Vướng mắc trong việc xác định tội danh

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong bộ luật hình sự 1999 những vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 51 - 67)

2.2 Một số vƣớng mắc phát sinh trong thực tiễn xét xử tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt

2.2.1 Vướng mắc trong việc xác định tội danh

Xác định tội danh là một công việc vô cùng quan trọng trong suốt các giai đoạn tố tụng hình sự nhằm đảm bảo các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã thực hiện phù hợp với những gì được mơ tả trong cấu thành tội phạm được pháp luật quy định, từ đó đảm bảo được việc xét xử đúng người, đúng tội. Trong thực

65 Phan Thị Huyền Trang, “Đấu tranh phịng chống tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn

42

tiễn, việc xác định tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gặp phải khơng ít khó khăn.

Thứ nhất, hành vi khách quan của tội phạm rất khó chứng minh, cụ thể:

- Theo điểm a Khoản 1 Điều 140, người phạm tội phải có hành vi “vay, mượn,

thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó”

thì mới cấu thành hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

 Trong thực tế, người phạm tội thường dùng các thủ đoạn như hủy bỏ tài liệu, chứng cứ chứng minh nghĩa vụ thanh tốn, hồn trả hoặc tạo dựng hiện trường giả như bị cướp,… để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên thế nào là “dùng thủ đoạn gian dối” đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn. Do đó, trên thực tế, quy định này cũng gây khơng ít khó khăn trong việc xác định tội danh. Ví dụ: ngày 31/5/2008, bà Nguyễn Thị Thoa vay của bà Nguyễn Thị Hợi số tiền 1.900.000.000 đồng. Cuối năm 2008, khi bà Hợi đưa giấy nhận nợ ra để đòi nợ bà Thoa, bà Thoa cho rằng bà Hợi đã giả tạo chữ kí của mình nhằm chiếm đoạt tài sản. Do đó, bà Thoa đã làm đơn tố cáo hành vi của bà Hợi đến Cơng an tỉnh Lào Cai. Sau q trình xác minh, giám định chữ kí, ngày 8/1/2009, Cơng an tỉnh Lào Cai khẳng định chữ kí trên giấy nhận nợ và mẫu chữ kí của bà Thoa khơng phải do cùng một người kí. Sau đó, Cơng an tỉnh Lào Cai khơng những không tiến hành các bước tiếp theo để khởi tố vụ án hình sự mà cịn giao trả giấy nhận nợ - chứng cứ quan trọng của vụ án cho bà Hợi để bà Hợi kiện ra tòa dân sự. Phát hiện vi phạm này, ngày 28/1/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai đề nghị chuyển hồ sơ về Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Công an tỉnh Lào Cai để giải quyết lại. Sau hơn ba năm, với hàng chục bản kết luận giám định chữ kí của nhiều cơ quan chức năng với nội dung trái ngược nhau, vụ án bất ngờ bị cơ quan điều tra xoay ngược tình thế, bà Thoa từ người đi kiện trở thành bị cáo66. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân

66

http://dantri.com.vn/phap-luat/la-lung-nguoi-di-to-cao-co-nguy-co-tro-thanh-bi-cao-731064.htm, ngày 16/5/2013.

