Nguyên tắc và căn cứ xác định thiệt hại theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa của các chủ thể nƣớc ngoài tại việt nam (Trang 28 - 33)

1.2 Khái luận về vấn đề BTTH khi xâm phạm QSHCN về nhãn hiệu hàng hóa của chủ thể nƣớc

1.2.5 Nguyên tắc và căn cứ xác định thiệt hại theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

1.2.5 Nguyên tắc và căn cứ xác định thiệt hại theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam Nam

1.2.5.1 Nguyên tắc xác định thiệt hại

Theo quy định tại Điều 204 LSHTT 2005 đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2009 thì thiệt hại do hành vi xâm phạm QSHCN đƣợc xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ sở hữu công nghiệp phải chị do hành vi xâm phạm QSHCN gây ra gồm thiệt

24

hại về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, đối với QSHCN về nhãn hiệu hàng hóa thì chúng ta chỉ xét đến những thiệt hại về vật chất.

Thiệt hại của chủ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:

(i) Tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận

- Tổn thất về tài sản đƣợc xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất của giá trị tính đƣợc thành tiền của đối tƣợng QSHCN, cụ thể ở đây là nhãn hiệu hàng hóa đƣợc bảo hộ. Trong đó, giá trị tính đƣợc thành tiền của nhãn hiệu hàng hóa đƣợc xác định theo căn cứ:32

+ Giá chuyển nhƣợng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng của nhãn hiệu hàng hóa;

+ Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa;

+ Giá trị quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa trong tổng số tài sản của doanh nghiệp;

+ Giá trị đầu tƣ cho việc tạo ra và phát triển nhãn hiệu hàng hóa, bao gồm các chi phí tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác.

- Mức giảm sút thu nhập, lợi nhuận từ nhãn hiệu hàng hóa đƣợc hiểu là những giảm sút từ: (i) thu nhập, lợi nhuận thu đƣợc do sử dụng, khai thác trực tiếp nhãn hiệu hàng hóa; (ii) thu nhập, lợi nhuận thu đƣợc do chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa.

Mức giảm sút từ thu nhập, lợi nhuận đƣợc xác định theo các căn cứ sau:33

+ So sánh trực tiếp mức thu nhập, lợi nhuận thực tế trƣớc và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm, tƣơng ứng với từng loại thu nhập.

+ So sánh sản lƣợng, số lƣợng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thực tế tiêu thụ hoặc cung ứng trƣớc và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm.

(ii) Tổn thất về cơ hội kinh doanh

Tổn thất về cơ hội kinh doanh đƣợc hiểu là những thiệt hại về giá trị tính thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ ngƣời bị thiệt hại có thể có đƣợc khi thực hiện việc

32

Khoản 2 Điều 17, NĐ 105/2006/NĐ-CP. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

33 Khoản 2 Điều 18, NĐ105/2006/NĐ-CP. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệvề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

25

khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp nhãn hiệu hàng hóa nhƣng thực tế khơng có đƣợc khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm gây ra.

Trong đó, việc khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp đối tƣợng nhãn hiệu hàng hóa có thể là:34

+ Khả năng thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp nhãn hiệu hàng hóa;

+ Khả năng thực tế chuyển nhƣợng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa cho ngƣời khác;

+ Những cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra.

Nhƣ vậy, thiệt hại do mất cơ hội kinh doanh là thiệt hại tuy chƣa thực tế xảy ra nhƣng chắc chắn sẽ xảy ra bởi hành vi xâm phạm. Ngƣời bị thiệt hại sẽ mất đi cơ hội thu lợi từ việc khai thác, sử dụng hoặc kinh doanh nhãn hiệu hàng hóa do giá trị của nhãn hiệu hàng hóa khơng cịn nữa hoặc bị giảm sút do hành vi xâm phạm.

(iii) Chi phi hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại đƣợc hiểu là những chi phí sau đây:35

- Chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lƣu kho, lƣu bãi đối với hàng hóa bị xâm phạm;

- Chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp, tạm thời;

- Chi phí hợp lý thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm quyền và

- Chi phí cho việc thơng báo, cải chính trên phƣơng tiện thông tin đại chúng liên quan đến hành vi xâm phạm.

1.2.5.2 Căn cứ xác định thiệt hại

Theo quy định tại Điều 205 LSHTT 2005, mức BTTH do xâm phạm QSHCN đƣợc xác định dựa trên những căn cứ sau:

(i) Trong trƣờng hợp nguyên đơn chứng minh đƣợc hành vi xâm phạm QSHTT đã

gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thƣờng theo một trong các căn cứ sau:

34

Điều 19 NĐ105/2006/NĐ-CP. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

35 Điều 20, NĐ105/2006/NĐ-CP. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

26

- Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu đƣợc do thực hiện hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chƣa đƣợc tính vào tổng thiệt hại vật chất;

- Giá chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa với giả định rằng bị đơn đƣợc nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu đó theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa trong phạm vi tƣơng ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện.

(ii) Trong trƣờng hợp không thể xác định đƣợc mức BTTH về vật chất theo các căn

cứ quy định nêu trên, thì mức BTTH về vật chất do tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại nhƣng khơng vƣợt q 500.000.000 đồng.

