Tranh chấp về lãi suất đối với khoản nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng về lãi suất tại tòa án (Trang 51)

2.2 Tranh chấp hợp đồng tín dụng về lãi suất tại tòa án

2.2.2.2Tranh chấp về lãi suất đối với khoản nợ quá hạn

Trong HĐTD, về nguyên tắc, sự thỏa thuận của các bên luôn được tôn trọng

miễn là những thỏa thuận đó nằm trong sự cho phép của pháp luật. Các bên trong

HĐTD cùng nhau thỏa thuận và thống nhất nội dung của hợp đồng. Bên cạnh điều

khoản về lãi suất cho vay, việc thỏa thuận về vấn đề phạt chậm trả đối với các khoản nợ quá hạn và nợ lãi quá hạn vốn vay cũng đã được các bên bắt đầu quan

tâm. Tuy nhiên, xuất phát từ một phần HĐTD thường do ngân hàng soạn sẵn nên

bên đi vay thường mặc nhiên chấp nhận nội dung điều khoản này trong hợp đồng.

đưa tranh chấp ra Tịa thì bên đi vay mới có những khiếu nại về mức lãi suất quá

hạn quá cao, đưa ra yêu cầu giảm mức lãi suất quá hạn và giảm thời gian tính lãi suất quá hạn. Trong quá trình giải quyết những dạng tranh chấp này, mỗi Tòa án tại

các địa phương đơi khi lại khơng có sự thống nhất nhau trong những phán quyết về

cách tính lãi suất quá hạn mà bên đi vay phải trả cho ngân hàng. Điều này khiến cho những tranh chấp HĐTD về lãi suất quá hạn thường kéo dài và trải qua hai cấp xét xử.

Như đã phân tích ở Mục 2.2.1, nghiệp vụ cho vay là một nghiệp vụ đặc trưng

của ngân hàng và chịu sự điều chỉnh của rất nhiều các văn bản pháp luật từ văn bản pháp luật chung đến văn bản pháp luật chuyên ngành, trong đó có những quy định quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc chịu qúa nhiều sự điều chỉnh của

các văn bản pháp luật đã khiến cho việc giải quyết tranh chấp về lãi suất tín dụng

nói chung và lãi suất quá hạn nói riêng trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn.

Theo một cơng văn phúc đáp thắc mắc của ngân hàng TMCP Nam Á70, Ngân

hàng Nhà nước đã hướng dẫn cách tính lãi chậm trả đối với các khoản nợ quá hạn

(nợ gốc và/hoặc nợ lãi) như sau: - Nếu khách hàng chậm trả nợ gốc: TCTD thực hiện tính lãi chậm trả trên cơ sở số dư nợ gốc, số ngày chậm trả và mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn - Nếu khách hàng chậm trả nợ lãi: TCTD thực hiện tính lãi chậm trả trên cơ sở số tiền lãi chậm trả với lãi suất chậm trả hoặc theo mức lãi chậm trả đối với nợ lãi vốn vay theo thỏa thuận tại Khế ước cho vay/hợp

đồng tín dụng; - Nếu khách hàng chậm trả đồng thời cả gốc và nợ lãi: TCTD thực

hiện tính lãi chậm trả cho hai khoản nợ gốc và lãi. Số tiền lãi chậm trả trong trường hợp này bao gồm số tiền lãi chậm trả gốc cộng với số tiền lãi chậm trả nợ lãi.

Theo hướng dẫn của công văn lãi suất quá hạn bao gồm 3 loại lãi suất: lãi

suất quá hạn của nợ gốc, lãi suất quá hạn của nợ lãi và lãi suất quá hạn của cả gốc và lãi. Nhưng xem xét qua các bản án mà các Tòa án thời gian qua đã tuyên thì đa số là những tranh chấp về lãi suất quá hạn (cả nợ gốc và lãi) và các Tịa ngồi việc tuyên bên vay hồn trả nợ gốc và lãi trong hạn thì cũng xác định thêm tiền lãi quá hạn kể từ ngày khoản nợ đó bị chuyển sang nợ quá hạn đến ngày xét xử sơ thẩm, không phân biệt đâu là lãi suất quá hạn của nợ gốc, lãi suất quá hạn của nợ lãi và lãi suất quá hạn của cả hai loại. Như trong bản án số 57/2009/KDTM-ST ngày

70

Công văn số 12919/NHNN-KTTC ngày 06/12/2007 của Ngân hàng Nhà nước phúc đáp công văn

390/2007/NHNA- 06 ngày 30/10/2007 của ngân hàng TMCP Nam Ávề việc tính lãi chậm trả đối với các khoản nợ quá hạn.

