Một số vụ việc cụ thể về việc xâm phạm QSHCN về nhãn hiệu hàng hóa của chủ thể

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa của các chủ thể nƣớc ngoài tại việt nam (Trang 37 - 44)

2.1 Thực trạng xâm phạm QSHCN về nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam

2.1.2 Một số vụ việc cụ thể về việc xâm phạm QSHCN về nhãn hiệu hàng hóa của chủ thể

hóa của chủ thể nước ngồi tại Việt Nam

QSHCN về nhãn hiệu hàng hóa của chủ thể nƣớc ngoài bị xâm phạm tại Việt Nam hầu hết là các nhãn hiêụ nổi tiếng, các nhãn hiệu có uy tín trên thị trƣờng. Sau đây là một vài ví dụ điển hình:

Năm 2010, hai doanh nghiệp tại TP.HCM là công ty cổ phần Thƣơng hiệu quốc tế (Interbrand JSC) và công ty Truyền thông thƣơng hiệu quốc tế (Inter Brand Media Co., Ltd) bị Interbrand Group (Anh quốc) kiện ra toà án TP.HCM với yêu cầu chấm dứt việc sử dụng tên viết tắt có chứa nhãn hiệu Intrerbrand. Vấn đề này gặp phải sự phải đối của bị đơn, họ cho rằng họ không xâm phạm nhãn hiệu Interbrand vì doanh nghiệp của họ thành lập trƣớc khi Interbrand Group đƣợc Cục SHTT Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (6/5/2010). Để giải quyết vụ việc trên, Tòa án cần phải xác định, nhãn hiệu Interbrand có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không trƣớc khi bị đơn sử dụng tên viết tắt chứa dấu hiệu của nhãn hiệu này. Trong trƣờng hợp Interbrand là nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam cơng nhận là nhãn hiệu nổi tiếng thì roc ràng hành vi sử dụng tên viết tắt chứa dấu hiệu của Interbrand đã xâm phạm tới nhãn hiệu nổi tiếng này và bị đơn bắt buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm của mình và ngƣợc lại.

Trên thực tế là Interbrand là nhãn hiệu đã nổi tiếng từ lâu trên thế giới trong lĩnh vực định giá, sáng tạo và quản trị tài sản thƣơng hiệu, và từ năm 2006 Interbrand đã đƣợc công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Mà QSHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng đƣợc xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại

Điều 75 của luật sở hữu trí tuệ mà khơng cần thực hiện thủ tục đăng ký.45 Vì vậy mà

việc công ty cổ phần Thƣơng hiệu quốc tế và công ty Truyền thông thƣơng hiệu quốc tế sử dụng tên viết tắt là Interbrand JSC và Inter Brand Media trùng với nhãn hiệu Interbrand của Interbrand Group đã gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng, xâm phạm tới

nhãn hiệu này.46 Năm 2012, tại phiên tòa, hội đồng xét xử đã buộc bị đơn phải chấm

dứt việc sử dụng tên viết tắt có chứa dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu Interbrand, buộc đổi tên viết tắt khác không chứa nhãn hiệu Interbrand hoặc dấu hiệu tƣơng tự Interbrand của Interbrand Group.

45

Khoản 2, Điều 6 NĐ103/2006/NĐ - CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp

33

Mặc dù quyết định trên của hội đồng xét xử chỉ giải quyết một vụ việc cụ thể, đó là buộc chủ thể vi phạm là cơng ty cổ phần Thƣơng hiệu quốc tế và công ty Truyền thông thƣơng hiệu quốc tế khi sử dụng tên viết tắt là Interbrand JSC và Inter Brand Media chấm dứt hành vi vi phạm, bảo vệ đƣợc quyền lợi chính đáng cho Interbrand Group nhƣng ý nghĩa của quyết định này khơng chỉ dừng lại ở đó. Quyết định này có vai trị quan trọng vì:

(i) Quyết định này của hội đồng xét xử áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, hợp

lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền, việc bảo hộ khơng có sự phân biệt giữa chủ thể trong nƣớc và chủ thể nƣớc ngoài, thể hiện đúng tinh thần của các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên, của thành viên của các tổ chức quốc tế trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới.

(ii) Quyết định này thể hiện đƣợc trình độ chuyên môn, sự hiểu biết của hội đồng xét xử trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ đã đƣợc cải thiện rõ rệt, từng bƣớc tạo dựng niềm tin đối với các chủ sở hữu có QSHTT bị xâm phạm. Có thể tin tƣởng rằng trong tƣơng lai, chủ thể quyền, đặc biệt là chủ thể nƣớc ngồi thay vì u cầu các cơ quan hành chính nhà nƣớc sẽ yêu cầu cơ quan tƣ pháp Việt Nam bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có đối tƣợng QSHTT nói chung và QSHCN về nhãn hiệu hàng hóa nói riêng bị xâm phạm.