Ngồi khoản BTTH trên đây, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa có quyền u cầu Tồ án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải thanh tốn chi phí hợp lý để thuê luật sƣ.

Trên cơ sở nguyên tắc và các căn cứ xác định thiệt hại về sở hữu công nghiệp của Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy sự ghi nhận hầu hết các thiệt hại, chi phí có liên quan dù trực tiếp hay gián tiếp nhƣ là những thiệt hại cần đƣợc bồi thƣờng trong trách nhiệm của ngƣời vi phạm. Tuy nhiên, điều đáng lƣu ý là quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chƣa có sự ghi nhận một cách rõ ràng và cụ thể quyền đƣợc bồi thƣờng của bị đơn trong trƣờng hợp thắng kiện đối với các thiệt hại về vật chất và uy tín cũng nhƣ phí luật sƣ thích hợp. Điều này đã đƣợc Hiệp định TRIPs lƣu ý rất cụ thể tại Điều 48 nhƣ một ngun tắc về sự cơng bằng, bình đẳng giữa các đƣơng sự trong vụ kiện, đồng thời tránh sự lạm dụng và thiếu trách nhiệm từ phía chủ sở hữu quyền, theo đó: “Các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh buộc bên đã đƣa ra yêu cầu thực hiện các biện pháp chế tài và đã lạm dụng các thủ tục thực thi phải trả cho bên bị áp dụng các biện pháp đó hoặc bị hạn chế một cách sai trái khoản bồi thƣờng tƣơng xứng với thiệt hại do sự lạm dụng đó gây ra và các chi phí, trong đó có thể bao gồm cả chi phí đại diện thích hợp”.

Tại Điều 208 LSHTT 2005 chỉ quy định về nghĩa vụ của ngƣời yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, theo đó “Ngƣời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại gây ra cho ngƣời bị áp dụng biện pháp đó trong trƣờng hợp ngƣời đó khơng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”.

Có thể thấy đây chỉ là quy định áp dụng riêng cho trƣờng hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chứ không phải là cơ sở pháp lý áp dụng chung cho

27

trƣờng hợp chủ sở hữu quyền đã lạm dụng quyền và khởi kiện sai do nhầm lẫn hoặc vì mục đích cạnh tranh khơng lành mạnh. Đây có lẽ là một sơ suất của các nhà làm luật khi quá chú tâm vào việc làm sao để bảo hộ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền mà bỏ qua quyền lợi của bị đơn trong trƣờng hợp khơng có hành vi xâm phạm.36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tóm lại, trong chƣơng “Lý luận chung về BTTH khi xâm phạm QSHCN về nhãn hiệu hàng hóa” này có một sồ vấn đề chính nhƣ sau:

Thứ nhất, nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của các cá nhân, tổ chức khác nhau. Nó có chức năng phân biệt các hàng hóa cùng loại, thông tin về nguồn gốc của hàng hóa, đem lại giá trị về kinh thế cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Chính bởi đem lại giá trị kinh tế cao cho chủ sở hữu mà nhãn hiệu hàng hóa đã và đang là đối tƣợng QSHTT bị xâm phạm nhiều nhất.

Thứ hai, trách nhiệm BTTH nói chung và trách nhiệm BTTH khi xâm phạm QSHCN về nhãn hiệu hàng hóa nói riêng đƣợc hiểu là trách nhiệm của chủ thể có hành vi xâm phạm, bù đắp lại một cách kịp thời và toàn bộ những tổn thất mà chủ sở hữu phải gánh chịu do hành vi xâm phạm đó gây ra. Cơ sở phát sinh trách nhiệm BTTH là một thể thống nhất gồm 4 yếu tố: thiệt hại, hành vi trái pháp luật, mối quan hệ giữa hành vi và thiệt hại xảy ra, lỗi. Tuy nhiên, khi xác định trách nhiệm BTTH khi xâm phạm QSHCN về nhãn hiệu hàng hóa thì ú tố lỗi khơng đƣợc quan tâm bởi luôn đƣợc “suy đốn” là có lỗi.

Thứ ba, trách nhiệm BTTH là điều tất yếu khách quan khi có hành vi xâm phạm QSHCN về nhãn hiệu hàng hóa. Dù là chủ thể trong nƣớc hay chủ thể nƣớc ngoài khi có hành vi trái pháp luật thì đều phải có trách nhiệm bồi thƣờng và ngƣợc lại dù là chủ thể trong nƣớc hay chủ thể nƣớc ngồi có nhãn hiệu hàng hóa bị xâm phạm đều có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng biện pháp buộc BTTH đối với chủ thể có hành vi xâm phạm. Và thơng thƣờng, những vụ việc liên quan đến trách nhiệm BTTH có yếu tố nƣớc ngoài, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam sẽ áp dụng Luật nơi xảy ra hành vi vi phạm để giải quyết.

28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TRÁCH NHIỆM BTTH KHI XÂM PHẠM QSHCN VỀ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA CỦA CHỦ THỂ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Trong phạm vi chƣơng này, tác giả sẽ đề cập tới tình trạng xâm phạm QSHCN về nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là tình trạng nhãn hiệu hàng hóa của chủ thể nƣớc ngồi bị các chủ thể trong nƣớc xam phạm; cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này cũng nhƣ kiến nghị những giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng nói trên.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa của các chủ thể nƣớc ngoài tại việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)