28/9/2009 của TAND thành phố Đà Nẵng thì trong phần quyết định của bản án, Tòa

án căn cứ vào điều 474 BLDS buộc bị đơn là bà Nguyễn Minh Hiền phải hoàn trả cho Ngân hàng TMCP Phương Nam – chi nhánh Đà Nẵng số tiền nợ vay tổng cộng là: 311.100.385 đồng, trong đó nợ gốc là 250.000.000 đồng, nợ lãi là 61.100.385 đồng (tính đến ngày 28/9/2009).

Một trong những dạng tranh chấp HĐTD về lãi suất quá hạn là tranh chấp giữa bên vay với ngân hàng về việc mức lãi suất quá cao. Bản án dưới đây minh chứng cho điều này:

Ngày 27/9/2008, ngân hàng TMCP Gia Định cho công ty TNHH Xuân Thu

vay 2.100.000.000 đồng, theo HĐTD số 0230/TD-2008, lãi suất trong hạn là 1,75%/tháng, lãi suất quá hạn là 2,625%/tháng, ngày đáo hạn là 27/9/2009. Ngày 12/12/2008, công ty Xuân Thu tiếp tục ký HĐTD số 0346/TD-2008 vay

500.000.000 đồng của ngân hàng TMCP Gia Định, lãi suất trong hạn 1,25%/tháng,

lãi suất quá hạn là 1,875%/tháng, ngày đáo hạn là 12/12/2009. Tháng 2/2009 ngân hàng quyết định giảm lãi suất trong hạn của hai HĐTD trên xuống còn 1,0625%/tháng, lãi suất quá hạn là 150% lãi suất cho vay trong hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty Xuân Thu đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Tại phiên tòa sơ

thẩm, bà Nguyễn Thị Còn là đại diện theo pháp luật cả bị đơn đã khiếu nại về mức lãi suất quá hạn quá cao và yêu cầu không tiếp tục tính lãi từ ngày ngân hàng khởi kiện ra Tịa án. Trước yêu cầu của bên vay, ngân hàng TMCP Gia Định không đồng ý, vẫn yêu cầu công ty trả toàn bộ số nợ gốc là 2.600.000.000 đồng và lãi phát sinh

đến ngày xét xử sơ thẩm là 203.169.371 đồng.

Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhận định về tranh chấp trên như sau71: Xét các bên đã thống nhất được số tiền nợ gốc là

2.600.000.000 đồng và lãi phát sinh đến ngày ngân hàng khởi kiện ra Tòa án là 62.418.954 đồng, nay chỉ tranh chấp về khoản tiền lãi quá hạn tính từ ngày khởi

kiện ra Tòa án đến ngày xét xử sơ thẩm. Thấy: theo HĐTD số 0230/TD-2008, mức lãi suất trong hạn 1,75%/tháng, lãi suất quá hạn 2,625%/tháng là đúng theo Quyết

định số 1906/QĐ-NHNN ngày 29/08/2008; tại HĐTD số 0346/TD-2008 lãi suất cho

vay là 1,25%/tháng, lãi suất quá hạn là 1,875%/tháng là đúng theo Quyết định số

2948/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008, ghi nhận thiện chí giảm lãi suất của bên ngân hàng. Theo các HĐTD đã ký cũng như các thỏa thuận giảm lãi giữa hai bên và các

71

hợp đồng sửa đổi bổ sung HĐTD đã ký, thì cơng ty TNHH Xn Thu đã vi phạm

nghĩa vụ trả tiền, nên phải chịu lãi suất chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả là

có căn cứ theo quy định của pháp luật. Xét số tiền lãi mà ngân hàng yêu cầu công ty

Xuân Thu phải trả cho ngân hàng tính từ ngày chậm trả cho đến ngày xét xử sơ thẩm là 203.169.371 đồng là đã căn cứ đúng như các thỏa thuận đã ký giữa hai bên và phù hợp với pháp luật. Từ đó Tịa đã bác u cầu của công ty Xuân Thu trong việc khiếu nại về mức lãi suất quá hạn cũng như thời gian tính lãi suất quá hạn.

