Quy định về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự Liên

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong bộ luật hình sự 1999 những vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 43 - 45)

1.6 Quy định về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự

1.6.2 Quy định về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự Liên

luật hình sự Liên Bang Nga

Trong pháp luật hình sự Liên Bang Nga, khơng có quy định riêng về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà chỉ có quy định về hành vi lừa đảo tại Điều 159 như sau: “lừa đảo là hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc quyền sở hữu tài

57 Criminal Law of the People’s Republic of China, Article 32, http://www.asianlii.org/cn/legis/cen/laws/clotproc361/

58 Criminal Law of the People’s Republic of China, Article 34, http://www.asianlii.org/cn/legis/cen/laws/clotproc361/

34

sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối hoặc lạm dụng lòng tin…”59. Như vậy,

tội lừa đảo trong pháp luật hình sự Liên Bang Nga khơng chỉ bao gồm dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam mà cịn có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Đó chính là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách lạm dụng lòng tin (breach of trust), lạm dụng lịng tin này có thể hiểu chính là sự lạm dụng tín nhiệm của người khác đối với mình để chiếm đoạt tài sản của người đó. Tuy nhiên, việc lạm dụng lịng tin này khơng được mô tả cụ thể như trong pháp luật hình sự Việt Nam, khơng chỉ ra cách thức người phạm tội có được tài sản (thơng qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc các hình thức hợp đồng khác) cũng như cách thức chiếm đoạt tài sản ( dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản).

Cách quy định hình phạt được áp dụng trong Điều 159 Bộ luật hình sự Liên Bang Nga cũng khác cách quy định hình phạt được áp dụng trong Điều 140 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Trong luật hình sự của Liên Bang Nga, hình phạt được chia thành hình phạt chính, hình phạt bổ sung và những hình phạt có thể áp dụng như hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung60, nhưng trong chế tài cho một tội phạm cụ thể khơng có sự quy định hình phạt chính và hình phạt bổ sung thành các khoản riêng như cách quy định của pháp luật hình sự Việt Nam mà chỉ liệt kê một loạt hình phạt có thể được áp dụng. Trong Điều 159 Bộ luật này, hình phạt được áp dụng bao gồm những hình phạt chỉ được áp dụng là hình phạt chính và những hình phạt vừa được áp dụng như hình phạt chính vừa được áp dụng như hình phạt bổ sung: phạt tiền, lao động cơng ích (thực hiện các cơng trình xã hội miễn phí, hữu ích trong thời gian rảnh rỗi), lao động khắc phục (được áp dụng tại nơi người bị kết án làm việc, thiệt hại của nhà nước được bù

59

The Criminal Code of the Russian Federation, Article 159, http://www.russian-criminal-code.com/ 60

35

đắp bằng tiền lương của người bị kết án), bắt giữ (cách li với xã hội từ một đến sáu tháng) hoặc tước quyền tự do (có thể là đưa vào cơ sở giáo dưỡng, cơ sở điều trị y tế, đưa vào tù...).

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong bộ luật hình sự 1999 những vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)