Thời hiệu khởi kiện của tranh chấp hợp đồng tín dụng về lãi suất

Một phần của tài liệu Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng về lãi suất tại tòa án (Trang 32 - 35)

1.2 Quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

1.2.2.2Thời hiệu khởi kiện của tranh chấp hợp đồng tín dụng về lãi suất

Khi các quan hệ pháp luật phát sinh những tranh chấp, địi hỏi pháp luật phải có những cơ chế để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các bên. Tuy nhiên, tranh chấp

càng để lâu thì việc xem xét, chứng minh, giải quyết càng gặp nhiều khó khăn. Vì

vậy địi hỏi pháp luật phải có những quy định giới hạn mức thời gian cho việc giải quyết những tranh chấp phát sinh hiệu quả nhất. Từ đó phát sinh những quy định pháp luật về thời hiệu khởi kiện giải quyết những tranh chấp về HĐTD. Vậy thời hiệu khởi kiện là “thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luậtcó quy định khác”45. Như vậy,

không phải đương nhiên khi chủ thể cảm thấy lợi ích của mình bị xâm phạm đều có quyền u cầu Tịa án bảo vệ. Pháp luật quy định một giới hạn thời gian mà chỉ khi

khơng vượt q giới hạn đó thì các chủ thể quan hệ mới được pháp luật bảo vệ. Quy định này nhằm mục đích hạn chế việc lạm dụng thẩm quyền khởi kiện, ổn định các

quan hệ xã hội cũng như nâng cao khả năng tự bảo vệ của các bên trong quan hệ hợp đồng.

Trước khi có BLTTDS 2004, Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế 1994

cũng đã quy định đến vấn đề thời hiệu khởi kiện song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Khi BLTTDS 2004 phát sinh hiệu lực, những bất cập trước đã phần nào được giải quyết. BLTTDS 2004 đã đưa ra những quy định thống nhất về thời hiệu khởi kiện chung cho tất cả các loại tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền

44

Điều 36 BLTTDS 2004. 45

và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích cơng cộng, lợi ích Nhà

nước bị xâm phạm”46.

Như vậy theo BLTTDS 2004 nếu như pháp luật khơng có quy định nào khác

về thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện chung áp dụng thống nhất sẽ là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Và thời hiệu khởi kiện tranh chấp HĐTD cũng khơng nằm ngồi quy định trên. Tuy nhiên, thời điểm tính thời hiệu khởi kiện mà Bộ luật quy định là khi lợi ích bị xâm phạm. Thực tế cho thấy khơng phải đương nhiên khi lợi ích bị xâm phạm là có tranh chấp, thơng thường thì tranh chấp chỉ phát sinh sau một thời gian so với hành vi vi phạm vì thế nếu quy

định lấy thời điểm có hành vi xâm phạm lợi ích làm thời điểm tính thời hiệu sẽ bất

lợi cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ HĐTD. Vì vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp HĐTD thường thì việc xác định thời

điểm bắt đầu khởi kiện được tịa án tính như sau: - Nếu việc bên đi vay không thực

hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng được ngân hàng gia hạn nợ thì thời điểm bắt đầu tính thời điểm khởi kiện sẽ là ngày tiếp theo của ngày kết thúc thời gian được phép gia hạn nợ - Trường hợp bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ cũng không được ngân hàng cho giới hạn một thời gian để khắc phục thì ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ sẽ là ngày bắt đầu tính thời hạn khởi kiện.

BLTTDS có hiệu lực thi hành ngày 01.01.2005, như vậy thì với những tranh chấp HĐTD phát sinh trước khi Bộ luật có hiệu lực sẽ được giải quyết theo hướng dẫn của Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP TANDTC. Theo đó, những tranh chấp phát

sinh trước ngày BLTTDS có hiệu lực thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm tính từ ngày

01.01.2005; cịn đối với những tranh chấp phát sinh sau ngày 01.01.2005 thì thời

hiệu khởi kiện sẽ là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Việc xem xét thời hiệu khởi kiện trong việc giải quyết tranh chấp HĐTD về lãi suất có ý nghĩa to lớn, nó quyết định việc giải quyết tranh chấp đó có được tiếp tục hay khơng. Đơi khi, vì chủ quan không chú ý đến vấn đề thời hiệu này mà các bên phải theo đuổi vụ tranh chấp kéo dài rồi cuối cùng lại đi đến bế tắc bởi vi phạm những quy định tố tụng.

46

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Lãi suất không phải vấn đề mới nhưng xuất phát từ tính quan trọng và sự thay đổi khơng ngừng mà nó ln nhận được sự quan tâm của các nhà chun mơn nói riêng và của dư luận nói chung. Cũng vì thế những tranh chấp HĐTD về lãi suất và việc giải quyết những tranh chấp đó cũng đang được đặt ra một cách bức thiết, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bước vào xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Giải quyết tốt những tranh chấp này khơng chỉ mang lại lợi ích cho các bên tham gia vào quan hệ tín dụng mà cịn góp phần giữ gìn một trật tự kinh tế mới ổn định, phát triển lành mạnh, công bằng.

Chương I của khóa luận cung cấp những kiến thức mang tính lý luận về lãi

suất nói chung và lãi suất đi vay- đối tượng của tranh chấp HĐTD về lãi suất nói

riêng. Đặt lãi suất cho vay trong cách nhìn tổng quan, chịu sự ràng buộc của nhiều

yếu tố chi phối để có thể hiểu được bản chất của lãi suất cho vay, hiểu được sự thay

đổi của cơ chế lãi suất cho vay. Từ đó có thể đưa ra cách lý giải cho sự phát sinh và

tồn tại những tranh chấp về lãi suất hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương I cũng trình bày kiến thức về tranh chấp hợp đồng để có thể dễ dàng

nhận biết một tranh chấp HĐTD nói chung và về lãi suất nói riêng, đưa ra những quy trình cần phải thực hiện khi một tranh chấp HĐTD về lãi suất xảy ra. Điều này

làm căn cứ để thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp khi phát sinh.

Nghiên cứu những vấn đề lý luận trên cũng làm cơ sở cho việc nhìn nhận,

đánh giá, phân tích thực trạng trong quá trình giải quyết tranh chấp HĐTD về lãi

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VỀ LÃI SUẤT TẠI TÒA ÁN

Một phần của tài liệu Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng về lãi suất tại tòa án (Trang 32 - 35)