Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng về lãi suất tại tòa án (Trang 29 - 32)

1.2 Quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

1.2.2.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Khi có tranh chấp, nếu đã thực hiện những giải pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng, hịa giải nhưng khơng thành cơng thì con đường

cuối cùng là các bên đưa tranh chấp ra cơ quan tài phán. Những quy định của pháp luật cho thấy, cả Trọng tài thương mại và Tịa án đều có thẩm quyền giải quyết

những tranh chấp về lãi suất trong HĐTD. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận chỉ nghiên cứu phạm vi thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lãi suất tại

cơ quan tài phán là Tòa án.

Thẩm quyền giải quyết theo cấp

Các quy định của pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp trước khi có BLTTDS 2004 cịn nhiều bất cập. Việc xem xét thẩm quyền giải quyết tranh chấp về kinh tế mà tiêu biểu là những tranh chấp về HĐTD đều căn cứ vào giá trị. Xét theo tình hình và đặc điểm tranh chấp thì quy định trên là không phù hợp bởi lẽ mức giá trị đưa ra thấp, những tranh chấp dưới 50 triệu đồng và khơng có yếu tố nước ngồi thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa cấp huyện, những tranh chấp trên 50 triệu đồng thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa cấp tỉnh36. Và với thực tế thì hầu hết những tranh chấp HĐTD đều là những tranh chấp có giá trị lớn trên 50 triệu và

đương nhiên nó sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa cấp tỉnh, quy định này đã tăng thêm gánh nặng, cũng như áp lực lên Tịa án tuyến trên, góp phần gia tăng tình

hình tồn đọng án ở Tịa án cấp tỉnh cịn Tịa án cấp huyện thì nhàn rỗi.

35

Điều 3, Điều 5 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003. Điều 5và Điều 18 Luật Trọng tài thương mại năm 2010. 36

BLTTDS 2004 ra đời đã thống nhất thủ tục tố tụng và đưa ra những quy định

mang tính hợp lý hơn, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho hoạt động của các Tòa án trong thời gian trước đây, góp phần thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng hơn, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các bên tranh chấp.

Nếu như trước đây, đa số những tranh chấp về kinh doanh thương mại điển hình như tranh chấp HĐTD đều hầu hết thuộc thẩm quyền của Tịa cấp tỉnh thì nay với các quy định của BLTTDS 2004 thì trao cho quyền mở rộng hơn cho Tòa cấp

huyện37. Những tranh chấp vốn trước đây chỉ được giải quyết ở Tịa án cấp tỉnh giờ

đây có thể được giải quyết ở Tịa cấp huyện38. Đó là những tranh chấp HĐTD giữa

ngân hàng với một bên khơng có đăng ký kinh doanh hoặc có đăng ký kinh doanh mà khơng có mục đích lợi nhuận. Và đương nhiên, những vụ án tranh chấp HĐTD không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa cấp huyện sẽ do Tòa án cấp tỉnh thụ lý giải quyết. Đó là những tranh chấp giữa ngân hàng với bên kia có đăng ký kinh doanh hoặc khơng có đăng ký kinh doanh nhưng có mục đích lợi nhuận. Như vậy để

xác định một tranh chấp HĐTD thuộc thẩm quyền của Tịa án cấp nào thì cần xác

định theo các bước như sau: xem xét bên chủ thể đi vay trong HĐTD là chủ thể có đăng ký kinh doanh hay khơng, nếu khơng có đăng ký kinh doanh, đương nhiên của

Tòa cấp huyện. Nếu chủ thể đó có đăng ký kinh doanh thì thực hiện bước thứ hai là xem xét việc giao kết HĐTD của chủ thể đó với ngân hàng có nhằm mục đích lợi nhuận hay khơng, nếu có thì Tịa cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết.

BLTTDS 2004 quy định rõ rằng là thế, tuy nhiên khi Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành nghị quyết39 hướng dẫn thì việc áp dụng pháp luật không thống nhất xảy ra. Theo hướng dẫn, “Tịa Kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại… mà một hoặc các bên khơng

có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận”. Như vậy trong hướng

dẫn này đã nhấn mạnh đến yếu tố lợi nhuận sẽ là căn cứ để xác định có hay khơng có phạm vi thẩm quyền của các Tòa án. Cách phân biệt khác so với BLTTDS.

Hướng dẫn cũng dẫn đến hai cách hiểu khác nhau40. Cách thứ nhất, những tranh chấp giữa một hoặc các bên khơng có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận là tranh chấp về dân sự nhưng giao cho Tòa Kinh tế giải quyết. Còn cách hiểu thứ hai là những tranh chấp đó là tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc

37

Điều 33, BLTTDS 2004.