Tranh chấp về lãi suất quá hạn còn là những tranh chấp phát sinh từ chính những quyết định của Tòa án. Xuất phát từ đường lối giải quyết loại án HĐTD, các Tòa án khơng có sự nhất qn trong nội dung tuyên về lãi suất q hạn, có án tơn trọng sự thỏa thuận về lãi suất quá hạn đã ghi nhận trong HĐTD của các bên, có án khác lại tính lãi suất quá hạn theo theo lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Trong Biên bản hòa giải thành của TAND TP Hà Nội ngày 28/04/2010 giữa

nguyên đơn là ngân hàng TMCP Đông Á và bị đơn là công ty cổ phần Sinh Thành

có nội dung: Kể từ khi quyết định này có hiệu lực và sau ngày 30/06/2010 đối với khoản tiền 2.408.000.000 đồng và sau ngày 30/07/2010 đối với khoản tiền

3.792.000.000 đồng, và người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án hàng

tháng người phải thi hành án còn phải chịu lãi suất của số tiền chưa thi hành án xong theo mức lãi suất của số tiền chưa thi hành án xong theo mức lãi suất cơ bản

do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian và số tiền chưa thi hành

án. Với nội dung trên, ngân hàng Đông Á đã không chấp nhận nội dung thỏa thuận “…người phải thi hành án còn phải chịu lãi suất của số tiền chưa thi hành án xong theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian và số tiền chưa thi hành án” và ngày 03/05/2010 có đơn yêu cầu bác bỏ các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.

Lý do ngân hàng Đơng Á đưa ra đó là theo khoản 3.3 điều 3 HĐTD H0015/1LC có quy định rõ ràng:

Trường hợp bên B khơng thanh tốn hoặc thanh tốn khơng đầy đủ nợ vay

(bao gồm gốc và lãi) cho bên A theo đúng thời hạn quy định trong Hợp đồng này, bên B phải chịu:

a. Số tiền lãi áp dụng theo mức lãi suất quy định tại khoản 3.1 hoặc khoản

b. Số tiền phạt bằng 50% số tiền lãi quy định tại thời điểm a khoản 3.3 điều này và áp dụng từ ngày quá thời hạn thanh toán.

Và khoản 4 Điều 3 của HĐTD H008/1LC có quy định rõ ràng: “ Đối với số dư nợ bị chuyển sang nợ quá hạn, bên B phải chịu lãi suất quá hạn gấp 1,5 lần lãi suất trong hạn trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác”. Với những điều khoản trên rõ ràng áp dụng cho thời gian “từ ngày q hạn thanh tốn” chứ khơng phải áp dụng

“đến ngày bản án có hiệu lực của tịa án” thì chấm dứt để áp dụng mức lãi suất khác đối với số tiền bị đơn dây dưa không trả. Như vậy, bên ngân hàng Đông Á đưa ra

yêu cầu trong phiên tòa sơ thẩm ngày 29/06/2010 là: kể từ ngày bị đơn nhận được thông báo về việc vi phạm hợp đồng của ngân hàng mà bị đơn khơng thực hiện việc trả nợ thì bị đơn vẫn phải chịu lãi suất quá hạn (bằng 150% lãi suất trong hạn) cho tới khi nào thanh toán được hết nợ vay cho ngân hàng, điều này không loại trừ việc bên bị đơn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng trong giai đoạn thi hành án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, trong phiên tịa xét xử sơ thẩm, Tịa án đã khơng chấp nhận cách tính của ngân hàng Đông Á mà đã căn cứ vào khoản 5 Điều 474 BLDS 2005 để buộc công ty Sinh Thành trả số tiền lãi suất quá hạn theo mức lãi suất cơ bản của

Ngân hàng Nhà nước. Quyết định này của Tịa án đã ít nhiều làm thiệt hại đến

quyền lợi chính đáng của ngân hàng và làm cho vụ kiện tiếp tục bị kéo dài bởi kháng cáo của ngân hàng Đông Á.

Phần quyết định của bản án cũng đề cập đến thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả lãi quá hạn. Việc bản án quy định “Kể từ khi án có hiệu lực pháp luật và bên được

thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án mà bên phải thi hành chưa trả tiền” là không

phù hợp với thực tiễn vay vốn và quy định của pháp luật. Vì, trong vay vốn lãi suất

được tính từng ngày và từ ngày tuyên án đến ngày nguyên đơn nộp đơn yêu cầu thi

hành án tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền ít nhất mất 15 ngày72 - thời hạn để bản án có hiệu lực pháp luật. Như vậy nếu theo quyết định tun án của tịa thì trong khoản thời gian này bị đơn không phải trả lãi vay là không phù hợp với thực tiễn vay vốn.

