường hợp bất cẩn (without

neligence) và việc áp dụng các biện pháp khắc phục (corrective measures) cũng

như mệnh lệnh (injunctions) là không công bằng, biện pháp bồi thường được sử dụng thay thế. Hạn chế phạm vi áp dụng ở đây: việc sử dụng quy mơ thương mại (commercial use) hàng hóa giả nhãn hiệu (counterfeit goods) cấu thành hành vi vi phạm pháp luật khác, không phải Luật SHTT hoặc có thể gây hại cho người tiêu dùng thì hành vi này sẽ bị cấm, áp dụng các biện pháp chế tài trong pháp luật tương ứng để xử lý.

Thiệt hại về tinh thần (prejudice) chỉ được tính đến nếu chủ thể vi phạm đã biết hoặc có lý do để biết hành vi này là vi phạm, khi đó buộc phải bồi thường một khoản tiền nhất định tương ứng thiệt hại gây ra cho chủ sở hữu. Mức bồi thường thiệt hại tinh thần thường khó xác định, trong trường hợp này, căn cứ thứ hai, chi phí hợp lý sẽ được áp dụng.

Đối với hành vi thực tế đã vi phạm nhưng chủ thể khơng biết hoặc khơng thể biết mình thực hiện hành vi là vi phạm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của họ chỉ

86

ở mức độ khôi phục lại trạng thái trước khi xảy ra hành vi vi phạm, bao gồm lợi nhuận đã thu được, tiền bồi thường cho chủ sở hữu.

Một điểm lưu ý, trong quy định của EU, bồi thường mang tính trừng phạt (punitive damages) không được áp dụng. Khái niệm được sử dụng là bồi thường thiệt hại – damages, tương đương với sử dụng từ compensation. Trong khi

compensation có nghĩa là bồi thường cho chủ sở hữu nhãn hiệu cho hành vi đã gây thiệt hại, punitive damages có khuynh hướng phạt chủ thể vi phạm, thường vượt quá phạm vi bồi thường do vi phạm của compensation. Quốc gia thành viên đa số không áp dụng punitive damages, theo nghiên cứu của người viết, Bulgaria là quốc gia thành viên cho phép loại trách nhiệm dân sự này nhưng lại được quy định trong Luật Xử phạt vi phạm hành chính87. Vì vậy, có thể kết luận, trách nhiệm dân sự trong pháp luật EU chỉ mang tính đến bù thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu không đặt nặng tính trừng phạt.

Pháp luật Việt Nam có đặt ra trách nhiệm xin lỗi, cải chính cơng khai. Cũng khá tương tự, EU quy định việc công khai (publication) phán quyết của tòa án (judicial decisions) liên quan đến xâm phạm nhãn hiệu phải dựa trên yêu cầu của bên bị vi phạm, chi phí của bên vi phạm, do Tịa án thực hiện88. Có thể thấy điểm khác biệt lớn giữa Việt Nam và EU, Việt Nam xem cơng khai xin lỗi, cải chính là một biện pháp trách nhiệm dân sự trong khi EU, công khai các phán quyết của Tịa án khơng phải là một loại trách nhiệm của bên vi phạm. Phần chi phí dùng để thực hiện biện pháp cơng khai thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên vi phạm, có thể xem như bồi thường thiệt hại tinh thần. Lý do cho nhận xét này chủ yếu vì chủ thể trực tiếp thực hiện khơng phải là chủ thể vi phạm (mà là Tịa án), khơng được ghi nhận trong phán quyết của tòa án (dựa trên yêu cầu của chủ thể bị vi phạm), nội dung công khai là phán quyết của tịa án (khơng phải lời xin lỗi, cải chính của chủ thể vi phạm).

87 ECTA – European Communities Trade Mark Association , “Monetary Compensatuon for Trade Mark

Infingement – as applied in the Courts of the European Union” , Annex II, tr.11

88

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong pháp luật việt nam và pháp luật EU (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)