43

dân tỉnh Lào Cai tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thoa mười năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khơng chấp nhận phán quyết này, bà Thoa tuyên bố sẽ kháng cáo67. Theo cách lí giải của Cơ quan điều tra và Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cao, hành vi chối bỏ, khơng thừa nhận chữ kí của bà Thoa chính là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản được mô tả tại điểm a Khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng khơng thể coi hành vi không thừa nhận chữ kí của bà Thoa là thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 140 vì bà Thoa khơng tẩy, xóa hay sửa chữa nội dung giấy nhận nợ. Theo quan điểm của tác giả, nếu bà Thoa thực sự không mượn tiền của bà Hợi, mà giấy nhận nợ là do bà Hợi giả tạo chữ kí nhằm chiếm đoạt tài sản của bà Thoa thì cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bà Hợi về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, nếu kết quả điều tra chứng minh bà Thoa thực sự có vay tiền của bà Hợi và chữ kí trên giấy nhận nợ đúng là của bà Thoa thì hành vi chối bỏ chữ kí của bà Thoa cần được xem là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự. Vì tuy bà Thoa khơng tẩy, xóa hay sửa chữa giấy nhận nợ nhưng hành vi khơng thừa nhận chữ kí trên giấy nhận nợ cũng là một trong những cách thức để bà Thoa chiếm đoạt, không trả lại tiền cho bà Hợi. Nếu cho rằng bà Thoa khơng có mục đích chiếm đoạt tiền của bà Hợi thì bà Thoa phủ nhận chữ kí trên giấy nhận nợ là của mình để làm gì? Do đó, xét về bản chất, hành vi khơng thừa nhận chữ kí của bà Hoa và hành vi tẩy xóa, sửa chữa giấy nhận nợ là như nhau, đều nhằm mục đích chối bỏ trách nhiệm thanh tốn nợ và chiếm đoạt tiền của bà Hợi, đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trong trường hợp này, nếu khơng xử lí hình sự đối với hành vi của bà Thoa sẽ gây tâm lí bất mãn cho bà Hợi vì bà sẽ cho rằng bà Thoa khơng những khơng trả nợ mà cịn dám kiện ngược lại bà. Bà Hợi rất có thể sẽ sử dụng những biện pháp trái

67

http://www.baomoi.com/Tranh-chap-vay-no-tai-Lao-Cai-Hinh-su-hoa-mot-quan-he-dan- su/58/13496795.epi, ngày 06/4/2014.

44

pháp luật để địi lại quyền lợi cho mình ví dụ như th xã hội đen địi nợ, cho người hành hung bà Thoa,… Hơn nữa việc khơng xử lí hình sự hành vi này của bà Thoa cũng sẽ gây sự bất cơng trong việc xử lí tội phạm vì có những hành vi có bản chất như nhau, ví dụ như tẩy xóa, sửa chữa giấy nhận nợ và chối bỏ chữ kí trong trường hợp này, nhưng hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi kia khơng bị truy cứu. Đồng thời việc khơng xử lí hình sự đối với hành vi của bà Thoa sẽ tạo ra một kẽ hở pháp luật để những người khác học theo cách làm của bà Thoa nhằm trốn tránh sự trừng trị của pháp luật.

 Hành vi “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” cho đến nay cũng chưa có văn bản hay được cơ quan có thẩm quyền nào hướng dẫn, giải thích. Do đó, khi quy định này được áp dụng trong thực tế cũng đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng chỉ cần một người sau khi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản qua các hình thức hợp đồng rồi rời khỏi nơi cư trú thì đã được xem là hành vi bỏ trốn. Quan điểm thứ hai cho rằng chỉ khi một người vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản qua các hình thức hợp đồng rồi rời khỏi nơi cư trú mà khơng có sự thơng báo với chính quyền địa phương và chủ nợ thì mới xem là bỏ trốn. Quan điểm thứ ba cho rằng chỉ cần người vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản qua các hình thức hợp đồng rồi rời khỏi nơi cư trú mà không thơng báo với chủ nợ thì xem là hành vi bỏ trốn. Chính vì có nhiều cách hiểu như vậy nên thực tế đã dẫn đến khơng ít trường hợp oan sai. Ví dụ: từ năm 2002 đến năm 2003, Bà La Thị Kim Chi (thường trú tại số 23 Thủ Khoa Huân, phường 1, Thị xã Tân An, tỉnh Long An) chơi nhiều dây hụi do bà Trương Thị Mai Hoa tổ chức. Thời gian đầu bà Chi hốt hụi và đóng hụi đầy đủ, nhưng về sau khơng có tiền đóng hụi nên Chi đã vay bà Hoa nhiều lần với tổng số tiền 347.000.000 đồng để trả hụi và lấy vốn buôn bán. Do việc kinh doanh ở Long An thua lỗ nên ngày 07/8/2003, bà Chi về nhà mẹ ruột tại Củ Chi sinh sống và làm ăn để kiếm tiền trả nợ. Chỉ bằng những cơ sở này, Cơ quan điều tra và Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử bà La Thị Kim Chi về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức phạt tù bảy năm. Trong khi đó, việc

