thêm dấu hiệu đã bị kết án về tội “Trộm cắp tài sản”, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm nên hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Đào Duy Trung mới đủ yếu tố cấu thành hành vi phạm tội được mô tả tại Khoản 1 Điều 140. Do đó, tình tiết chưa được xóa án tích về tội “Trộm cắp tài sản” mà còn vi phạm đã được xem là yếu tố định tội. Nhưng Tòa án lại một lần nữa xem xét tình tiết này là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “tái phạm” đối với bị cáo Đào Duy Trung theo điểm g Khoản 1 Điều 48. Điều này là khơng phù hợp vì theo Khoản 2 Điều 48, “những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì khơng được coi là tình tiết tăng nặng”83. Chính sự nhận thức khơng đúng của Tịa án dẫn đến việc lượng hình đối với bị cáo Đào Duy Trung có thể nặng hơn hình phạt mà bị cáo đáng phải nhận.
2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản rất đa dạng. Đó có thể là do đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng có trình độ chun mơn nghiệp vụ chưa cao nên có những sai lầm trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; một bộ phận cán bộ vì lợi ích cá nhân mà cố tình làm sai pháp luật. Hoặc do đa phần người dân chưa có hiểu biết đầy đủ về pháp luật nên dễ dàng bị người khác lợi dụng cũng như không biết cách bảo vệ quyền lợi của mình,… Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng hơn hết vẫn là do quy định của pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chưa được hồn thiện. Cách quy định hiện nay tại Điều 140 tưởng như rất cụ thể nhưng chính cách quy định như vậy khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng khơng thể xử lí được những trường hợp ngồi mơ tả của luật cho dù nhận thấy hành vi đó có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mặt khác, các thuật ngữ sử dụng trong Điều 140 chưa thật sự rõ nghĩa khiến cho việc giải thích và áp dụng pháp luật trong
61
cả nước không được thống nhất, khiến cho việc xử lí hành vi phạm tội khơng được công bằng, đồng thời dễ dẫn đến tình trạng hình sự hóa các quan hệ dân sự hoặc phi hình sự hóa các hành vi phạm tội, gây nhiều thiệt hại. Trong những trường hợp hình sự hóa các quan hệ dân sự thì bản thân người bị hình sự hóa sẽ phải chịu những thiệt hại về nhân thân và tài sản. Thiệt hại về nhân thân bao gồm việc bị mất uy tín, danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm. Những thiệt hại về tài sản bao gồm mất việc làm, mất cơ hội làm ăn, bị phá sản vì vướng vào vịng lao lí. Bên cạnh đó, việc hình sự hóa các quan hệ dân sự còn khiến người dân mất lòng tin vào pháp luật, khiến cho môi trường làm ăn, kinh doanh bị xáo trộn,… Ngược lại những trường hợp phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng vì quy định của pháp luật chưa hồn thiện dẫn đến việc khơng thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội sẽ gây ra tâm lí xem thường pháp luật của người phạm tội, không bảo vệ được lợi ích cho chủ sở hữu tài sản, ngồi ra có thể dẫn đến tình trạng mất an ninh, trật tự xã hội thậm chí làm phát sinh các tội phạm khác xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản liên quan đến việc địi nợ. Do đó, việc xây dựng được một quy định phù hợp về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sẽ góp phần tạo ra một hành lang pháp lí an tồn, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Ngồi ra cịn nâng cao sự tin tưởng của người dân đối với pháp luật và nhà nước, tránh được việc xét xử lại nhiều lần, qua nhiều cấp gây lãng phí thời gian, sức người, sức của,… Vì vậy, sau khi đã nghiên cứu những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định hiện tại của pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vào thực tiễn, cũng như cách quy định của pháp luật nước ngoài về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tác giả đề xuất những kiến nghị sau nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Thứ nhất, sửa đổi Khoản 1 Điều 140 như sau: “Người nào sau khi nhận được
tài sản của người khác một cách hợp pháp thơng qua các hình thức hợp đồng rồi có hành vi cố ý khơng trả lại tài sản cho người đó nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi
62
chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.” Như đã nói, cách quy định của pháp luật hiện nay về tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khiến cho việc định tội rất khó khăn. Muốn định tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với một người phải chứng minh được người đó dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản. Tuy nhiên, như thế nào là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, như thế nào là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản cho đến nay vẫn chưa có bất kì một văn bản hướng dẫn nào khiến cho việc hiểu và áp dụng pháp luật không được thống nhất trong cả nước. Hơn nữa, cách quy định cụ thể như vậy khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng không thể nào định được tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp mà pháp luật không quy định đến mặc dù hành vi đó có dấu hiệu lạm dụng tín nhệm chiếm đoạt tài sản. Ví dụ như trường hợp ơng Quân sử dụng tiền vay vào mục đích trái với mục đích đã thỏa thuận dẫn đến việc khơng có khả năng trả lại tài sản như đã nêu ở phần “Vướng mắc trong việc xác định tội danh”. Rõ ràng hành vi của ơng Qn có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản nhưng vì ơng khơng sử dụng thủ đoạn gian dối, không bỏ trốn cũng không sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp nên theo quy định của Điều 140 hiện nay không thể truy cứu ông về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Xuất phát từ những vướng mắc như vậy trong thực tiễn nên sau khi nghiên cứu cách quy định về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong pháp luật một số nước, đặc biệt là cách quy định khá bao quát của Bộ luật hình sự Cộng hịa Pháp, tác giả mới đưa ra đề nghị sửa đổi Khoản 1 Điều 140 như trên nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của Điều 140.
