Nhận xét và đánh giá

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong bộ luật hình sự 1999 những vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 46 - 49)

1.6 Quy định về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự

1.6.4 Nhận xét và đánh giá

Thông qua việc nghiên cứu pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, tác giả có một số nhận xét, đánh giá sau:

Thứ nhất, các dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khơng phải lúc nào cũng được quy định thành một điều luật riêng, pháp luật của nhiều quốc gia quy định các dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong dấu hiệu của tội lừa đảo. Do đó, trong pháp luật của Liên bang Nga, khơng có sự phân biệt giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản như trong pháp luật hình sự Việt Nam, Cộng hịa nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Pháp. Thiết nghĩ mỗi cách quy định đều có những ưu và nhược điểm riêng để mỗi quốc gia tùy theo tình hình thực tế của nước mình mà chọn cách quy định cho phù hợp.

Cách quy định dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vào trong quy định về tội lừa đảo có ưu điểm là tạo sự dễ dàng và mang lại hiệu quả cao hơn trong việc xác định tội danh vì chỉ cần xác định một người có hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối là có thể định tội người đó mà không cần phải

62

Criminal Code of the French Republic, Article 314-2, Article 314-3, http://www.legislationline.org/documents/section/criminal-codes

37

xác định người đó có ý thức chiếm đoạt trước hay sau khi nhận được tài sản, cũng không cần xác định cách thức để người đó nhận được tài sản là ngay thẳng hay bằng thủ đoạn gian dối. Do đó, quyền sở hữu của cơng dân sẽ được đảm bảo tốt hơn. Đây cũng chính là nhược điểm của cách quy định riêng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cũng phải nói thêm, tuy Bộ luật hình sự Pháp và Trung Hoa cũng có sự phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm và tội lừa đảo như pháp luật hình sự Việt Nam nhưng cách thức quy định của Bộ luật hình sự Pháp và Trung Hoa vẫn tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc chứng minh tội phạm vì khơng quy định cách thức chiếm đoạt cụ thể như Bộ luật hình sự Việt Nam. Theo quy định về tội lạm dụng tín nhiệm của Pháp và Trung Hoa, chỉ cần có hành vi chiếm đoạt hoặc không trả lại tài sản là đã xác định được tội danh còn cách quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Việt Nam còn bắt buộc cách thức chiếm đoạt là bỏ trốn hoặc sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản. Nhiều trường hợp, theo cách quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam, khơng thể định tội danh được mặc dù rõ ràng người đó có hành vi lạm dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản của người khác. Ví dụ: A vay tiền của B với mục đích đầu tư kinh doanh nhưng sau đó lại sử dụng vào việc tiêu xài cá nhân, ăn chơi với bạn bè. Đến ngày hẹn, A không trả tiền cho B mà chỉ hứa hẹn sẽ trả tiền, cũng không bỏ trốn, không sử dụng thủ đoạn gian dối, không sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp. Như vậy, theo pháp luật hình sự Việt Nam, khơng thể truy cứu A về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mặc dù có thể thấy A có ý đồ chiếm đoạt tiền của B.

Thứ hai, những hình phạt trong pháp luật ba nước trên so với nhau và so với pháp luật Việt Nam tuy có những điểm khác nhau nhưng đều được chia thành hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, khi hình phạt được áp dụng cho một hành vi phạm tội cụ thể, ở đây là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì pháp luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Liên Bang Nga khơng có sự phân biệt hình phạt bổ sung thành một điều khoản riêng như pháp luật Cộng hòa Pháp và

38

Việt Nam mà chỉ liệt kê một loạt các hình phạt có thể được áp dụng, bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

Cách quy định một loạt hình phạt có thể áp dụng mà khơng có sự phân chia hình phạt chính và hình phạt bổ sung có ưu điểm là tạo sự linh động cho Tòa án trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội sao cho phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như hậu quả đã gây ra. Nhưng ngược lại, cách quy định này lại tạo ra sự tùy tiện trong việc quyết định hình phạt được áp dụng khiến cho hình phạt trong nhiều trường hợp không thỏa đáng, khơng đủ tính trừng phạt và răn đe, ngồi ra, cịn có thể dẫn đến các hiện tượng tiêu cực khác.

39

CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN – MỘT SỐ VƢỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong bộ luật hình sự 1999 những vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)