45

bà Chi về Củ Chi sinh sống là đúng sự thật thể hiện qua giấy xác nhận của công an ấp, xã và người dân sinh sống tại địa phương. Trong thời gian này, chồng bà Chi vẫn ở lại Long An để trông coi nhà và bà Hoa vẫn thường xuyên liên lạc với bà Chi. Điều này cũng được nêu rõ trong bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tài liệu thể hiện trong hồ sơ vụ án cũng như q trình xét xử cơng khai cho thấy sau khi bà Chi về Củ Chi sinh sống, bà Chi đã giao căn nhà tại Tân An và chiếc xe Wave cho bà Hoa. Điều này cho thấy bà Chi có thiện ý trả nợ chứ hồn tồn khơng phải bỏ trốn với ý định chiếm đoạt tài sản của bà Hoa như sự nhận định của các cơ quan tố tụng tỉnh Long An. Trong trường hợp này, các cơ quan tố tụng tỉnh Long An chỉ dựa vào việc bà Chi có nợ tiền của bà Hoa và vắng mặt tại địa phương đã khởi tố vụ án hình sự và tuyên phạt bảy năm tù đối với bà Chi là khơng có sức thuyết phục và khiên cưỡng68. Do đó, Tịa Phúc thẩm – Tịa án nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên hủy toàn bộ bản án số 16/2008/HSST ngày 24/3/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An.

Trong vụ án của bà La Thị Kim Chi, vấn đề mấu chốt để xác định liệu bà Chi có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không, hay chỉ là tranh chấp dân sự thông thường do bà Chi không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình đó chính là bà Chi có hành vi “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” hay không. Về việc xác định như thế nào là “bỏ trốn”, tác giả phần nào đồng tình với quan điểm thứ ba đã nêu phía trên. Quan điểm thứ nhất khơng phù hợp vì cho dù người nhận được tài sản có rời khỏi nơi cư trú nhưng nếu đã thông báo và vẫn giữ liên lạc với chủ nợ thì khơng thể coi là bỏ trốn như ví dụ về vụ án của bà La Thị Kim Chi. Quan điểm thứ hai cũng chưa phù hợp vì khơng phải trường hợp nào rời khỏi nơi cư trú cũng phải thông báo với chính quyền địa phương. Trong những trường hợp chỉ tạm thời rời khỏi nơi cư trú, nếu không thuộc các đối tượng được nêu ở Điều 32 Luật cư trú thì

68

http://phaply.net.vn/ben-khung-cua-tu-phap/ho-so-vu-an/long-an-cac-co-quan-to-tung-co-hinh-su-hoa- mot-quan-he-dan-su.html, ngày 14/5/2013.