Thứ hai, bên cạnh việc sửa đổi Khoản 1 Điều 140 như trên, cần xây dựng một văn bản giải thích, hướng dẫn cách áp dụng quy định pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong đó cần giải thích các vấn đề sau:
63
- Nhận được tài sản của người khác một cách hợp pháp thơng qua các hình
thức hợp đồng nghĩa là người phạm tội nhận được tài sản từ chủ sở hữu thông qua
các hợp đồng vay, mượn, thuê, cầm cố, đặt cọc, kí cược, vận chuyển, gia cơng và các hình thức hợp đồng khác mà không sử dụng các thủ đoạn lừa dối hoặc ép buộc chủ sở hữu phải giao tài sản.
- Cố ý không trả lại tài sản nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình khiến cho chủ sở hữu tài sản không thể thực hiện được các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản của họ trên thực tế, ngược lại người phạm tội có thể thực hiện được các quyền năng này một cách trái pháp luật. Hành vi cố ý không trả lại tài sản nhằm mục đích chiếm đoạt của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể được thực hiện dưới một số hình thức phổ biến sau84:
Tẩy xoá sửa chữa chứng từ, giấy biên nhận để chối bỏ trách nhiệm thanh tốn nợ;
Khơng thừa nhận chữ kí trên giấy nhận nợ để chối bỏ trách nhiệm thanh toán nợ;
Tẩu tán tài sản, sang nhượng, tặng cho cho người thân số tài sản hiện có nhằm mục đích khơng trả lại tài sản đã vay;
Lập các chứng từ sổ sách giả để giải trình cho việc làm ăn bị thua lỗ hoặc nhờ người khác nhận nợ khống hoặc tạo dựng hiện trường giả biến mình thành người bị hại để không phải trả lại tài sản đã vay;
Nhận được tài sản của người khác một cách hợp pháp thơng qua các hình thức hợp đồng rồi đem cầm cố, thế chấp, sang nhượng, mua bán lấy tiền tiều xài dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản;
Trốn tránh chủ sở hữu tài sản để không phải trả lại tài sản;
64
Nhận được tài sản của người khác một cách hợp pháp thông qua các hình thức hợp đồng rồi sử dụng vào mục đích bất hợp pháp hoặc trái với mục đích đã thỏa thuận ban đầu dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản.
