Tình hình tranh chấp hợp đồng tín dụng trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng về lãi suất tại tòa án (Trang 35 - 37)

Thời gian vừa qua, tranh chấp HĐTD không ngừng gia tăng. Các Tòa án (đặc biệt là Tòa án tỉnh) đã thụ lý những tranh chấp HĐTD với số lượng lớn, năm

sau cao hơn năm trước. Cụ thể như sau:

Theo số liệu thống kê của TAND TP.HCM, tỷ lệ tranh chấp HĐTD chiếm một tỷ lệ khá cao so với những tranh chấp về hợp đồng kinh tế (từ 2005 đến 2009 tổng số tranh chấp HĐTD là 1823 vụ): năm 2005 có 171 vụ (chiếm tỷ lệ là 29,23 %), năm 2006 có 188 vụ (chiếm 32,16%), năm 2007 là 373 vụ (chiếm 46,34%), năm 2008 có 449 vụ tranh chấp HĐTD (chiếm 60,92%), năm 2009 có 642 vụ

(chiếm 68,8%). Số lượng tranh chấp HĐTD có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ lệ chủ yếu trong các tranh chấp về kinh doanh thương mại tại tòa47.

Tại Đà Nẵng – trung tâm kinh tế lớn nhất của miền Trung nước ta, thì số

lượng tranh chấp được đưa ra tịa giải quyết rất lớn. Theo số liệu thống kê tại Tịa

Kinh tế Đà Nẵng thì nhận thấy rằng hầu hết các tranh chấp được đưa ra đều là tranh chấp liên quan đến HĐTD ngân hàng. Cụ thể trong thời gian từ năm 2007 đến 2009 số lượng tranh chấp HĐTD khơng ngừng gia tăng: năm 2007 tại tịa Kinh tế tòa án Nhân dân Đà Nẵng trong số 219 vụ tranh chấp hợp đồng thụ lý thì có tới 100 vụ

tranh chấp HĐTD (chiếm 45,66%), năm 2008 có 129 vụ tranh chấp HĐTD trong tổng số 168 vụ tranh chấp hợp đồng (chiếm 76,78%), năm 2009 thụ lý 383 vụ tranh chấp trong đó có 353 vụ tranh chấp HĐTD (chiếm 92,16%). Cũng trong thời gian 3

năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng năm 2010 Tòa Kinh tế đã thụ lý 672 đơn khởi

kiện về tranh chấp HĐTD48.

Tại tòa Kinh tế - TAND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trong giai đoạn từ năm 2005

đến tháng 4 năm 2010 số án tranh chấp HĐTD là 127 vụ trong tổng số 672 vụ án

mà tòa thụ lý (chiếm 18,9%). Điều đáng lưu ý khi xem xét số liệu thống kê tranh chấp tại tòa Kinh tế Bà Rịa- Vũng Tàu là việc tranh chấp HĐTD tăng đột biến vào thời gian gần đây. Nếu như từ năm 2005 đến 2007 tòa chỉ thụ lý và giải quyết có 6 vụ án thì con số này là 14 vụ vào năm 2008, 69 vụ vào năm 2009 và 4 tháng đầu

năm 2010 đã thụ lý đến 38 vụ49.

47

Số liệu thống kê do TAND TP.HCM cung cấp.

48

Số liệu thống kê do tòa Kinh tế TAND Đà Nẵng cung cấp.

49

Tình hình thụ lý và giải quyết tranh chấp HĐTD thời gian qua đã cho thấy tranh chấp HĐTD đã và đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số vụ án đã thụ lý và giải quyết tại các tòa kinh tế. Số lượng này cũng không ngừng gia tăng mạnh từ cuối năm 2008 đến nay khiến cho việc giải quyết gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung, hầu hết trong các tranh chấp HĐTD tại các tòa án, nguyên đơn đều là các ngân

hàng. Điều này cũng phù hợp với thực tế, bởi khi khách hàng phát sinh tranh chấp với ngân hàng thì cơ chế giải quyết khiếu nại được các ngân hàng thực hiện rất tốt, hạn chế tối đa việc khách hàng khởi kiện làm ảnh hưởng đến uy tín của các ngân

hàng. Nội dung mà ngân hàng khởi kiện chủ yếu liên quan đến vấn đề vi phạm nghĩa vụ hồn trả nợ gốc và lãi, u cầu Tịa án xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Số lượng đơn khởi kiện được đưa tới các tòa án là khá lớn nhưng do nhiều lý do mà số lượng tranh chấp tồn đọng cũng nhiều (TP.HCM là nơi có số lượng án tồn