(iii) Quyết định này của hội đồng xét xử cũng tạo nên một tiền lệ, là chuẩn mực để các hội đồng xét xử sau tham khảo áp dụng để giải quyết một vụ việc tƣơng tự, giúp rút ngắn thời gian tố tụng mà vẫn có những quyết định đúng đắn, hợp lý.

Vụ việc tiếp theo mà tác giả muốn trình bày là một vụ tranh chấp về nhãn hiệu đối với sản phẩm dầu nhớt giữa một doanh nghiệp Việt Nam và một doanh nghiệp Mỹ, vụ việc này đã kéo dài hơn 7 năm nhƣng vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Vụ việc này cụ thể nhƣ sau:

Vụ tranh chấp bắt đầu từ 2007 liên quan đến hai nhãn hiệu Mỹ và Việt Nam. Cụ thể, nhãn hiệu "U.S. &Hình" thuộc sở hữu của Công ty PPI - sau đó được Cơng ty Malco Products Inc (Mỹ) mua lại và nhãn hiệu "P.T. & Hình" của Cơng ty TNHH Dầu nhờn và Hóa chất Hiệp Tiến Long gắn cho cùng một loại sản phẩm phụ gia dầu nhớt được lưu hành tại thị trường Việt Nam.

Trước đó, Cơng ty TNHH Thương mại Vĩnh Hằng (Vĩnh Hằng) là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam các sản phẩm phụ gia dầu nhớt gắn nhãn hiệu "U.S. &

34

Hình" nhập khẩu từ PPI. Tuy nhiên, đến điểm năm 2004, PPI đã chấm dứt mối quan hệ phân phối độc quyền với Vĩnh Hằng. Ngay sau quan hệ hợp đồng đại lý thương mại bị chấm dứt, Giám đốc của Vĩnh Hằng, bà Huỳnh Thị Lan, tiến hành thành lập Công ty Hiệp Tiến Long và tiến hàng đăng ký nhãn hiệu riêng. Nhãn hiệu của Hiệp Tiến Long giống với "U.S. & Hình" của Malco, chỉ thay chữ "U.S" thành "P.T." cịn hình hiệu thì giống nhau. Nhãn hiệu "P.T. & Hình", này đã được Hiệp Tiến Long đi đăng kí và đã được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ số 72858 vào năm 2006.

Sau khi thấy Hiệp Tiến Long đăng ký nhãn hiệu có phần hình giống hồn tồn với nhãn hiệu của mình có thể gây ra nhẫm lẫn và ảnh hưởng tới thương hiệu của mình, Malco đã có đơn yêu cầu hủy hiệu lực văn bằng 72858. Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã ra Quyết định số 134/QĐ-SHTT ngày 21/1/2009 hủy văn bằng bảo hộ số 72858 của Hiệp Tiến Long. Bị hủy đăng ký nhãn hiệu, Hiệp Tiến Long cũng đã có đơn khiến kiện lần thứ nhất gửi lên Cục SHTT. Tuy nhiên, Cục SHTT đã có Quyết định số 1178/QĐ-SHTT ngày 8/6/2011 bác đơn khiếu nại của Công ty Hiệp Tiến Long và giữ nguyên Quyết định số 134.

Khơng dừng ở đó, Hiệp Tiến Long đã khiếu nại lần 2 lên cơ quan chủ quản của Cục SHTT là Bộ KH&CN. Đơn vị xử lý khiến nại của Bộ Khoa học - Cơng nghệ đã có quyết định đảo ngược hoàn toàn các quyết định trước đó của Cục SHTT. Cụ thể, Bộ KH- CN đã có Quyết định số 3185 hủy Quyết định 134 và Quyết định 1178 của Cục SHTT. Với Quyết định 3185 của Bộ KH&CN vơ hình trung đã khơi phục lại tồn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ số 72858 của Hiệp Tiến Long. Điều này đồng nghĩa với việc nhãn hiệu của Malco với "U.S &Hình" dù đã được cơng nhận ở Mỹ và xuất hiện trước ở thị trường Việt Nam ở vào thế bất lợi khi nhãn hiệu "P.T&Hình" có phần hình ảnh giống nhau dù ra đời sau ở Việt Nam những lại được công nhận. Hậu quả là, khi lô sản phẩm dầu nhớt mang nhãn hiệu "U.S. & Hình" của PPI/Malco nhập khẩu về Việt Nam đã bị chặn tại cửa khẩu hải quan TP.HCM hơn 7 tháng nay kể từ ngày 28/3/2014 với lý do xâm phạm sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu "P.T. & Hình" của Hiệp Tiến Long đang được bảo hộ theo Quyết định 3185.

