3.1.1 .Vài nét sơ lược về Công ty
5.5. NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG VÀ TẠO ĐỘNG
LỰC CHO TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG
Để duy trì hoạt động kinh doanh trong dài hạn, Công ty nên đặt nhân tố con người lên vấn đề hàng đầu.
- Tiếp thu bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, công nhân viên ngày càng giỏi, đặc biệt là bộ phận kỹ thuật và bán hàng, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa. Muốn vậy thì Cơng ty cần tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp huấn luyện về kỹ năng Marketing, qua việc đào tạo và bồi dưỡng sẽ khuyến khích họ gắn bó và có trách nhiệm với Cơng ty hơn.
- Hơn nữa, trong xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra sôi động, nền kinh tế Việt Nam đã trở thành bộ phận của nền kinh tế thế giới. Ngoại thương trở thành hoạt động khơng thể thiếu đối với doanh nghiệp. Vì vậy, các Công ty muốn hoạt động kinh doanh của mình diễn ra tốt đẹp thì cần phải có chun gia nghiệp vụ ngoại thương giỏi. Để có được những chuyên gia nghiệp vụ ngoại thương giỏi thì cần phải trang bị và bổ sung kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ công nhân viên của Công ty sao cho họ sử dụng hợp đồng ngoại thương một cách nhuần nhuyễn như có những khóa học nghiệp vụ để nhân viên có thể hiểu rõ hơn về nghiệp vụ. Từ đó sẽ nâng cao trình độ tay nghề và năng suất làm việc sẽ nhanh hơn.
- Có chế độ khen phạt kịp thời thỏa đáng để khuyến khích tinh thần làm việc của cơng nhân viên góp phần làm tăng năng suất lao động.
- Thường xuyên đôn đốc và kiểm tra công việc của các nhân viên, thông qua hiệu quả đạt được của từng bộ phận trong Công ty.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một công việc rất quan trọng của các nhà quản trị bởi một kế hoạch sản xuất kinh doanh cho dù có khoa học và chặt chẽ đến đâu chăng nữa thì so với thực tế đang diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thơng qua thực tiễn kiểm nghiệm, phân tích và đánh giá để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của cơng ty. Từ đó mới có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa.
Qua quá trình thực tập tại Công ty và kết quả phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các số liệu do Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang cung cấp thì em nhận thấy rằng các tỷ số sinh lời của Công ty luôn nằm trong phạm vi khả quan. Điều này giúp doanh nghiệp thu hút được các nhà đầu tư và các đơn vị cung cấp tín dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả mà Công ty đã đạt được thì Cơng ty cịn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục, mặc dù doanh thu qua các năm có phần được cải thiện nhưng lợi nhuận của những năm sau thường thấp hơn những năm trước. Vì vậy, Cơng ty cần phải có kế hoạch sử dụng chi phí hợp lý. Từ đó, để khắc phục những khó khăn, phát huy những thành tựu đạt được, giúp cho Công ty luôn đứng vững trên thương trường, giữ vững vị trí Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam, và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trong thời gian tới, phát triển tích hợp sản phẩm ngành lương thực và các ngành hàng mới nhằm đưa Công ty nằm trong Top 20 doanh nghiệp sản xuất và chế biến lương thực thực phẩm lớn nhất Việt Nam.
Hiện nay, Cơng ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh hoạt động, do vậy mà Công ty nên chú trọng giữ vững và mở rộng thị phần, luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như đảm bảo chất lượng nguồn hàng hóa, từ đó nâng cao uy tín trên thương trường. Với nhu cầu thị trường hiện nay, em tin rằng Công ty sẽ còn phát triển xa hơn nữa trong tương lai, từng bước khẳng định
vị trí của mình trên thị trường, khơng những Công ty sẽ giữ vững vị trí top 10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu của cả nước về sản lượng, xuất khẩu sang các thị trường Châu Á, Châu Phi mà còn nâng dần sản lượng xuất khẩu gạo chất lượng cao vào thị trường Châu Âu.