46

không phải khai báo tạm vắng69. Quan điểm thứ ba khá phù hợp vì hành vi bỏ trốn trong dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi trốn tránh chủ sở hữu tài sản, khơng muốn thực hiện nghĩa vụ hồn trả tài sản. Vì vậy, nếu người vay, mượn tài sản đã thơng báo cho chủ nợ biết về việc mình rời khỏi nơi cư trú, vẫn giữ liên lạc với chủ nợ và chủ nợ biết rõ người này đang ở đâu thì khơng coi là bỏ trốn. Mặt khác, hành vi bỏ trốn này không nhất thiết phải rời khỏi địa phương, người nhận được tài sản vẫn có thể ở tại địa phương nhưng dùng những cách thức khác nhằm trốn tránh, không để chủ nợ liên lạc được với mình ví dụ như thay đổi số điện thoại, thay đổi chỗ ở…70 Áp dụng trong vụ án cụ thể của bà La Thị Kim Chi, tuy bà Chi có rời khỏi nơi cư trú nhưng đã thông báo với bà Hoa và thường xuyên liên lạc với bà Hoa, bà Hoa vẫn luôn nhận được thơng tin về bà Chi. Vì vậy, khơng thể coi việc bà Chi về Củ Chi sinh sống là hành vi bỏ trốn trong cấu thành của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hơn nữa, việc rời khỏi nơi cư trú của bà Chi cũng khơng vì mục đích chiếm đoạt tài sản. Điều này thể hiện qua việc bà Chi đã giao căn nhà tại Tân An và chiếc xe Wave cho bà Hoa để bày tỏ thiện ý trả nợ của mình. Do đó, hành vi về Củ Chi sinh sống của bà Chi không phải là hành vi “bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản” trong cấu thành của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như quan điểm của Cơ quan điều tra và Tòa án nhân dân tỉnh Long An.

Vấn đề thứ hai là các cơ quan tiến hành điều tra, truy tố xét xử thường không xem xét đến mục đích chiếm đoạt tài sản khi muốn định tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cho người có hành vi bỏ trốn sau khi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản thơng qua các hình thức hợp đồng. Thông thường, các cơ quan tiến hành tố tụng hay cho rằng chỉ cần có hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản thơng qua các hình thức hợp đồng khác rồi bỏ trốn, khơng trả lại tài sản thì đã đủ cấu thành tội lạm dụng tín

69 Luật cư trú năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2013, Điều 32. 70

http://phaply.net.vn/ben-khung-cua-tu-phap/an-ninh/bac-lieu-lua-dao-chiem-doat-tai-san-hon-2-ti-dong- nhung-khong-bi-khoi-to.html, ngày 25/9/2013.

47

nhiệm chiếm đoạt tài sản mà khơng quan tâm lí do bỏ trốn của họ có phải để chiếm đoạt tài sản hay khơng. Do đó, trên thực tế, khơng ít trường hợp người vay, mượn tài sản của người khác vì một lí do khách quan nào đó khơng cịn khả năng trả lại tài sản, vì sợ bị chủ nợ hành hung hoặc muốn đi nơi khác làm ăn kiếm tiền về trả nợ nên mới bỏ trốn chứ khơng có mục đích chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản71. Ví dụ như trường hợp sau: A vay B 500.000.000 đồng để đầu tư sản xuất kinh doanh và hẹn sẽ trả toàn bộ tiền vay và lãi sau thời gian một năm. Tuy nhiên, do việc kinh doanh không được thuận lợi nên đến hạn trả nợ, A khơng có tiền để trả cho B. Sau nhiều lần địi nợ khơng thành, B cho người đến nhà A đập phá và hành hung A. Vì lo sợ việc tiếp tục bị B hành hung cũng như muốn đến nơi khác tìm việc kiếm tiền trả nợ cho B nên A đã bỏ trốn. Khi khơng tìm được A, B làm đơn tố cáo A đến cơ quan công an. Sau khi xác định A đã bỏ trốn khỏi địa phương, cơ quan điều tra liền khởi tố A về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này tuy A có hành vi bỏ trốn khi đã rời khỏi nơi cư trú và khơng có thơng báo cho B nhưng A khơng có mục đích chiếm đoạt tài sản của B mà chỉ vì sợ bị B tiếp tục hành hung và muốn kiếm tiền trả nợ nên hành vi của A không thể coi là hành vi “bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” như trong mơ tả cấu thành của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Như vậy, việc cơ quan điều tra khơng xem xét đến mục đích bỏ trốn của A sẽ có thể dẫn đến trường hợp oan sai, hình sự hóa một quan hệ dân sự.

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong bộ luật hình sự 1999 những vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 51 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)