Trước thực tế nhãn hiệu của mình bị xâm hại và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh và uy tín cũng như ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động trên thị trường Việt Nam, Malco đã nộp đơn khởi kiện Quyết định số 3185 của Bộ KH&CN tại Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội, yêu cầu hủy bỏ quyết, đồng thời yêu cầu bồi thường những thiệt hại mà Quyết định 3185 này mang lại. Để bảo vệ doanh nghiệp Mỹ, Đại sứ

35

quán Mỹ tại Hà Nội cũng đã có thư đề nghị Tịa án, Bộ KH&CN, Tổng cục Hải quan và các cơ quan liên quan giải quyết sự việc một cách công tâm, hợp pháp.

Vụ việc hiện nay đang được Tòa án Nhân dân TP Hà Nội xử lý nhưng vẫn chưa có quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, việc tranh chấp kéo dài hơn 7 năm qua đã khiến cho việc kinh doanh của DN bị ảnh hưởng và sự kiện này đang được cộng đồng DN theo dõi như một điển hình về tranh chấp nhãn hiệu và SHTT tại Việt Nam.47

Thực tế vụ việc này không quá phức tạp đến mức độ phải kéo dài đến hơn 7 năm và đến nay cũng chƣa đƣợc giải quyết. Theo quan điểm của tác giả, thì nhãn hiệu “U.S.& Hình” đối với mặt hàng phụ gia dầu nhớt đã đƣợc sử dụng rộng rãi ở Việt Nam trƣớc khi Công ty Hiệp Tiến Long đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “P.T & Hình” năm 2006 cũng đối với mặt hàng này. Chính Bà Huỳnh Thị Lan, giám đốc của Hiệp Tiến Long cũng đã từng là giám đốc của Công ty TNHH Thƣơng mại Vĩnh Hằng là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam các sản phẩm phụ gia dầu nhớt gắn nhãn hiệu “U.S & Hình” nhập khẩu từ Mỹ này nên Hiệp Tiến Long hoàn toàn biết rằng nhãn hiệu “P.T & Hình” của mình giống với nhãn hiệu “U.S & Hình” đã và đang đƣợc lƣu hành rộng rãi trên thị trƣờng Việt Nam, có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu này. Chúng ta hồn tồn có thể suy luận hành động này của Hiệp Tiến Long là lợi dụng việc nhãn hiệu “U.S & Hình” chƣa đƣợc đăng ký bảo hộ tại Việt Nam nhằm “đánh cắp nhãn hiệu”, thừa hƣởng những giá trị mà “U.S & Hình” đã tạo dựng tại Việt Nam. Trong trƣờng hợp này, Việt Nam không thể áp dụng cứng nhắc nguyên tắc chỉ khi nhãn hiệu đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì mới đƣợc bảo hộ. Dù “U.S & Hình” chƣa phải là nhãn hiệu nôỉ tiếng đƣợc cơng nhận tại Việt Nam nhƣng có thể xem xét trên thực tế là nhãn hiệu “U.S & Hình” đã đƣợc sử dụng rộng rãi ở thị trƣờng Việt Nam, đƣợc biết đến là nhãn hiệu có uy tín đối với mặt hàng phụ gia dầu nhớt trƣớc khi “P.T & Hình” ra đời; thêm vào đó là nguồn gốc đặc biệt của Hiệp Tiến Long mà cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam có thể đặc cách áp dụng quy định pháp luật dành cho nhãn hiệu nổi tiếng để giải quyết vấn đề này. Theo đó, nhãn hiệu “U.S & Hình” sẽ đƣợc bảo hộ tại Việt Nam trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu. Nhãn hiệu “P.T & Hình” của Hiệp Tiến Long đƣợc xem là có dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu “U.S & Hình” của Malco, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải buộc Hiệp Tiến Long chấm dứt hành vi vi phạm. Công ty Hiệp Tiến Long luôn cho rằng là ngƣời thừa kế của Công ty TNHH

47 Theo Nguyễn Tú, Doanh nghiệp Mỹ 7 năm đòi thương hiệu tại Việt Nam, http://dantri.com.vn/kinh- doanh/doanh-nghiep-my-7-nam-doi-thuong-hieu-o-viet-nam-990955.htm, truy cập ngày 2/7/2015