Trong bản án khác số 251/2009/DS-ST ngày 30/9/2009 của TAND quận 6 TP.HCM đã đưa ra quyết định: “Buộc bà Hoàng Lệ Hà phải có trách nhiệm trả cho Ngân hàng TMCP Đông Á số tiền 2.535.600.000 đồng, trong đó

72

2.000.000.000 đồng là nợ gốc và 535.600.000 đồng là tiền lãi quá hạn – là số tiền bà

Hà vay của ngân hàng Đông Á theo hợp đồng vay ngắn hạn số K0033/1 ngày 01/06/2007 giữa bên cho vay là ngân hàng Đông Á và bên vay là bà Hoàng Lệ Hà…. Bà Hoàng Lệ Hà phải chịu lãi phát sinh theo lãi suất tương ứng do Ngân

hàng Nhà nước quy định cho đến khi thi hành án xong”. Việc Tòa án sử dụng căn

cứ tính lãi quá hạn sau ngày xét xử sơ thẩm và theo lãi suất tương ứng do Ngân

hàng Nhà nước quy định là một quyết định gây khó khăn cho việc thi hành. Câu hỏi đặt ra là mức lãi suất tương ứng do Ngân hàng Nhà nước quy định trong trường hợp

này là lãi suất gì? Và ở mức bao nhiêu?

Bên nguyên đơn là ngân hàng Đông Á đã kháng cáo bản án trên yêu cầu được tính lãi phát sinh theo lãi suất 1,8%/tháng kể từ ngày sau ngày xét xử sơ thẩm

(từ ngày 01/10/2009) cho đến khi thi hành án xong đối với số tiền vốn gốc là

2.000.000.000 đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 25/02/2010, Hội đồng xét xử xét thấy mức lãi suất Ngân hàng TMCP Đông Á cho bà Hà vay trong hạn là 1,2%/ tháng tại thời

điểm ký kết HĐTD ngày 01/6/2007, mức lãi suất này được Ngân hàng Nhà nước cho Ngân hàng Đông Á tiếp tục được thực hiện theo công văn số 5004 ngày

04/6/2008 nên mức lãi suất quá hạn là 1,8%/tháng là phù hợp. Hội đồng xét xử đã quyết định sửa bản án ở nội dung này. Bản án số 190/2010/DSPT đã tuyên: bà Hoàng Lệ Hà phải chịu lãi phát sinh trên vốn gốc 2.000.000.000 đồng kể từ ngày 01/10/2009 theo lãi suất 1,8%/tháng cho đến khi thi hành án xong.

Bản án trên là một tranh chấp về mức tính lãi suất quá hạn đối với khoản nợ gốc kể từ sau thời điểm xét xử sơ thẩm. Tòa phúc thẩm trong trường hợp này đã chấp nhận mức lãi suất quá hạn đã được các bên thỏa thuận tại thời điểm ký kết HĐTD. Đây là đường lối xét xử tôn trọng sự thỏa thuận ký kết hợp đồng giữa ngân

hàng với bên vay, công nhận lãi suất theo hợp đồng và tính lãi cho đến khi thi hành án. Mặc dù trong vụ việc trên không phát sinh tranh chấp giữa ngân hàng với bên vay về mức lãi suất của HĐTD, nhưng phải chăng mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong HĐTD K0033/1 có vấn đề? Theo Quyết định số 1143/QĐ-NHNN ngày 29/5/2007 có hiệu lực từ ngày 01/6/2007 thì mức lãi suất cơ bản là 8,25%/năm (0,6875%/tháng), nếu theo Điều 476 BLDS 2005 thì mức lãi suất cho vay lúc này tối đa sẽ là 1,03125%/tháng (150% x 0,6875%/tháng), mức lãi suất quá hạn sẽ là 1,546875%/tháng. Với thỏa thuận về lãi suất trong HĐTD K0033/1 như trên liệu có vi phạm giới hạn lãi suất đã được quy định hay khơng? Giả sử nếu trong trường hợp

này bà Hồng Lệ Kha có u cầu tun bố vơ hiệu điều khoản thỏa thuận lãi suất

trong HĐTD thì Tòa án sẽ giải quyết ra sao? Và liệu các Tòa án có đương nhiên chấp nhận việc các ngân hàng lúc bấy giờ dùng nội dung công văn số 5004 ngày 04/6/2008 của Ngân hàng Nhà nước làm “hàng rào” bảo vệ cho những thỏa thuận lãi suất không trong giới hạn mà BLDS 2005 cho phép cho đến trước ngày Quyết

định 16/2008/QĐ-NHNN?

Quan điểm xét xử khác về mức lãi suất quá hạn áp dụng cho thời điểm thi hành án được ghi nhận tại bản án số 375/2006/KDTM-ST của TAND TP.HCM.

Bên người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ngân hàng Công Thương Việt Nam

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng về lãi suất tại tòa án (Trang 51)