Vướng mắc trong việc lượng hình

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong bộ luật hình sự 1999 những vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 68 - 70)

2.2 Một số vƣớng mắc phát sinh trong thực tiễn xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt

2.2.3 Vướng mắc trong việc lượng hình

Bên cạnh những vướng mắc vừa nêu, trong thực tiễn, do chưa hiểu đúng các quy định của pháp luật nên khơng ít trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng có sự nhầm lẫn trong việc phân biệt giữa tình tiết định tội, định khung và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự dẫn đến việc quyết định hình phạt chưa thật chính xác. Sau đây là một trường hợp cho thấy Tịa án đã có sự sai lầm khi xem một tình tiết vừa là yếu tố định tội vừa là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Khoảng đầu tháng 5/2011, Đào Duy Trung sinh năm 1990, thường trú tại số 304, thôn Nghĩa Hiệp 1, Ka Đô, Đơn Dương, Lâm Đồng và Đỗ Tấn Sĩ ngồi chơi internet tại quán Nề Hà ở Ka Đơ. Khi đó, Trung hỏi mượn điện thoại Nokia 1280,

81

Nguyễn Văn Trượng, “Một số vấn đề cần hồn thiện đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 3, 2008, trang 4.

59

màu đen của Sĩ để nhắn tin cho bạn gái, sau đó nảy sinh ý định chiếm đoạt nên đem cầm điện thoại được 300.000 đồng. Giá trị chiếc điện thoại được xác định là

200.000 đồng. Đồng thời, khoảng 19h, ngày 07/6/2011, Đào Duy Trung cũng hỏi mượn điện thoại JVJ JM 811 màu xanh của chị Đào Thị Như Hạnh để gọi điện cho bạn gái. Sau đó, do cần tiền nên Trung nảy sinh ý định chiếm đoạt điện thoại của chị và đem cầm được 400.000 đồng. Giá trị chiếc điện thoại được xác định là 650.000 đồng. Qua điều tra xác định, ngày 27/7/2009, Tòa án nhân dân huyện Đơn Dương tuyên phạt 12 tháng tù giam đối với Đào Duy Trung về tội “trộm cắp tài sản”, đến ngày 07/9/2010 thì Trung chấp hành xong. Bản thân Dào Duy Trung hiện chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục vi phạm. Do đó, trong kết luận điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra công an Đơn Dương – Lâm Đồng đề nghị truy tố bị can Đào Duy Trung về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời đề nghị xem xét tình tiết tăng nặng khi lượng hình đối với Đào Duy Trung vì chưa được xóa án tích về tội “Trộm cắp tài sản” mà tiếp tục vi phạm. Trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đơn Dương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đơn Dương cũng ra quyết định truy tố bị can Đào Duy Trung về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 140 nhưng khơng xác định tình tiết chưa được xóa án tích về tội “Trộm cắp tài sản” mà cịn vi phạm là tình tiết tăng nặng. Tuy nhiên, trong bản án sơ thẩm, Tòa án nhân dân huyện Đơn Dương vẫn xem tình tiết chưa được xóa án tích về tội “Trộm cắp tài sản” mà còn vi phạm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nên áp dụng Khoản 1 Điều 140; các điểm b, g, p Khoản 1 Điều 46; điểm g Khoản 1 Điều 48 và Điều 31 Bộ luật hình sự tuyên phạt bị cáo Đào Duy Trung mười lăm tháng cải tạo không giam giữ về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản82.

Theo ý kiến của tác giả, Đào Duy Trung có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của anh Sĩ và chị Hạnh, tuy nhiên, giá trị tài sản chỉ có 850.000 đồng,

82 Vụ án Đào Duy Trung can tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thụ lí số 38/2011/HSST ngày 23/8/2011 của Tòa án nhân dân huyện Đơn Dương.

60

tức dưới 4.000.000 đồng. Chỉ riêng hành vi này chưa đủ yếu tố cấu thành tội lạm

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong bộ luật hình sự 1999 những vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)