36

Thƣơng mại Vĩnh Hằng. Khoản 2 Điều 87 LSHTT 2005 của Việt Nam quy định rằng “Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thƣơng mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đƣa ra thị trƣờng nhƣng do ngƣời khác sản xuất với điều kiện ngƣời sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó và khơng phản đối việc đăng ký đó”. Quy định pháp luật này khơng phù hợp với trƣờng hợp của Cơng ty Hiệp Tiến Long vì: (i) Cho dù cơng nhận Hiệp Tiến Long là ngƣời thừa kế của Vĩnh Hằng thì quy định này cũng chỉ áp dụng đối với các chủ thể đƣa sản phẩm ra thị trƣờng nhƣng do ngƣời khác sản xuất, (ii) Malco đã và đang sử dụng nhãn hiệu “U.S & Hình” cho sản phẩm phụ gia dầu nhớt của mình, (iii) Malco đã thể hiện sự phản đối việc Hiệp Tiến Long đăng ký nhãn hiệu bằng việc yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ hủy hiệu lực vắn bằng 72858 đã cấp cho Hiệp Tiến Long. Tác giả cho rằng, dù xem xét ở góc độ nào thì rõ ràng là Hiệp Tiến Long đã xâm phạm đến QSHCN về nhãn hiệu hàng hóa của Malco, vậy mà Hiệp Tiến Long lại không bị xử lý trong khi lô hàng mang nhãn hiệu “U.S & Hình” của Malco lại bị chặn ở cửa khẩu hải quan, không đƣợc phép vào thị trƣờng Việt Nam.

Trong quá trình giải quyết vụ việc này, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có những quyết định trái chiều, khác biệt khiến cho vụ việc bị kéo dài, ngày càng trầm trọng và khó giải quyết hơn bởi cả Đại sứ quán Mỹ cũng đã lên tiếng để bảo hộ doanh nghiệp của mình. Sự việc kéo dài ảnh hƣởng nghiêm trọng cho cả hai bên doanh nghiệp, đặt ra yêu cầu là phải nhanh chóng xử lý. “Tuy nhiên, dù có xử lý theo hƣớng nào thì cái mất lớn lao nhất khó có thể lƣợng tính đo đếm đƣợc, đấy chính là sự ảnh hƣởng niềm tin và tính minh bạch của mơi trƣờng đầu tƣ Việt Nam hội nhập quốc tế”.48

Vụ việc cuối cùng mà tác giả muốn đề cập là vụ xâm phạm nhãn hiệu Alpenliebe & hình. Vụ việc này nhƣ sau:

Công ty Perfetti Van Melle SPA (Italy) là chủ sở hữu Giấy chứng nhận chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 31426 bảo hộ nhãn hiệu “Alpenliebe & Hình” (bao gồm cả màu sắc) cho các sản phẩm thuộc nhóm 30: Cà phê, chè, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bánh mứt, kẹo, kem, mật ong.

Ngày 25/01/2010, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ nhận được Cơng văn số 95CV/PC15(Đ8) của Phịng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an Hà Nội đề nghị xử lý theo thẩm quyền đối với Công ty TNHH Sản

37

xuất kinh doanh và Chế biến thực phẩm Tiến Thành Phát (gọi tắt là Cơng ty Tiến Thành Phát), vì đã có hành vi sản xuất sản phẩm kẹo sữa gắn dấu hiệu “Applebe & Hình” xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Alpenliebe & Hình” đang được bảo hộ cho Công ty Perfetti Van Melle SPA (Italy).

Trên cơ sở hồ sơ tài liệu do Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ cung cấp, ngày 04/2/2010, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Quyết định số 24/QĐ-TTra giao cho thanh tra viên làm việc với Công ty Tiến Thành Phát về nội dung liên quan đến việc sử dụng dấu hiệu “Applebe & Hình” trên sản phẩm kẹo có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Alpenliebe & Hình”. Theo hồ sơ do PC15, Công an Hà Nội cung cấp thì tại thời điểm kiểm tra, trong trong kho của Cơng ty Tiến Thành Phát có 30 thùng sản phẩm kẹo gắn dấu hiệu “Applebe & Hình” (trọng lượng khoảng 240kg); 06 cuộn bao túi ni lơn dùng để đóng gói kẹo và 50 vỏ thùng các tơng gắn dấu hiệu “Applebe & Hình”.

Ngày 08/2/2010, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Quyết định số 25/QĐ-TTra xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Tiến Thành Phát với số tiền 4.800.000 đồng, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm “Applebe & Hình” gắn trên 30 thùng sản phẩm kẹo (270kg); 06 cuộn bao túi ni lông (24kg) và 50 vỏ thùng các tông đựng kẹo.49

Vụ việc trên đã thể hiện đƣợc sự tích cực trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm kinh tế của lực lƣợng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa của các chủ thể nƣớc ngoài tại việt nam (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)