38 Điểm a đến điểm I, Điều 29, BLTTDS 2004. 39

Phần I.1 Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những

quy định chung” của BLTTDS 2004. 40

Quách Hữu Thái (2010), “ Rối rắm xác định tranh chấp kinh doanh….”, Tạp chí pháp luật. http://phapluattp.vn/20100402012030897p1063c1016/roi-trong-xac-dinh-tranh-chap-kinh-doanh.htm

thẩm quyền giải quyết của Tịa Kinh tế. Cách hiểu thứ hai này có vẻ như trao quyền quá rộng cho Tòa Kinh tế và mâu thuẫn với quy định của BLTTDS.

Khi mà văn bản pháp luật cịn có sự chồng chéo nhau thì việc áp dụng trong

thực tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng thiết nghĩ, trong trường hợp này chúng ta phải áp dụng BLTTDS để giải quyết. Bởi về lý luận chung thì BLTTDS là văn bản có hiệu lực cao hơn Nghị quyết. Hơn nữa, cách hiểu như Nghị quyết sẽ sẽ dẫn đến trong thực tế khi những tranh chấp rất đơn giản nhưng mà bên đi vay có mục tiêu lợi nhuận thì đương nhiên Tịa cấp huyện mất quyền xét xử. Điều này không hợp lý, làm vấn đề về thẩm quyền xét xử quay trở lại những khó khăn như trước khi có quy

định trong BLTTDS 2004.

Ngồi ra, cũng theo BLTTDS 2004 thì Tịa án cấp tỉnh trong những trường hợp cần thiết được thì có thể lấy lên giải quyết một số tranh chấp HĐTD thuộc thẩm quyền của Tòa cấp huyện. Những tranh chấp lấy lên đó bản chất là những tranh chấp phức tạp, đòi hỏi phải phải được xem xét toàn diện bởi cấp Tịa án có chun mơn cao. Việc lấy lên những loại tranh chấp này góp phần giải quyết những tranh chấp một cách nhanh chóng, hạn chế sai sót.

Thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ41

Bộ luật TTDS 2004 đã ghi nhận Tịa án nơi mà bị đơn có địa chỉ cư trú sẽ là tòa án mà nguyên đơn nộp đơn khởi kiện42. Thông thường, trong tranh chấp HĐTD, bên nguyên đơn là các ngân hàng, bị đơn là khách hàng vay không thực hiện đúng

nghĩa vụ hợp đồng. Trước khi kí kết HĐTD, các ngân hàng thường có một giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu về chủ thể đi vay, trong đó việc xác định tính chân thực trong những thông tin mà khách hàng cũng cấp là việc rất quan trọng. Một trong những

bước đó là xác định địa chỉ thường trú của khách hàng vay, việc xác định này không

chỉ giúp bên các ngân hàng theo dõi tình hình triển khai thực hiện vốn vay có như mục đích trong HĐTD mà cịn có thể căn cứ vào đó khởi kiện ra Tịa án tại nơi có

địa chỉ thường trú để bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng.

Tiến bộ hơn Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế 1994, BLTTDS 2004 đã ghi nhận nguyên tắc tự lựa chọn, thỏa thuận trong việc chọn Tịa án nơi nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. Bên cạnh Tịa án lãnh thổ nơi bị đơn có địa chỉ thường trú thì Tịa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn cũng có thể được trao quyền giải quyết vụ việc43. Quy định này là phù hợp với thực

41

Điều 35 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2004. 42

Điểm a, khoản 1, Điều 35 BLTTDS 2004. 43

tiễn, tạo thuận lợi cho nguyên đơn có thể thực hiện quyền khởi kiện bảo vệ quyền lợi của mình nếu như việc xác định địa chỉ thường trú của bị đơn là khó khăn44. Khi tranh chấp xảy ra, đa số bị đơn là khách hàng vay thường tìm cách né tránh việc thực hiện nghĩa vụ. Bên bị đơn có thể tìm cách thay đổi địa chỉ thường trú để gây khó khăn trong việc xác định Tịa án lãnh thổ nào sẽ có thẩm quyền giải quyết. Với quy định này đã góp phần hạn chế phần nào việc gây khó khăn của bị đơn, nhanh

chóng xác định được thẩm quyền của Tòa án. Mặt khác, khi ký kết HĐTD các bên

thường đã thỏa thuận thống nhất trong việc lựa chọn một Tịa án thích hợp để khi có

tranh chấp xảy ra thì sẽ đưa đến giải quyết. Việc thừa nhận nguyên tắc thỏa thuận này là sự tôn trọng quyền định đoạt của các bên.

Một phần của tài liệu Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng về lãi suất tại tòa án (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)