…
Tuy ngay từ đầu, người phạm tội khơng có ý định chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu khi sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp nhưng người phạm tội rõ ràng ý thức được việc mình sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp sẽ có rủi ro rất lớn dẫn đến việc khơng có khả năng trả lại tài sản cho chủ sở hữu nhưng họ vẫn bất chấp nguy cơ đó. Vì vậy, sau khi sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản, dù người phạm tội không cố ý không trả lại tài sản cho chủ sở hữu nhưng vì họ đã chấp nhận sử dụng tài sản vào việc có nguy cơ rủi ro quá cao, chấp nhận việc không trả lại tài sản cho chủ sở hữu nếu xảy ra rủi ro nên họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về việc khơng trả lại tài sản cho chủ sở. Tương tự như vậy, trong trường hợp người phạm tội sử dụng tài sản trái với mục đích đã thỏa thuận ban đầu dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản, tuy người phạm tội không cố ý khơng trả lại tài sản nhưng như đã phân tích ở phần “Một số vướng mắc phát sinh trong thực tiễn xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, mục đích sử dụng tài sản là một trong những nguyên nhân quan trọng quyết
định việc chủ sở hữu tài sản có giao tài sản hay khơng. Nếu biết người phạm tội sử dụng tài sản vào những mục đích khó có thể thu hồi tài sản thì rất có thể chủ sở hữu tài sản sẽ khơng giao tài sản. Vì vậy, việc xử lí hình sự trong những trường hợp này sẽ khiến người nhận được tài sản phải có ý thức hơn trong việc sử dụng tài sản đã nhận, trung thực sử dụng tài sản vào mục đích đã thỏa thuận ban đầu, khơng gây tổn hại đến quyền lợi của chủ sở hữu.
Các trường hợp sử dụng tài sản đúng mục đích nhưng vì lí do khách quan như thiên tai, làm ăn thua lỗ, bị cướp,…dẫn đến không cịn khả năng trả lại tài sản thì sẽ khơng coi là hành vi phạm tội vì trong những trường hợp này, người nhận được tài sản khơng có hành vi cố ý không trả lại tài sản cho chử sở hữu. Những trường hợp
65
cố ý không trả lại tài sản nhưng khơng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản cũng sẽ khơng cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ví dụ như trường hợp đã nêu ở phần “Phân biệt hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và các vi
phạm hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế”: A mượn máy tính của B, đến hạn trả
nhưng cố ý không trả, mấy ngày sau mới đem trả cho B. Trong trường hợp này, tuy A có hành vi cố ý khơng trả lại tài sản nhưng khơng có mục đích chiếm đoạt tài sản nên khơng phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cịn các trường hợp chủ sở hữu vì lãi suất cao hoặc quá tin tưởng mà đồng ý cho vay tài sản để tiêu xài vào các mục đích như đi du lịch, mua tài sản,… nếu người vay khơng có khả năng trả nợ thì chủ sở hữu phải tự gánh chịu rủi ro, người vay sẽ khơng phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Do đó, người có tài sản cần phải cân nhắc cẩn thận trước khi cho vay tài sản, tốt nhất khi cho vay nên có tài sản thế chấp để đảm bảo quyền lợi của mình, khơng nên vì cả nể hoặc quá tin tưởng mà tạo điều kiện cho người khác phạm tội cũng như gây thiệt hại cho chính mình.
Những trường hợp khơng phải là hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà chỉ là các vi phạm nghĩa vụ dân sự thơng thường thì trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi bên có nghĩa vụ cố ý khơng thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điều 304 Bộ luật hình sự85.
Thứ ba, đề nghị bổ sung tình tiết định khung tăng nặng “có tính chất chun nghiệp” vào Khoản 2 Điều 140. Vì như đã nói, nếu so sánh tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản với các tội phạm khác trong Chương Các tội xâm phạm sở hữu như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản,… thì các tội
85
http://thanhtravietnam.vn/nghien-cuu-hoan-thien-cac-quy-dinh-cua-bo-luat-hinh-su-ve-cac-toi-xam-pham- so-huu_t114c19n9319, ngày 04/5/2013.
66
này có mức độ nguy hiểm cho xã hội tương tự như nhau tuy nhiên tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản lại khơng có tình tiết định khung tăng nặng “có tính chất chun nghiệp”. Điều này phần nào làm giảm tính nghiêm khắc của pháp luật trong việc xử lí hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mặt khác khiến cho hệ thống các quy định của Bộ luật hình sự 1999 thiếu tính hợp lí, gây ra sự thiếu cơng bằng trong đường lối xử lí đối với các tội trong cùng nhóm tội xâm phạm sở hữu.
KẾT LUẬN
Trong Bộ luật hình sự 1999, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 140 là một trong những quy định còn gây nhiều tranh cãi và khó khăn khi áp dụng vào thực tiễn. Do đó, việc nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về tội phạm này là điều hết sức cần thiết, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành các quy định pháp luật.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên trong luận văn này, tác giả đã nghiên cứu, phân tích các dấu hiệu pháp lí của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định Điều 140 Bộ luật hình sự 1999; phân biệt tội lạm dụng