3.1.1 .Vài nét sơ lược về Công ty
4.1.1. Phân tích tình hình doanh thu
4.1.1.1. Phân tích tình hình doanh thu của Công ty trong giai đoạn từ
từ năm 2009 đến năm 2011
Doanh thu là một nhân tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty, sự tăng trưởng của doanh thu phản ánh tình hình hoạt động tốt hay xấu thông qua những khoản thu nhập về bán hàng, về đầu tư, về hoạt động tài chính khác… Doanh thu khơng chỉ phản ánh về kết quả mà cịn giúp cho Cơng ty nắm được thực trạng kinh doanh của mình và vị trí hoạt động trên thị trường kinh doanh nhằm đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng địa bàn kinh doanh. Qua đó, sử dụng phương pháp so sánh ta xác định được mức chênh lệch trong doanh thu, % thực hiện doanh thu và đánh giá sự biến động của nó. Từ đó, thấy được nguyên nhân tăng, giảm doanh thu tiêu thụ cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả kinh doanh của cơng ty và đề ra biện pháp kịp thời, thích hợp để tăng doanh thu của công ty.
GVHD: Ong Quốc Cường 37 SVTH: Lê Hải Giang
Bảng 2: DOANH THU VÀ CHÊNH LỆCH DOANH THU THEO THÀNH PHẦN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG QUA 3 NĂM (2009- 2011)
ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 2010 so với 2009 2011 so với 2010 CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu thuần về bán
hàng và CCDV 2.026.372,257 1.971.501,079 2.637.610,998 (54.871,178) (2,71) 666.109,919 33,79 2. Doanh thu hoạt động tài
chính 137.880,631 114.990,910 135.608,414 (22.889,721) (16,60) 20.617,504 17,93
3. Doanh thu khác 15.235,560 843,520 7.418,304 (14.392,040) (94,46) 6.574,784 779,45
4. Tổng doanh thu 2.179.488,448 2.087.335,509 2.780.637,716 (92.152,939) (4,23) 693.302,207 33,21
Từ bảng số liệu của Công ty cho ta thấy:
Tổng doanh thu của Công ty năm 2010 đạt 2.087.335,509 triệu đồng. Chỉ tiêu này thấp hơn năm 2009 một lượng tuyệt đối là 92.152,939 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 4,23%. Nguyên nhân là do thị trường gạo năm 2010 diễn biến hết sức khó lường, đặc biệt giá cả tăng giảm rất khác biệt so với những năm trước, đầu năm giá tăng cao, giảm sâu vào giữa năm và tăng bật trở lại vào những tháng gần cuối năm. Sự đảo ngược nhanh chóng của thị trường đã làm cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói chung và công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn.
- Trước tiên là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, đây cũng là nguồn thu chủ yếu tạo nên và có ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu của công ty. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 giảm so với năm 2009. Chỉ tiêu này đạt 1.971.501,079 triệu đồng giảm 54.871,178 triệu đồng, tương ứng với số tương đối là 2,71%. Tuy chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế, đặc biệt thị trường gạo trong năm 2010 diễn biến khó lường và khó khăn trong việc dự báo, nhưng Cơng ty đã đánh giá, kiểm sốt những rủi ro có thể xảy ra và thận trọng đưa ra những quyết sách trong từng giai đoạn, hạn chế sản lượng xuất khẩu gạo vào giai đoạn cuối năm khi tình hình giá cả nguồn cung không thuận lợi nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.
- Ngoài doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, Cơng ty cịn có thêm nguồn thu từ hoạt động tài chính. Tuy nguồn thu này khơng lớn lắm nhưng cũng có ảnh hưởng đến tổng doanh thu của Công ty. Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: Lãi tiền gửi, tiền cho vay; Lãi đầu tư trái phiếu; Cổ tức, lợi nhuận được chia; Lãi bán ngoại tệ; Chiết khấu thanh toán được hưởng; Lãi do chênh lệch tỷ giá; Lãi bán hàng trả chậm và cuối cùng là doanh thu hoạt động tài chính khác. Doanh thu hoạt động tài chính của Cơng ty năm 2010 giảm 22.889,721 triệu đồng, tương đương giảm 16,6%. Nguyên nhân là do sự suy thoái nền kinh tế dẫn đến việc đầu tư vào những chương trình, hạng mục giảm. Cụ thể là lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu giảm 100%, lãi bán ngoại tệ giảm 68,25%, chiết khấu thanh toán được hưởng giảm 114,55%, doanh thu hoạt động tài chính khác giảm 100%. Mặt khác
cũng do bản thân của Cơng ty cịn ái ngại vì lý do sự suy thối kinh tế, do đó giảm đầu tư vào hoạt động tài chính để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Đây cũng có thể là chiến lược kinh doanh đối với Cơng ty. Nhưng tỷ trọng từ hoạt động tài chính là khá tiềm năng, Cơng ty cần có những kế hoạch, chiến lược phát triển hơn nữa, điều này cũng đồng nghĩa với việc Công ty cần bồi dưỡng, nâng cao đội ngũ chuyên gia trong hoạt động này để có thể đưa ra những phương pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm vượt qua khó khăn, thúc đẩy hoạt động tài chính phát triển bình ổn, góp phần đưa thu nhập của Công ty tăng lên.