đọng lớn nhất cả nước). Tính chất phức tạp của những tranh chấp HĐTD cũng là

nguyên nhân khiến việc giải quyết tranh chấp kéo dài và tốn kém. Chẳng hạn như việc, khi bên ngân hàng đưa yêu cầu giải quyết tranh chấp, thường thì đó là tranh chấp từ việc vi phạm nhiều HĐTD khác nhau với tổng số dư nợ vốn mang giá trị rất lớn, tranh chấp phát sinh liên quan đến rất nhiều người là chủ sở hữu các tài sản thế chấp (Tranh chấp về yêu cầu hoàn trả vốn và lãi trong 6 HĐTD giữa nguyên đơn là ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long với bị đơn là công ty xây dựng giao thơng Sài Gịn với tổng giá trị tranh chấp là 14.194.899.120 đồng50), vì thế mà việc triệu tập các đương sự trong quá trình giải quyết gặp vơ vàn khó khăn. Hay như

đang trong q trình giải quyết tranh chấp thì bị đơn bị chết, phát sinh việc xác định người thừa kế của bị đơn; bị đơn đang phải chấp hành án phạt tù nên trong quá trình

giải quyết việc triệu tập, xác minh rất phức tạp51.

Qua xem xét tình hình thụ lý đơn kiện cho thấy tình hình tranh chấp HĐTD lớn hơn nhiều số lượng mà các tòa án đã thống kê, điều này xuất phát từ lý do có những tranh chấp mặc dù đã được đưa ra tòa yêu cầu giải quyết nhưng do không

đáp ứng những điều kiện cụ thể nên đã bị trả lại. Đó có thể là từ việc nguyên đơn

ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ tạm ứng án phí52 hay khơng đúng thẩm quyền

giải quyết của tịa án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng nhìn vào thực trạng giải quyết tranh chấp tại một số tòa án lớn, có thể thấy rằng phương thức chủ yếu mà các bên trong tranh chấp lựa chọn để giải quyết

50

Bản án số 636/2006/KDTM-ST ngày 13/12/2006 của TAND Thành Phố Hồ Chí Minh.

51

Bản án số 38/2009/KDTM-ST ngày 17/9/2009 của TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

52

Ngày 31/12/2009 tòa Kinh tế Đà Nẵng trả đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp HĐTD giữa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Ơng Ích Khiêm với ơng Nguyễn Kim Thạch.

khi tranh chấp đã được thụ lý tại tịa đó là hòa giải. Đặc biệt ở Tòa Kinh tế Đà Nẵng, những tranh chấp được giải quyết dưới hình thức hịa giải chiếm đại đa số. Trong số 582 vụ tranh chấp HĐTD được thụ lý 2007-2009 thì đã hịa giải tới 411 vụ, chiếm tỷ lệ là 71%. Trong 3 tháng đầu năm 2010 tòa án đã thụ lý 90 vụ và giải quyết 63 vụ tranh chấp bằng con đường hòa giải. Tại Tòa Kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong tổng số 107 án tranh chấp HĐTD được giải quyết từ 2005 đến nay thì hịa giải cũng chiếm tới 79 vụ (chiếm 74%). Điều này cho thấy hình thức giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải đang ngày càng phổ biến và mang nhiều

ưu điểm, được các bên tôn trọng áp dụng khi có tranh chấp xảy ra. Con đường giải

quyết bằng hòa giải đã giảm bớt những gánh nặng chi phí cho các bên: chi phí theo

đuổi vụ kiện, án phí, bên vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì được ngân hàng xem xét giảm

mức lãi suất so với lãi suất đã thỏa thuận trong HĐTD… Chính vì vậy, bản thân Tịa án cũng rất khuyến khích và tạo điều kiện để các bên tiến hành giải quyết tranh chấp theo cách thức này.

Nhìn chung qua thực tiễn tại các Tịa án, những tranh chấp về vấn đề lãi suất phải chiếm tỷ lệ lớn và những tranh chấp này chủ yếu xoay quanh vấn đề về cách tính lãi suất quá hạn, đề nghị giảm lãi của khách hàng nhưng không được các ngân hàng chấp nhận, lãi suất vượt quá giới hạn mà pháp luật quy định…Nhưng xuất phát từ những vướng mắc về lãi suất trong những vấn đề pháp lý và tính quan trọng của nó mà việc tìm hiểu, đánh giá về thực trạng thụ lý và giải quyết những tranh chấp về lãi suất được tác giả quan tâm đến.

Một phần của tài liệu Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng về lãi suất tại tòa án (Trang 35 - 37)