Thực trạng về tổ chức của Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của thanh tra sở văn hóa, thể thao và du lịch (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 45 - 49)

2.1.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức

Cơ cấu Thanh tra Sở VHTTDL gồm Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, TTV và công chức làm công tác thanh tra đúng như quy định tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định 71/2009/NĐ-CP. Việc bổ nhiệm Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, số lượng các Phó Chánh Thanh tra của từng Thanh tra Sở VHTTDL cũng rất khác nhau do chưa có văn bản QPPL nào quy định cụ thể số lượng Phó Chánh Thanh tra.

Theo thống kê năm 2015, số lượng Phó Chánh Thanh tra cao nhất là 04 người (Thanh tra Sở VHTTDL Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Hà Nam). Nhiều Thanh tra Sở VHTTDL chưa có Chánh Thanh tra mà do Phó Chánh Thanh tra phụ trách, hoặc quyền Chánh Thanh tra (Thanh tra Sở VHTTDL các tỉnh Bắc Giang, Đồng Nai, Lạng Sơn, Tiền Giang) hoặc có Chánh Thanh tra nhưng cịn khuyết chức danh Phó Chánh Thanh tra (Thanh tra Sở VHTTDL các tỉnh Bạc Liêu, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Sơn La, Tuyên Quang, Bình Phước). Việc thiếu Chánh Thanh tra của các Thanh tra Sở VHTTDL dẫn đến việc xử lý vi phạm hành chính gặp rất nhiều khó khăn vì theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì Chánh Thanh tra Sở là chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính87 nhất là đối với lĩnh vực VHTTDL thì mức phạt tiền theo quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo hầu hết là thuộc thẩm quyền của Chánh Thanh tra, vượt thẩm quyền của TTV. Lãnh đạo Sở VHTTDL phụ trách Thanh tra Sở là Giám đốc Sở hoặc Phó Giám đốc Sở, thực tiễn cho thấy nơi nào Giám đốc Sở phụ trách trực tiếp Thanh tra Sở thì hoạt động thanh tra gặp nhiều thuận lợi hơn.

2.1.2. Thực trạng về số lượng công chức

Năm 2009, cả nước có 63 cơ quan Thanh tra Sở VHTTDL, với tổng số cán bộ công chức thanh tra là 339 người, trong đó lãnh đạo Thanh tra Sở (Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra) 145 người, TTV chính, TTV 74 người, chuyên viên thanh tra 120 người88

.

87 Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 46.

88 Phụ lục 1 do Tác giả tự thống kê thực tế theo Danh bạ điện thoại Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch (lưu hành nội bộ) do Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch phát hành tháng 9 năm 2009, từ trang 38 đến trang 107

Đến năm 2015, cả nước với 63 tỉnh, thành phố có 58 cơ quan Thanh tra Sở VHTTDL, 05 cơ quan Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao và 05 cơ quan Thanh tra Sở Du lịch. Số lượng cán bộ công chức thanh tra 371 người trong đó lãnh đạo Thanh tra Sở (Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra) 154 người, TTV chính là 9 người, TTV là 108 người, chuyên viên thanh tra 75 người, nhân viên 25 người89

. Như vậy, tính bình qn mỗi Sở VHTTDL có 05 (339/63, 371/64) người làm cơng tác thanh tra.

Như vậy, đến năm 2015, cả nước với 63 tỉnh, thành phố có 58 cơ quan Thanh tra Sở VHTTDL, 05 cơ quan Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao và 05 cơ quan Thanh tra Sở Du lịch. Tất cả chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ TTCN của Thanh tra Bộ VHTTDL.

Số lượng cán bộ công chức Thanh tra Sở VHTTDL ở từng địa phương cũng khác nhau, có sự chênh lệch. Năm 2009, số lượng cán bộ công chức Thanh tra Sở VHTTDL Thành phố Hà Nội là đông nhất (41 người), thấp nhất là Thanh tra Sở VHTTDL các tỉnh Bắc Cạn, Điện Biên, Hậu Giang, Sơn La (mỗi tỉnh chỉ có 02 người)90. Năm 2015, số lượng cán bộ công chức Thanh tra Sở VHTTDL đông nhất là 09 người (tỉnh Kiên Giang), thấp nhất là 03 người (tỉnh Bắc Cạn, Bến Tre, Bình Phước, Hà Tĩnh, Phú Yên, Kon Tum, Sóc Trăng, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái)91.

