2.2 Một số vƣớng mắc phát sinh trong thực tiễn xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
2.2.2 Vướng mắc trong việc xác định khung hình phạt
Hiện nay, quy định của Bộ luật hình sự 1999 về các tình tiết định khung tăng nặng đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là khá phù hợp, ngoại trừ việc thiếu tình tiết “có tính chất chun nghiệp”. Nếu so với những tội khác trong nhóm tội xâm phạm sở hữu như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản thì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khơng có tình tiết định khung tăng nặng “có tính chất chun nghiệp”. Như vậy là khơng hợp lí, khơng đảm bảo tính nghiêm minh và cơng bằng của pháp luật bởi lẽ các tội này có tính chất nguy hiểm cho xã hội tương tự như nhau, thậm chí nếu so với tội trộm cắp thì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản còn thường gây ra thiệt hại lớn hơn nhưng tội trộm cắp có tình tiết định khung tăng nặng “có tính chất chun nghiệp” cịn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản lại khơng có80.
Trong bài viết “Một số vấn đề cần hồn thiện đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đăng trên tạp chí Tịa án nhân dân số 3 năm 2008, tác giả
Nguyễn Văn Trượng đã có một ví dụ hết sức thuyết phục như sau: Nguyễn Thị T là cô gái nông thôn lên thành phố làm giúp việc cho một gia đình. Do chịu khó và tháo vát nên T chiếm được lòng tin của chủ nhà. Năm 2005, Bà M đi vắng, giao nhà cho T trơng, T nổi lịng tham lấy di động giấu vào tư trang của mình rồi viện lí do mẹ
80
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_deta ils=1&item_id=17759846, truy cập ngày 20/6/2014.
58
ốm xin bà M về quê và không trở lại nữa, T đem bán điện thoại được 2.000.000 đồng. Mấy tháng sau, T xin vào làm cho bà H. Lợi dụng lòng tin của bà H giao cho kiện hàng vừa mua trong siêu thị, T đem bán được 5.000.000 đồng. T lại làm người giúp việc cho nhà anh K, lợi dụng anh K giao xe máy cho T đưa con của K đi học, T đã đem xe máy đi bán. Bằng những hành vi tương tự, trong khoảng thời gian hai năm , T chiếm đoạt gần 50.000.000 đồng. Khi điều tra, truy tố, các cơ quan tiến hành tố tụng đều nhận định T phạm tội có tính chất chun nghiệp , cần có mức án nghiêm khắc để răn đe, phòng ngừa. Nhưng Khoản 2 Điều 140 lại khơng quy định tình tiết “có tính chất chuyên nghiệp” là tình tiết định khung tăng nặng nên mức án chỉ tối đa ba năm tù mà k được sử dụng khung hình phạt tại khoản 281. Cũng gây thiệt hại như trên và cùng tính chất chuyên nghiệp như vậy nhưng nếu T phạm tội lừa đảo hoặc trộm cắp tài sản thì đã bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “có tính chất chun nghiệp” và có thể bị xử phạt đến bảy năm tù giam theo quy định tại Khoản 2 các Điều 139, 138. Chính vì Điều 140 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khơng có tình tiết định khung tăng nặng “có tích chất chuyên nghiệp” nên phần nào làm giảm tính răn đe của pháp luật đối với hành vi phạm tội này.