- Doanh thu khác năm 2010 của Công ty giảm tới mức đáng kể 14.392,040 triệu đồng, tương đương giảm 94,46% so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2010, Công ty nhận được thu nhập về nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu phạt vi phạm hợp đồng và thu nhập khác thấp hơn so với năm 2009.
Nhìn chung, tổng doanh thu năm 2010 giảm so với năm 2009 là do doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính đều giảm nhưng trong đó doanh thu khác lại giảm đáng kể nên cũng góp phần làm cho tổng doanh thu giảm xuống.
Xét đến năm 2011, tổng doanh thu của Công ty lại tăng 693.302,207
triệu đồng, tương đương tăng 33,21% so với năm 2010. Năm 2011, thị trường gạo được đánh giá là có xu hướng đi lên so với năm 2010, đó là một dấu hiệu tốt cho Công ty. Tuy nhiên vẫn còn các yếu tố rủi ro khó lường như: tình hình tài chính, tiền tệ còn nhiều phức tạp, diễn biến giá dầu thế giới, vì nó sẽ tác động đến giá vật tư hàng hóa, dẫn đến chi phí, giá thành sản xuất lúa gạo tăng theo, thời tiết bất thường làm ảnh hưởng cung cầu gạo thế giới.
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng một lượng đáng kể 666.109,919 triệu đồng, tương đương tăng 33,79% so với năm 2010. Doanh thu năm 2011 tăng cao như vậy là do mặc dù năm 2011 là một năm biến động thất thường, trái chiều như tăng lãi suất, thay đổi tỷ giá, giá gạo, giá phân bón trên thị trường thế giới và trong nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự thay đổi chính
sách thu mua gạo của Thái Lan, sự tham gia xuất khẩu gạo trở lại của Ấn Độ đã tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty. Tu y nhiên, Hội đồng quản trị và Ban Điều hành đã theo dõi sát sao diễn biến thị trường và có chỉ đạo kịp thời, linh hoạt trong kinh doanh nhằm đảm bảo hoạt động của Công ty được an toàn và hiệu quả, đã kịp thời điều chỉnh thu mua, tránh được tồn kho giá cao vào cuối năm khi thị trường đang trong chiều hướng giảm giá và nhu cầu yếu. Ngoài ra, nhờ sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty cùng với sự ủng hộ của các khách hàng, nên Công ty khai thác được thị trường mới tăng sản lượng tiêu thụ, bên cạnh đó giá cả trung bình cũng tăng lên so với năm 2010, vì thế đã làm cho năm 2011 tăng với tốc độ khá cao so với năm 2010.
- Đi cùng với sự gia tăng của doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ, năm 2011 cũng là thời gian Cơng ty có được một nguồn thu lớn từ hoạt động tài chính, cụ thể: doanh thu từ hoạt động tài chính của Cơng ty đã tăng từ 114.990,910 triệu đồng ở năm 2010 lên mức 135.608,414 triệu đồng ở năm 2011, tức tăng 20.617,504 triệu đồng hay tăng 17,93% về tỷ lệ so với năm 2010. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do các khoản thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia tăng 47,26%; lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá tăng 86,49%; thu lãi bán hàng trả chậm tăng 1.282,67%.
- Về doanh thu khác thì Cơng ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang không giống như những năm qua, năm 2011, Cơng ty có phát sinh thêm khoản thu từ nợ khó địi nay thu hồi được với số tiền là 56,650 triệu đồng đã đẩy doanh thu từ hoạt động khác của Công ty từ 843,520 triệu đồng ở năm 2010 lên 7.418,304 triệu đồng ở năm 2011, tức tăng 6.574,784 triệu đồng hay tăng 779,45% so với năm 2010. Bên cạnh khoản thu từ việc phát sinh nợ khó địi nay thu hồi được, các khoản thu về nhượng bán và thanh lý TSCĐ cũng tăng 2.818 triệu đồng, tương đương tăng 44,28%; hỗ trợ lãi suất tạm trữ gạo vụ Hè Thu tăng 4.547,378 triệu đồng, tương đương tăng 582,57%; khoản thu khác của Công ty cũng tăng lên đáng kể, tăng 1.243,958 triệu đồng, tương đương tăng 159,37%. Tất cả đã góp phần làm cho doanh thu từ thu nhập khác của Công ty tăng 779,45% so với năm 2010.
GVHD: Ong Quốc Cường 41 SVTH: Lê Hải Giang