Thực tế cho thấy, với chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định tại Nghị định số 71/2009/NĐ-CP, thì số lượng cơng chức Thanh tra Sở VHTTDL là quá ít, đặc biệt là tại các cơ quan thanh tra có 02, 03 đồng chí làm cơng tác thanh tra thì rất khó để thực hiện tốt nhiệm vụ, vì đối tượng và nội dung thanh tra quá rộng; một số lĩnh vực khó theo dõi thường xuyên, gặp khó khăn trong việc thành lập các ĐTT đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa (quán karaoke, vũ trường) phức tạp, đối tượng manh động.

Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu cơ sở pháp lý xác định số lượng cán bộ công chức, biên chế của Thanh tra Sở VHTTDL. Theo Khoản 3, Điều 8 Nghị định 71/2009/NĐ-CP quy định: “Giám đốc Sở VHTTDL quy định cụ thể chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở theo quy định của pháp luật. Biên chế của Thanh tra Sở do Giám đốc Sở quyết định trong tổng biên chế của Sở”. Như vậy, biên chế của Thanh tra Sở do Giám đốc sở quyết định trong

tổng biên chế của Sở, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể số lượng biên chế

89

Phụ lục 2 do Tác giả tự thống kê thực tế theo Danh bạ điện thoại Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch (lưu hành nội bộ) do Thanh tra Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch phát hành tháng 6 năm 2015, từ trang 44 đến trang 139.

90 Phụ lục 2, tlđd (89) 91

Thanh tra Sở VHTTDL, nên số lượng biên chế phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Giám đốc Sở, nhiều đia phương lãnh đạo Sở chưa quan tâm đúng mức đến công tác thanh tra nên bố trí biên chế thấp, chỉ có 02 đến 03 người. Mặt khác, chỉ tiêu biên chế của Sở VHTTDL cũng khơng có văn bản QPPL nào quy định cụ thể về số lượng mà do phân bổ biên chế của UBND cấp tỉnh, và việc xin tăng biên chế cũng gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến nguồn ngân sách chi trả.

Việc tuyển dụng, tiếp nhận công chức về Thanh tra Sở VHTTDL cũng gặp khó khăn, nhất là đối với các tỉnh vùng sâu, vùng xa vì nhiều người cho rằng cơng việc thanh tra VHTTDL “đụng chạm, nguy hiểm”, dễ làm mất lịng cán bộ cơng chức trong ngành, thậm chí là cả cán bộ lãnh đạo. Hơn nữa các phịng chun mơn thuộc Sở khi thiếu nhân sự thường xin cơng chức thanh tra tăng cường vì cho rằng công chức thanh tra am hiểu pháp luật, hiểu biết tương đối toàn diện hoạt động của ngành qua thời gian thực hiện nhiệm vụ TTHC, TTCN.

2.1.3. Thực trạng về cơ cấu ngạch công chức

Trong tổng số 217 cơng chức thanh tra có 09 TTV chính, 108 TTV, 75 chun viên và 25 nhân viên92. Lực lượng TTV là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả công tác thanh tra bởi đây là lực lượng được pháp luật giao cho các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn chuyên biệt mà các công chức thanh tra khác không có. Lực lượng TTV được đào tạo nghiệp vụ thanh tra và được bổ nhiệm ngạch, là lực lượng chủ chốt thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Tuy nhiên hiện nay, lực lượng TTV chính cịn rất hạn chế, lực lượng TTV cịn ít so với u cầu cơng tác, thậm chí nhiều Thanh tra Sở VHTTDL chưa có TTV (Trà Vinh, Sóc Trăng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cao Bằng, Đắk Nơng, Bình Phước, Đồng Tháp, Hà Giang, Hà Nam, Hậu Giang, Kon Tum, Phú Yên). Tình trạng thiếu TTV của các Thanh tra Sở dẫn tới triển khai cơng tác thanh tra gặp khó khăn, nhất là TTCN, trước khi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực, thì việc lập biên bản vi phạm hành chính để xử phạt lĩnh vực VHTTDL hầu như khơng thể trong q trình TTCN vì chỉ những người có thẩm quyền xử phạt mới lập được biên bản vi phạm hành chính. Hiện nay, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định cho những người được giao nhiệm vụ, công vụ được lập biên bản vi phạm hành chính thì hoạt động có thuận lợi hơn, tuy nhiên tình trạng khơng có TTV thì khơng thể lập được quyết định và biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm nên lãnh đạo Thanh tra Sở phải ký quyết định tạm giữ, biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm vì chỉ những người có thẩm quyền tịch thu tang vật mới có thẩm quyền tạm

92

giữ tang vật. Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, TTV là một trong những người có thẩm quyền tịch thu tang vật93.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt TTV, lãnh đạo Thanh tra Sở là do: Thanh tra SởHTTDL hầu như mới thành lập vào cuối năm 2008, trong khi đó chỉ tiêu đào tạo TTV hàng năm do Thanh tra tỉnh phân bổ cho thanh tra các sở ngành cịn ít. Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo thanh tra cũng hạn chế do thiếu người vừa có năng lực quản lý, vừa vững kiến thức chuyên môn, và đặc biệt là công tác quy hoạch cán bộ kế thừa chưa được quan tâm đúng mức, tình trang bổ nhiệm cán bộ khơng có quy hoạch cịn xảy ra. Hiện nay, việc bổ nhiệm lãnh đạo Thanh tra Sở (Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra) là những cơng chức ngạch chun viên, chuyên viên chính mà khơng phải ngạch TTV. Ngồi ra, việc chuyển đổi vị trí cơng tác của các TTV sang các phòng, ban khác trong sở định kỳ theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí cơng tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cán bộ, cơng chức, viên chức, thời hạn chuyển đổi vị trí cơng tác là 03 năm (đủ 36 tháng)94

, hiện nay là Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 háng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí cơng tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cán bộ, cơng chức, viên chức, thời hạn vị trí cơng tác 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực95. Việc điều chuyển công chức từ các phòng ban khác sang Thanh tra Sở làm việc hay tuyển công chức mới vào làm việc thường thiếu kinh nghiệm công tác thanh tra, chưa được qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra nên chưa đủ điều kiện để bổ nhiệm TTV. Mặt khác, quy trình bổ nhiệm TTV hiện nay cịn chậm, mỗi năm chỉ có 01 đến 02 đợt bổ nhiệm TTV.

Về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thanh tra: đội ngũ cán bộ Thanh tra Sở với trình độ chun mơn hầu hết từ cử nhân trở lên với các chuyên ngành Luật, Kinh tế, Văn hóa. Nhiều cán bộ cơng chức có nhiều bằng đại học. Trình độ lý luận chính trị được nâng cao, TTV có trình độ lý luận trung cấp trở lên, lãnh đạo Thanh tra Sở trình độ cao cấp. Nhìn chung đội ngũ cán bộ Thanh tra Sở VHTTDL từng bước được nâng cao về lý luận chính trị, trình độ chun mơn nhiệp vụ, ngoại ngữ, tin học đáp ứng ngày càng tốt hơn công việc đang đảm nhận. Tuy nhiên, một số hạn chế như: trình độ chun mơn chưa đồng đều giữa các Thanh tra Sở ở những thành phố lớn và các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng cao; nhiều cán bộ thanh tra có trình độ

93 Quốc hội (2012), tlđd (87), Điều 46, Khoản 1, Điểm c và Điều 125, Khoản 3.

94 Chính phủ (2007), Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27tháng 10 năm 2007, Điều 7 và Điều 8, Khoản 16. 95 Chính phủ (2013), Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013, Điều 1, Khoản 4.

về luật, nhưng khơng có trình độ quản lý văn hóa, tài chính, kế tốn và ngược lại, dẫn tới khó khăn trong tác nghiệp khi TTHC, nhất là đối với các ĐTT toàn diện, nội dung thanh tra liên quan đến nhiều lĩnh vực chun mơn văn hóa, tài chính…Nhiều cán bộ chưa có kinh nghiệm trong cơng tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tinh thần trách nhiệm trong công việc chưa cao.

Nguyên nhân của những hạn chế là do: cán bộ thanh tra mỏng so với số lượng công việc của ngành nên chưa chủ động giành thời gian để đào tạo nâng cao trình độ; số lượng đào tạo nghiệp vụ thanh tra, kỹ năng giao tiếp hàng năm cịn hạn chế; trong q trình đào tạo nghiệp vụ thanh tra thì nặng về lý luận, ít liên hệ thực tiễn, và nhiều Thanh tra Sở một số tỉnh thành triển khai công tác TTHC, TTCN, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn hạn chế nên việc học hỏi kinh nghiệm trong cơng tác thanh tra cịn thấp. Thực tiễn cho thấy, cán bộ thanh tra có trình độ lý luận, chun mơn tốt nhưng ít va chạm với thực tiễn cơng tác thì kỹ năng xử lý công việc chưa cao.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của thanh tra sở văn hóa, thể thao và du lịch (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)